Các ca sĩ tự quay clip thấy ma là ai?

Sau Đệ nhị Thế chiến, Winston Churchill nói ông đã có một trải nghiệm kỳ lạ trong chuyến thăm Nhà Trắng.

Sau khi ngâm mình trong bồn tắm, hút xì gà và nhâm nhi một ly whisky Scotch, ông bước qua căn phòng ngủ kế bên.

Tại đây, ông bắt gặp hồn ma của Tổng thống Abraham Lincoln.

Không chút bối rối dù đang trần như nhộng, ông nói: “Xin chào buổi tối, Ngài Tổng thống. Có vẻ như ngài đã bắt gặp tôi vào một thời điểm không thuận tiện”.

Linh hồn này đã mỉm cười và biến mất.

Câu chuyện trên đưa Churchill vào danh sách những người tin vào hiện tượng siêu nhiên.

Alan Turing, một nhà khoa học máy tính người Anh, tin vào ngoại cảm, trong lúc nhà viết truyện trinh thám Arthur Conan Doyle từng đối thoại với ma.

Cả ba người đàn ông này đều là những người sắc sảo, thông minh, tuy nhiên họ vẫn tin vào điều tưởng như không có thật.

Thế nhưng họ không phải là thiểu số: Các khảo sát gần đây cho thấy 3/4 người Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên và gần 1/5 nói họ từng nhìn thấy ma.

Nhiều nhà tâm lý học đã bị lôi cuốn trước sự mê tín này và tìm cách lý giải chúng.

Một số hiện tượng siêu nhiên bắt nguồn từ các khuyết điểm trong não.

Nhiều người nói họ đã nhìn thấy các vật thể vô hình di chuyển trong không trung. Tuy nhiên qua xét nghiệm, những người này đều bị tổn thương vùng xử lý hình ảnh trong não.

Một số dạng của bệnh động kinh có thể khiến người ta có cảm giác như ai đó đang bám theo mình trong bóng tối.

Trong vài trường hợp khác, những ảo giác về hình ảnh có thể đánh lừa não bộ và tạo hiện tượng siêu nhiên.

Ví dụ như một bác sỹ trẻ người Ý thuật lại khi thức dậy vào buổi sáng, ông nhìn vào gương và chợt thấy một ông già đang nhìn lại mình.

Qua nghiên cứu, vị bác sỹ này nhận ra ảo giác này là điều thường thấy khi bạn nhìn vào hình phản chiếu của mình trong môi trường không có đủ ánh sáng.

Bộ não khi đó không có đủ thông tin để khắc hoạ toàn bộ nét mặt của bạn và vì vậy, nó tìm cách tự điền các chi tiết khiếm khuyết, dù những chi tiết này không đúng với thực tế.

Như vậy, khi sự mệt mỏi kết hợp với những yếu tố như chất kích thích, chất cồn hay ánh sáng có thể dẫn đến những hiện tượng siêu nhiên như trong trường hợp của Churchill.

Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghi rằng niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên được sử dụng như là tấm khiên bảo vệ con người khỏi sự thật nghiệt ngã trong cuộc sống.

Khi những điều bất hạnh xảy ra, như chết chóc, thiên tai hay thất nghiệp, não bộ chúng ta thường lùng sục khắp nơi để tìm kiếm câu trả lời.

“Nếu điều đó không tìm đến chúng ta, thì chúng ta cũng tự tìm đến nó bằng cách nối những kết cấu quanh mình, cho dù chúng không tồn tại”, Jennifer Whitson, từ Đại hoc Texas, nói.

Thuyết nhân dạng cũng là một trong những cách mà não bộ của chúng ta xử lý một sự kiện, Adam Waytz, từ Đại học Northwwestern ở Illinois, nói.

Ví dụ như khi chúng ta nghĩ rằng một thần linh nào đó đang gây ra bão tố, hoặc bệnh dịch, thay vì thừa nhận rằng chúng ta không thể kiểm soát điều đó. Hoặc khi một nhánh cây đập vào cửa sổ, bạn nghĩ rằng một linh hồn nào đó đang gọi mình.

“Chúng ta tin vào ma quỷ, vì chúng ta không muốn nghĩ rằng vũ trụ là sự kết hợp của những điều ngẫu nhiên”, Waytz nói.

Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát cuộc đời mình.

Nhà nghiên cứu Tapani Riekki, từ Đại học Helsinki ở Phần Lan, gần đã thực hiện một số thử nghiệm, trong đó yêu cầu người tình nguyện xem các hình ảnh động, trong lúc dùng máy quét theo dõi hoạt động trong não của họ.

Ông phát hiện ra những người tin vào hiện tượng siêu nhiên thường cho rằng có một mục đích và ý nghĩa nào đó đằng sau chuyển động của các vật thể.

Điều này thể hiện qua sự hoạt động mạnh mẽ hơn trong vùng của não bộ chịu trách nhiệm đặt giả thiết và lý giải các sự kiện xung quanh.

Ông Riekki cũng nhận thấy những người tin vào hiện tương siêu nhiên thường nhìn thấy những khuôn mặt ẩn đằng sau những bức ảnh bình thường.

Bên cạnh đó, Riekki còn chỉ ra rằng những người mê tín thường khó gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực hơn những người khác.

Một nghiên cứu khác thì nói họ thường tự tin vào quyết định của mình, dù chúng dựa trên những thông tin mơ hồ.

Nghiên cứu của Whitson cho thấy rất dễ để tin vào những hiện tượng kỳ lạ khi chúng ta cảm thấy lạc lõng.

Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây của bà chỉ ra rằng ngay cả khi một hy vọng tích cực nào đó cũng có thể hướng con người đến niềm tin vào những điều siêu nhiên.

Bà cho rằng hy vọng đôi lúc cũng chỉ là điều không chắc chắn và nó khiến bạn đặt nghi vấn về tương lai. Trong khi đó, những cảm xúc như giận dữ lại khiến bạn chắc chắn về sự đúng đắn của mình.

“Rất dễ để nghĩ rằng bạn là người có đầy đủ lý trí. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng vào một lúc nào đó, chúng ta sẽ phạm phải những lỗi lầm khiến chúng ta cảm thấy như mình không hoàn toàn kiểm soát cuộc đời mình,” Whitson nói.

“Chúng ta cần sẵn sàng để xem xét mọi giả định một cách thấu đáo hơn”.

Churchill, Turing hay Conan Doyle cho chúng ta thấy rằng ngay cả những khối óc xuất chúng đôi lúc cũng tin vào những điều viển vông.

Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future

MV mới của Sơn Tùng M-TP ‘xôn xao Việt Nam, có mang tính đầu độc’?

Nguồn hình ảnh, Sơn Tùng M-TP

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh trong bài hát mới của Sơn Tùng M-TP

Tối 28/4, MV There's no one at all [Không có ai cả] của ca sĩ Sơn Tùng M-TP được đăng tải trên YouTube đã gặp phải rất nhiều phản đối từ phía người hâm mộ lẫn phụ huynh học sinh.

Bài hát Sơn Tùng M-TP vừa ra, bị phản đối, có thể phải gỡ

Video nhạc này của ca sĩ bị nhiều người cho là mang nội dung cổ suý nạn tự tử trong giới trẻ, nên bị chỉ trích.

Trong MV, Sơn Tùng vào vai một người Việt trẻ sống trên đất Mỹ. Ở cảnh mở màn, anh ngồi vắt vẻo trên một chiếc xe rác đang chạy khiến tôi chợt nhớ đến một cảnh ở cuối bộ phim gangster noir kinh điển "Once Upon A Time in America" [Nước Mỹ một thời]. Nhân vật trong bộ phim nhảy vào xe rác tự tử và bị cỗ máy nghiền nát. Đây là một trong những phân cảnh gây ám ảnh nhất của bộ phim về sự đen tối của giới tội phạm Mỹ những năm 30.

Quảng cáo

Phải chăng Sơn Tùng muốn mượn hình ảnh đen tối này để diễn tả hình ảnh nhân vật của mình trong MV, một cậu bé mồ côi bị bỏ rơi bên ngoài một nhà thờ, lớn lên trở thành kẻ lang thang, phá phách, ngổ ngáo và bất cần. Màu sắc chủ đạo của MV là tông màu tối, các cảnh quay được đặt vào ban đêm.

Song, vài giây cuối của MV mới là những khoảnh khắc khiến khán giả sốc nhất với cảnh nhân vật đứng trên một toà nhà bỏ hoang, khuôn mặt vô hồn, nước mắt lăn trên má, rồi nhảy xuống từ toà nhà…

Nguồn hình ảnh, Sơn Tùng M-TP

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh trong bài hát mới của Sơn Tùng M-TP

Ý kiến trái chiều của khán giả ở Hà Nội

Trong bối cảnh gần đây có nhiều vụ tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên liên tiếp xảy ra tại các tỉnh thành, MV này được phát hành đang gây bất bình cho dư luận nói chung và nhiều bậc phụ huynh nói riêng.

Chị Nguyễn Cẩm Chi tâm sự: "Là một người mẹ, cùng đồng hành với con trong những lo lắng hàng ngày, thay đổi do tâm lý, lứa tuổi, tôi hiểu và hoàn toàn hiểu sự bức bối, muốn lên tiếng của tuổi 15-16. Như một lẽ thường, khi có bức bối cần được "xả" ra, và thậm chí nổi loạn một chút cũng không sao. Có điều nếu không có sự chia sẻ, sự nổi loạn đi quá xa, thì sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường."

"Tự tử là một thứ lây lan. Ai cũng bức xúc, ai cũng cảm thấy cô đơn. Ai cũng muốn thoát ra. Ai cũng nghĩ rằng mình vô tội. Có điều, học cách thoát ra từ những người lựa chọn cách tự kết liễu cuộc sống của mình trước khi biết rằng rồi sẽ có thể vượt qua được, là điều đáng tiếc nhất."

"Tôi vẫn hay nói với con tôi rằng: bất đồng sao cũng giải quyết được hết nếu còn sống. Nên tôi cảm thấy quá sợ hãi thậm chí hơn cả sợ hãi khi thấy lan tràn một clip với thông điệp u ám, và cảnh kết là thả mình rơi tự do. Chưa nói đến cả vài phút xem clip đã mang tâm trạng u ám thế nào, thì sự lôi kéo này thật sự đáng sợ."

"Chúng ta hít thở cũng cần chọn chỗ trong lành, nữa là cho não của mình hít thở. Ai cũng chỉ sống có một lần, nên cần sống tích cực, và tích cực nhất bây giờ là loại bỏ những nhân tố, những thứ văn hoá phẩm độc hại thế này."

Bạn Phan Hạ Vy, một học sinh THPT tại Hà Nội lại có một cái nhìn thoáng hơn về MV này:

"Mỗi MV hướng đến một đối tượng riêng. Cảnh này có lẽ là một bước đi táo bạo của ca sĩ khi chọn cho nhân vật của mình cách kết thúc như vậy. Trong phim ảnh thì những cảnh tự tử không phải là mới, tuy gây tranh cãi nhưng đây cũng là một cách nhìn nhận khác biệt. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ ca sĩ không hề dán nhãn giới hạn tuổi hoặc khuyến cáo trong khi anh là ca sĩ có sức ảnh hưởng đến giới trẻ."

Tranh cãi

Trên trang cá nhân đạo diễn Huỳnh Phước Sang đã có những chia sẻ về MV của Sơn Tùng. Theo đó, vị đạo diễn khẳng định Sơn Tùng đã biết trước được việc ra MV sẽ bị nhiều người phản đối, nhưng nam ca sĩ đã dũng cảm ra MV như một lời nhắc nhở với phụ huynh hãy quan tâm đến những đứa con của mình.

Ông viết: "Chắc chắn MV mới của Sơn Tùng sẽ bị một làn sóng phản đối kinh khủng, có thể sẽ bị cấm, tôi nghĩ anh ta đã thừa biết điều đó. MV mô tả về 1 đứa bé bị bỏ rơi trước nhà thờ, được nhận nuôi lớn lên có lẽ trong một gia đình giàu có vì nhìn sạch sẽ sáng sủa và ăn mặc đúng điệu! Nhưng chống đối, phá phách, cô đơn, bế tắc rồi tự tử..!"

"Đương nhiên thoạt nhìn ai cũng thấy sự nguy hiểm của MV này, vì dễ tác động đến lớp trẻ, sẽ có những tư duy và hành động tiêu cực. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, đây chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh, một tiếng thét vang cầu cứu thay cho nhiều, rất nhiều đứa trẻ tương tự."

"Người Lớn luôn bận Tiền Tài Danh Vọng, luôn bận với Chứng Khoán Xanh Đỏ, luôn bận với Chiến Tranh Nga U, luôn bận với Địa Ốc lên xuống, luôn bận với Khởi Nghiệp Triệu Đô... mà những tiếng khóc, tiếng gào la của những đứa trẻ bị lãng quên, hoặc những đứa trẻ bị bóp nghẹt tham vọng của cha mẹ nó, những tiếng thét trở nên vô vọng."

Nhưng cây bút Bạch Hoàn bức xúc: "Theo tôi, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nên yêu cầu ca sĩ Sơn Tùng gỡ ngay MV ca nhạc nói trên khỏi các kênh trên internet. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần yêu cầu các cơ quan truyền thông gỡ mv ca nhạc này trên các báo nếu đã đăng tải. Đó là việc phải làm để bảo vệ những đứa trẻ của chúng ta."

Trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Lưu Đình Phúc - cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử [Bộ Thông tin và truyền thông] - cho biết cục đã gửi yêu cầu cho Google ngăn chặn MV này.

Cho đến đầu giờ chiều nay 29/4, cộng đồng mạng vẫn mở được những trang có lời bài hát "There is no one at all" bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Nhưng đến chiều tối cùng ngày, nội dung bài hát được dịch ra tiếng Việt trên nhiều trang mạng đã bị gỡ bỏ. Chưa rõ đây việc gỡ bỏ lời hát bài này đã xảy ra trên mọi trang mạng tiếng Việt hay không.

Được biết, trước khi đó khoảng một tuần, ca sĩ Sơn Tùng đã có động tác 'nhá hàng' cho MV này. Khi ấy, anh đổi hình ảnh đại diện của mình trên các tài khoản mạng xã hội sang một màn hình đen tang tóc.

Điều này khiến có người hâm mộ nhầm tưởng gia đình ca sĩ có người mới qua đời. Hàng ngàn lời chia buồn được gửi tới nam ca sĩ trong suốt thời gian qua.

Khi MV được phát hành trên nền tảng YouTube, người hâm mộ mới hiểu ra ẩn ý của nam ca sĩ vài ngày trước đó. Trên mạng xã hội, có nhiều đồn đoán giải thích cho mục đích của Sơn Tùng rằng ca sĩ cố tình tung clip gây xôn xao dư luận xã hội, thu hút chú ý của báo giới nhằm quảng bá cho MV.

Nhưng bất kể mục đích là gì thì theo thiển ý, việc một người nổi tiếng truyền tải một thông điệp tiêu cực mang tính chất đầu độc tâm lý giới trẻ mà mình là thần tượng là điều không thể và sẽ khó được xã hội tha thứ.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Video liên quan

Chủ Đề