Ca sĩ khánh ngọc opera là ai?

Phạm Khánh Ngọc –  Á Quân Cuộc thi thanh nhạc SLO – Asean Vocal Competition năm 2016 tại Singapore, bằng giọng hát nổi trội, kỹ thuật và sức biểu cảm tốt, Phạm Khánh Ngọc – giọng ca opera sáng giá của Việt Nam đã vượt qua 42 đối thủ mạnh đến từ Singapore, Philippines, Thái Lan… đoạt giải Nhì ở bảng thi chuyên nghiệp.

Với truyền thống gia đình có mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Khánh Ngọc được học piano từ nhỏ, ban đầu chỉ với mục đích giải trí để bớt căng thẳng sau giờ học, nhưng với niềm đam mê như “thấm vào trong máu”, từng giai điệu, lời hát của các ca khúc truyền thống cách mạng, nhạc cổ điển đã đi vào trái tim của Ngọc. Khánh Ngọc quyết định chọn dòng nhạc này để theo đuổi dù đây là dòng nhạc rất kén khán giả, đòi hỏi sự khổ luyện và công sức bỏ ra rất nhiều.

CÔ SINH VIÊN KINH TẾ VỚI NHIỀU THÀNH TÍCH ĐÁNG NỂ

Khi còn là sinh viên Đại học Kinh tế, Ngọc đạt Huy chương vàng đơn ca trong Cuộc thi tiếng hát HSSV và Lực lượng vũ trang năm 2009, Huy chương vàng đơn ca tại Cuôc thi Tiếng hát Sinh viên toàn quốc năm 2010. Ngọc đạt Giải nhất dòng nhạc thính phòng khu vực phía Nam khi tham gia cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2011 và giành giải nhì cuộc thi Tiếng hát truyền hình năm 2013.

KHI ĐAM MÊ PHÁ BỎ MỌI RÀO CẢN

Vì đam mê, Ngọc quyết định học song song cả 02 chương trình, vừa học Đại học Kinh tế, vừa theo chuyên ngành âm nhạc tại Nhạc viên TP. Hồ Chí Minh. Từ những ngày còn là sinh viên, Ngọc tham gia nhiều phong trào ca hát như Liên hoan tiếng hát Sinh viên Toàn quốc, Tiếng hát sinh viên toàn thành…

Năm 2010, Ngọc tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế học chuyên ngành Quản trị kinh tế và là Thủ khoa Trung cấp chuyên ngành Thanh nhạc tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Năm 2014, Ngọc tốt nghiệp Thủ khoa đại học chính quy chuyên ngành biểu diễn thanh nhạc. Năm 2016, Ngọc hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành biểu diễn. Khánh Ngọc là giảng viên âm nhạc thỉnh giảng tại Nhạc viên Thành phố từ năm 2014 đến nay.

Sau thời gian ngắn là diễn viên Đoàn văn công Quân khu 7, Khánh Ngọc đầu quân về Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh. Các diễn đàn nhạc cổ điển nhắc tới Phạm Khánh Ngọc đầy ưu ái như một soprano [nữ cao] triển vọng nhất hiện nay, có sắc vóc và tiềm năng tốt.

HÃY SỐNG TRỌN VẸN VỚI ĐAM MÊ CỦA MÌNH 

[Truyền cảm hứng kiểu khi bạn có đam mê thì bạn sẽ có thể làm được…]


*Khen thưởng:
* Năm 2017:
– Giải Nhất cuộc thi Hát thính phòng – cổ điển TP. Hồ Chí Minh.
– Tham gia biểu diễn các chương trình, lễ kỷ niệm lớn của Thành phố.
– Tham gia biểu diễn chương trình tổ khúc nghệ thuật Đại hội Đoàn Thành phố lần X, nhiệm kỳ 2017 – 2022.
* Năm 2016:
– Giải nhì cuộc thi thanh nhạc quốc tế SLO – Asean Vocal Competition năm 2016 tại Singapore.
– Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2016; tích cực tham gia các hoạt động Đoàn tại đơn vị.
* Năm 2015:
– 1 huy chương vàng loại đơn ca và 1 huy chương vàng tốp ca tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015.
* Các năm khác:
– Huy chương Bạc đơn ca trong Hội diễn chuyên nghiệp toàn quân năm 2014.
– Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 các năm 2014, 2015.
– Giải Nhì tiếng hát Truyền hình TP. Hồ Chí Minh năm 2013.
– Huy hiệu “Chiến sỹ Trường Sa” năm 2012; biểu diễn phục vụ tại nhà giàn DK1 và quần đảo Trường Sa năm 2012; biểu diễn phục vụ quân và dân 9 tỉnh miền Đông Nam bộ trong các năm từ 2012 – 2015.
– Giải nhất “Sao Mai điểm hẹn” dòng nhạc thính phòng khu vực phía Nam năm 2011
– Huy chương vàng đơn ca tại Cuôc thi Tiếng hát Sinh viên toàn quốc năm 2010.
– Huy chương vàng đơn ca trong Cuộc thi tiếng hát HSSV và Lực lượng vũ trang năm 2009

Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu dành cho các nghệ sĩ thính phòng sau 10 năm im hơi lặng tiếng đã quay trở lại tại Phòng hòa nhạc Lớn của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với nhiều đổi mới. Cuộc thi phần nào cho thấy sự lớn mạnh của lực lượng nghệ sĩ đang theo đuổi dòng nhạc thính phòng.

Khánh Ngọc và Tố Loan nắm chặt tay nhau trong thời khắc công bố giải thưởng Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Âm nhạc thính phòng dù còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước phát triển ở những trung tâm như TP.HCM, Hà Nội. Cuộc thi diễn ra trong 5 ngày, với 2 vòng thi, 13 buổi trình diễn. Đêm diễn báo cáo những tiết mục xuất sắc nhất và trao giải tại Học viện Âm nhạc Quốc gia đông chật khán giả với những tràng vỗ tay vang dội dành cho những tài năng hàng đầu Việt Nam hiện nay trong dòng thính phòng. Cuộc thi thu hút gần 170 thí sinh trên cả nước về tranh tài ở 4 bộ môn Thanh nhạc, Độc tấu Piano, Violin và Hoà tấu. Việc bổ sung môn Hát Thính phòng- Nhạc kịch Thanh khiến cuộc thi thu hút nhiều thí sinh và khán giả hơn. Đặc biệt, năm nay bên cạnh các chuyên gia đầu ngành trong nước, cuộc thi mời cả các giám khảo đến từ Hungary, Pháp và Nga cùng tham gia các hội đồng phần nào thể hiện sự hội nhập của Việt Nam trong dòng nhạc kinh điển phương Tây.  Bộ môn Violon thu hút 17 thí sinh tham gia, số lượng tuy ít, nhưng đều đảm bảo tính chuyên nghiệp, nghiêm túc là đánh giá của đại diện Hội đồng Giám khảo, Trưởng BTC cuộc thi NSND Nguyễn Quang Vinh. Hầu hết các thí sinh trình diễn có chất lượng tương đối cao, một số thực sự là những tài năng trẻ triển vọng, trình diễn có cảm xúc, cá tính. “Tuy nhiên, một số thí sinh khi biểu diễn vẫn bị hạn chế về chất lượng vì yếu tố tâm lý, bị áp lực sân khấu, mất bình tĩnh. Đây là nhược điểm lớn của thí sinh Việt Nam vì ít có cơ hội biểu diễn trước công chúng”, Quyền Cục trưởng Cục NTBD, NSND Nguyễn Quang Vinh nhận định. Với bộ môn Piano, số lượng các thí sinh tham gia đông đảo chiếm tỷ lệ cao và trải đều ở cả ba miền, số lượng các đơn vị tham gia cũng ngoài các nhạc viện còn thu hút được ở các trường nghệ thuật khác. Nhiều tài năng còn rất trẻ đã đạt tới trình độ diễn tấu cao. “Đây cũng chính là tiền đề cho khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc tế nói chung và nghệ thuật piano nói riêng. Chúng ta có cơ sở và triển vọng để có thể đào tạo được người tài cho đất nước,” ông Vinh khẳng định. Bộ môn Hòa tấu thính phòng được coi là một sân chơi hướng tới tất cả các đối tượng nghệ sĩ, giảng viên, sinh viên trong dòng nhạc nhạc giao hưởng thính phòng. Tuy lần này chưa thu hút được nhiều thí sinh tham gia nhưng các nhóm tham dự đều cho thấy trình độ học thuật cũng như kỹ thuật sử dụng nhạc cụ khá cao. Bộ môn này tìm ra 2 giải Ba, một Nhì, không có Nhất.

Ở bộ môn Hát thính phòng- Nhạc kịch, bên cạnh những gương mặt nổi tiếng quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều giọng ca trẻ triển vọng và khá đa dạng. Bộ môn này chia 2 bảng. Bảng A dành cho sinh viên, bảng B- nghệ sĩ. Giải Nhất duy nhất của bảng A thuộc về Nguyễn Đoàn Thảo Ly [Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam]. Tuy nhiên người được giám khảo, NSƯT Đăng Dương cho điểm cao nhất lại là Phạm Phương Khanh- một giọng hát mới 16 tuổi theo học tại Nhạc viện TP.HCM chưa đầy một năm. Thầy của Phương Khanh- NSƯT Tạ Minh Tâm cũng là thành viên BGK năm nay. NSƯT Đăng Dương đánh giá Khanh: “Rất tự tin, tố chất rất tốt, hát đúng kỹ thuật mà vẫn rất nhẹ nhàng, tự nhiên, nghe không mệt mỏi. Bài nào khán giả cũng vỗ tay”. Kết quả cuối cùng, Phương Khanh giành giải Ba. Có ý kiến cho rằng ở độ tuổi còn quá trẻ không nên chấm giải cao, sợ thí sinh bị “khớp” sau này khó phát triển[?]

Phạm Khánh Ngọc thể hiện aria "Estrano... Ah! For se lui... Sempre libera" trích opera La Traviata của G. Verdi trong đêm Gala trao giải cuộc thi Âm nhạc Mùa thu toàn quốc 2019

Khán giả hồi hộp theo dõi kết quả bảng B vì có 2 giọng nữ opera hàng đầu Việt Nam và cũng là hàng đầu khu vực tham dự. Đó là Phạm Khánh Ngọc- giải Nhì cuộc thi hát opera Đông Nam Á lần đầu tiên tổ chức tại Singapore năm 2016. Tố Loan cũng tham gia cuộc này, kỳ sau đó năm 2018 và giành giải Nhất. Tuy nhiên trong khuôn khổ cuộc thi Mùa Thu, Loan lại về Nhì với số điểm khá sít sao 9,72 trong khi điểm của Khánh Ngọc là 9,9. Khánh Ngọc công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch TP.HCM còn Tố Loan- Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, hai đơn vị hàng đầu về opera của cả nước. Cả hai đều có thời gian ngắn tu nghiệp ở nước ngoài. “Trước đây tôi làm việc với Ngọc trong những tác phẩm Việt Nam, bài nước ngoài tôi cũng nghe Ngọc hát vài lần nhưng đến hôm thi vừa rồi, thấy cô ấy có bước thay đổi lớn, thể hiện một quá trình rèn luyện”, giám khảo Đăng Dương nhận xét. “Ngoài rèn luyện, tố chất nghệ sĩ cũng rất quan trọng. Cái đấy không ai dạy được ai. Nó thể hiện qua cảm nhận âm nhạc, cách hát. Loan cũng rất hay, cũng xứng đáng giải Nhất. Hai bạn chỉ chênh nhau một chút về cách hát và xử lý tác phẩm. Ngọc tinh tế. Người trong nghề đều nhận thấy điều đấy”. 

Về điểm số chuyên môn, Nguyễn Quang Tú đứng thứ ba tổng sắp nhưng không có đối thủ cùng giới nên anh nhận giải Nhất Nam Bảng B. Nguyễn Quang Tú hiện là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là thành viên tứ ca nam Dòng Thời Gian chuyên hát thính phòng. Người thầy đầu tiên của anh chính là cha anh - NSND Quang Thọ.

Trị giá các giải thưởng của cuộc thi Âm nhạc Mùa Thu: Nhất 14 triệu, Nhì 10 triệu đồng, Ba 6 triệu đồng, Khuyến khích 3 triệu đồng. Giải đệm piano [cho bộ môn Thanh nhạc và độc tấu Violon] trị giá 6 triệu đồng.

Video liên quan

Chủ Đề