Các bài tập về phép nhân hóa lớp 6

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ nhân hóa – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ nhân hóa

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là nhân hoá ?

Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Khi gọi tả sự vật, người ta thường gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.

Ví dụ :

Cây dừa

Sải tay Bơi

Ngọn mùng tơi Nhảy múa.

[Trần Đăng Khoa]

2. Các kiểu nhân hoá

Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây :

+ Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người.

Ví dụ : Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

[Tô Hoài]

+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ :

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến                                            \

Hành quân

Đầy đường. 

[Trần Đăng Khoa]

+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của thiên nhiên.

Ví dụ :

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

[Trần Đăng Khoa]

+ Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người.

Ví dụ :

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất ?

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt trên vai ?

[Ca dao]

– Em hỏi cây kơ nia

Gió mày thổi về đâu

Về phương mặt trời mọc…

[.Bóng cây kơ nia]

3. Tác dụng của nhân hoá

Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ yật, cây cối, con vật gần gũi với con người hơn.

Ví dụ :

Bác Giun đào đất suốt ngày

Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.

[Trần Đăng Khoa]

II. – BÀI TẬP

1.

a] Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.

b] Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ga dao vừa tìm.

2.

Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?

3.

Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam [Ngữ văn 6, tập hai].

4.

Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hoá?

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng

Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy [Ngữ văn 6, tập hai].

6.

Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép nhân hoá.

7.

Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:

Song còn bao nỗi chua cay

Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh

Cũng loài hổ báo, ruồi xanh

Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn giải bài tập phần nhân hóa – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Related

Tags:Biện pháp tu từ nhân hóa · Ngữ Văn 6 nâng cao

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Nhân hóa - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Nhân hóa vừa có chức năng nhận thức, vừa có chức năng biểu cảm, có khi nhân hoa dùng để làm phương tiện, cái cớ để con người dãi bày, tâm sự.

- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

   + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

   + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

   + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Bài 1: Hãy tìm phép nhân hóa trong đoạn văn sau và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi,tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân,rung lên rung xuống hai chiếc râu.Cho ra kiểu cách con nhà võ.Tôi tợn lắm.Dám cà khịa với tất cả mọi người bà con trong xóm.Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn,không ai đáp lại.Bởi vì quanh quẩn,ai cũng quen thuộc mình cả.Không nói,có lẽ họ nể hơn là sợ.Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.

            [Dế mèn phiêu lưu kí]

Gợi ý:

- Chú ý đến các từ ngữ vốn dùng để chỉ hoạt động, tính chất của người: oai vệ, làm điệu, kiểu cách con nhà võ, cà khịa, bà con trong xóm, to tiếng, ai cũng nhịn, ai đáp lại, ai, quen thuộc, họ nể, tưởng, không ai dám ho he.

- Các từ trên thuộc kiểu nhân hóa dùng dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất,...của người để miêu tả, hô gọi vật.

Bài 2: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau?

a.

Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gác

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước

            [Ngọn đèn đứng gác]

b. Mẹ hỏi cây Kơ – mia:

-Rễ mày uống nước đâu?

-Uống nước nguồn miền Bắc

            [Bóng cây Kơ – nia]

Gợi ý:

Chú ý tìm những từ ngừ vốn dùng để mọi người xưng hô, trò chuyện với nhau, những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người được các tác giả dùng để gọi hoặc tả các vật vô tri vô giác.

a.đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước.

b.hỏi cây Kơ – nia, uống nước.

Bài 3:Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?

a] Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : […].

            [Tô Hoài]

b] Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. […] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại […] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

            [Khái Hưng]

c] Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

            [Thép Mới]

Gợi ý:

a. chị [cách gọi dùng cho người], nghe, không hiểu, muốn, định thần, trợn tròn mắt, lò dò, hỏi,...

b. linh hồn, tâm tình, cảm giác, nhẹ nhàng, khoan khóa, đùa bỡn, múa may, thầm bảo, sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, muốn, âu yếm, mơn trớn.

c.chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hy sinh, bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

Thuộc kiểu nhân hóa vốn dùng những từ để chỉ các hoạt động, đặc điểm, tính chất,...của người dùng cho con vật, chiếc lá, cây tre.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề