Caác loại hàng hóa được miễn thuế tại hàn quốc

Theo Bộ Tài chính, do thay đổi Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN [AHTN] từ phiên bản 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bao gồm 30 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng tập trung ở các nhóm hàng: Chế phẩm ngũ cốc [Chương 19], sơn - véc ni [Chương 32], plastic và sản phẩm bằng plastic [Chương 39], giấy bìa [Chương 48], quần áo [Chương 62], sắt thép [Chương 72], sản phẩm bằng sắt, thép [Chương 73], máy điện, thiết bị điện [Chương 85], bộ phận xe [Chương 87], nhà lắp ghép [Chương 94]. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Hiệp định, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện [Chi tiết tại Phụ lục 2 về nguyên tắc và kết quả chuyển đổi Biểu thuế VKFTA từ AHTN 2017 - AHTN 2022].

Thuế suất VKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Theo lộ trình cam kết, thuế suất trung bình của biểu thuế VKFTA giai đoạn giai đoạn 2022-2029 là 3,78%. Về tổng thể, Biểu thuế VKFTA gồm 11.449 dòng thuế với 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 26 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 333 dòng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 6 giai đoạn: [i] Từ 01/12/2022 đến 31/12/2022; [ii] Từ 01/01/2023 đến 31/12/2023; [iii] Từ 01/01/2024 đến 31/12/2024; [iv] Từ 01/01/2025 đến 31/12/2025; [v] Từ 01/01/2026 đến 31/12/2026; [vi] Từ 01/01/2027 đến 31/12/2027.

Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, tỷ lệ số dòng thuế thuộc danh mục xóa bỏ cam kết theo AHTN 2022 tăng hơn so với AHTN 2017, trong khi số dòng có thuế giảm đi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VKFTA theo AHTN 2017/2022 được chi tiết sau đây:

Danh mục

AHTN 2022

AHTN 2017

Số dòng thuế

% biểu

% biểu

% biểu

Xóa bỏ thuế [tại năm cuối thực hiện danh mục AHTN]

9698

84,7%

9130

84,2%

Cắt giảm thuế

1487

13,0%

1487

13,7%

Không cam kết

0

0,0%

0

0,0%

CKD

264

2,3%

230

2,1%

Tổng

11449

100%

10847

100%

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cam kết, thuế suất VKFTA được cắt giảm dần qua các năm như sau: 3,82% [từ 01/12/2022 đến 31/12/2022]; 3,8% [từ 01/01/2023 đến 31/12/2023]; 3,78% [từ 01/01/2024 đến 31/12/2024]; 3,78% [từ 01/01/2025 đến 31/12/2025]; 3,78% [từ 01/01/2026 đến 31/12/2026]; 3,78% [từ 01/01/2027 đến 31/12/2027].

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 201/2015/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc [VKFTA] giai đoạn 2015-2018.

Nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc, trong đó có nguyên liệu dệt may sẽ được giảm thuế

Theo Thông tư này, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi VKFTA phải đáp ứng 4 điều kiện cơ bản gồm: thuộc Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc; có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa KV [viết tắt là C/O KV] theo quy định của Bộ Công Thương.

Hàng hóa từ khu phi thuế quan [kể cả hàng gia công] nhập khẩu vào thị trường trong nước để được áp dụng thuế suất VKFTA phải thuộc Biểu thuế VKFTA và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương [C/O VK].

Hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên [hàng hóa GIC] tái nhập khẩu về Hàn Quốc rồi xuất khẩu sang Việt Nam cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nếu thuộc mặt hàng có ký hiệu GIC trong Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu và vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với hàng hóa đặc biệt trong VKFTA; có C/O KV in dòng chữ “Article 3.5” tại ô số 8 do cơ quan Hải quan Hàn Quốc cấp.

Những thuế suất ưu đãi trong Biểu thuế này được chính thức thực hiện từ ngày 20/12/2015.

Việt Nam cũng cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.

Ở chiều ngược lại, VKFTA có hiệu lực, Hàn Quốc chính thức mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế [chiếm 95,4% tổng Biểu thuế].

Đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...

Một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện VKFTA.

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến [thuế suất khoảng 30% đến 50%]; một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... [thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc].

Các sản phẩm dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm.

Các mặt hàng tiêu dùng [mỹ phẩm], đồ điện gia dụng [máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...], cũng sẽ được cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 7 đến 10 năm.

Chủ Đề