Ca sĩ đoàn chính con trai nhac sĩ đoàn chuẩn là ai?

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 12/2021]

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. [tháng 12/2021]

Đoàn Chuẩn [15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001] là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.

Đoàn ChuẩnThông tin nghệ sĩSinh15 tháng 6 năm 1924
Hải Phòng, Liên bang Đông DươngMất15 tháng 11, 2001[2001-11-15] [77 tuổi]
Hà Nội, Việt NamDòng nhạcTình khúc 1954–1975Nghề nghiệpNhạc sĩCa khúc tiêu biểu"Gởi gió cho mây ngàn bay", "Thu quyến rũ"

Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của nhà tư sản Đoàn Đức Ban [Vạn Vân] - chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám [1945]. Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là "Ánh trăng mùa thu" vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc [đất Chèo].[cần dẫn nguồn]

Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra Từ Linh [? – 1992] không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng.

Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001.

Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Nam Kỳ Việt Nam thời bấy giờ.

Ông đã từng thuê rất nhiều ô để che nắng cho một trong hai chiếc Cadillac ở Việt Nam thời đó khi đi tắm biển ở Hải Phòng, diện tích ô che phủ bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Cách ăn mặc của Đoàn Chuẩn cũng rất cầu kỳ: một ngày ông có thể thay vài bộ quần áo và hàng chục đôi giày; chỉ ăn tôm mới bắt 15 phút trước và đã được bóc nõn quấn mỡ kho.[cần dẫn nguồn]

Đoàn Chuẩn rất đa tình. Ông đã sáng tác tặng một người đẹp của miền Bắc lúc đó sáu bài hát trong khi với vợ mình, ông chỉ viết tặng bà vỏn vẹn hai bài. Thời trẻ, ông đã từng dành ba năm thuê người mỗi ngày mang một bông hồng đến tặng người con gái mà ông yêu.[cần dẫn nguồn]

Về sau, gia cảnh của nhà Đoàn Chuẩn có phần giảm sút nhưng ông vẫn sống rất vui vẻ và hạnh phúc bên vợ mình.[cần dẫn nguồn]

Hiện đã xác định được tổng cộng là 22 ca khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, trong đó các sáng tác của ông thường đề cập nhiều đến mùa thu. Tuy nhiên, ông tự nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác nhạc và cả trong tình yêu.[cần dẫn nguồn] Có rất nhiều ca sĩ trình bày các sáng tác của Đoàn Chuẩn như Ngọc Bảo, Anh Ngọc, Ngọc Long, Mộc Lan, Thái Thanh, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Lệ Thu, Khánh Ly, Mai Hương, Ánh Tuyết, Bằng Kiều, Tùng Dương... Nghệ sĩ Lê Dung đã thổi vào các sáng tác của Đoàn Chuẩn màu sắc của những tác phẩm cổ điển.[cần dẫn nguồn]

1. Ánh trăng mùa thu, 1947 [ca khúc đầu tay]
2. Tình nghệ sĩ, 1947
3. Đường về Việt Bắc, 1948
4. Lá thư, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1952
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp [hay "Dạ lan hương"], 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh [hay "Dang dở"], 1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pensée, 1955
14. Vàng phai mấy lá [hay "Vĩnh biệt" hay "Bài ca bị xé"], 1955
15. Tâm sự, 1956
16. Gửi người em gái miền Nam, 1957
17. Bên cầu, 1962
18. Thuở trâm cài [bút danh Việt Tử; 1965][1]
19. Khuôn mặt em [thơ: Văn Cao], 1987
20. Đường thơm hoa sữa gọi [thơ: Vân Long], 1988
21. Phấn son, 1989
22. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 [ca khúc cuối cùng]

Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hải Phòng quê hương ông, thuộc địa bàn phường Đông Hải 1, quận Hải An.

  1. ^ Con trai Đoàn Chuẩn đệm đàn cho Ánh Tuyết hát "Vĩnh biệt", Dân Trí

  • Về chuyến đi xa của hai nghệ sĩ Lưu trữ 2013-11-09 tại Wayback Machine, Văn Quang
  • Đoàn Chuẩn, công tử Bạc Liêu xứ Bắc, VnExpress.net
  • Bản nhạc mới tìm thấy của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đoàn_Chuẩn&oldid=68417606”

MONTREAL, Canada [NV] – Ca sĩ Đoàn Chính, trưởng nam của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, vừa qua đời lúc 3 giờ 45 phút sáng 10 Tháng Chín, 2019, tại Montreal [Quebec], Canada, hưởng thọ 74 tuổi, theo cáo phó của gia đình.

Ông Đoàn Chính sinh ngày 27 Tháng Tám, 1945, tại Hà Nội, Việt Nam.

Tang lễ được tổ chức tại Alfred Dallaire, 1120 Rue Jean Talon E, Montreal [Quebec] H2R 1V9 vào sáng Thứ Bảy, 21 Tháng Chín. Lễ hỏa táng tổ chức vào Thứ Hai, 23 Tháng Chín.

Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, ca sĩ Đoàn Chính rất nổi tiếng hồi Tết Mậu Thân 1968. Ông cùng ca sĩ Bùi Thiện được “chiêu hồi” rồi hát ngay trên đài Sài Gòn. Cả hai là giáo sư “thanh ca” [voice] ở Nhạc Viện Hà Nội, sau dạy trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Ông Chính định cư ở Montreal từ năm 1975 và vẫn tiếp tục hát.

Theo nhà báo Trần Quốc Bảo, ca sĩ Đoàn Chính có chất giọng trầm ấm, mạnh mẽ; có thể lên giọng nam thật cao [Tenor] hay xuống giọng nam thật thấp [Base] không một chút trở ngại.

Thêm vào đó với kỹ thuật tự tạo bộ phận khuếch âm [loa] ngay trong miệng của mình, Đoàn Chính có thể hát không cần “micro” trong một thính phòng mà tiếng hát vẫn vang vọng không gian.

Làm quen với âm nhạc lúc bắt đầu vào bậc Trung Học [lớp Đệ Thất hay lớp 6], Đoàn Chính theo học ca sĩ Ngọc Bảo. Năm lớp 8, gia nhập Hợp Xướng của đoàn thanh niên Hà Nội.

Sau Hiệp Định Geneve năm 1954, cả gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ở lại để chờ đoàn tụ cùng người anh trai đi theo kháng chiến nên không di cư vào Nam.

Gia đình thuộc loại “Đại tư bản” nên khi Cộng Sản chiếm miền Bắc, tỏ rõ ra bộ mặt thật thì nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng không tránh khỏi số phận, tài sản bị tịch thâu, con cháu bị đày ải, gia đình bị kiểm soát.

Năm 1964, ông Đoàn Chính tốt nghiệp phổ thông nhưng không được tiếp tục học vì lý lịch con nhà tư sản, phải đi lao động kinh tế ở công trường Phú Thọ [miền Bắc].

Cũng tại đây, năm 1966, ông theo học về điện xong, đang tiếp tục làm việc thì nhận giấy báo gọi nhập ngũ năm 1967. Chỉ sau ba tháng học quân sự thì bị đưa vào chiến trường miền Nam.

Trên con đường vượt Trường Sơn vào Nam, dọc đường ngày nghỉ, đêm đi; ông đọc được những tờ truyền đơn do máy bay rải đầy trong rừng nên mới biết miền Nam có chính sách “chiêu hồi,” kêu gọi cán binh, bộ đội Cộng Sản trở về với chính nghĩa Quốc Gia.

Ông đã lượm một tờ và cất kín. Ca sĩ Đoàn Chính đã tìm cho mình con đường sống bằng cách ra đầu thú khi đơn vị được lệnh rút lui trong trận đánh ở khu Hàng Xanh lúc Tết Mậu Thân. Ông được nhận là hồi chánh viên và được đưa về Bộ Chiêu Hồi; nơi cơ hội đã đưa Đoàn Chính trở lại với âm nhạc.

Vận nước đổi thay, khi Việt Cộng tiến chiếm miền Nam năm 1975; tiếp tục cuộc chạy trốn Cộng Sản, gia đình Đoàn Chính may mắn sang tới trại tị nạn Pennsylvania cùng với nhóm đài phát thanh Mẹ Việt Nam, sau đó xin sang trại bên California để đoàn tụ cùng gia đình vợ.

Khi ở đây, thì có phái đoàn Canada kêu gọi định cư. Lúc đó, Canada là một quốc gia trung lập, không căng thẳng với Việt Nam. Nghĩ rằng mình sẽ có điều kiện để liên lạc với gia đình, các anh chị em còn sinh sống ở miền Bắc, và giúp đỡ họ; thêm vào đó, Canada cho người tị nạn cuộc sống tự lập ngay, không lệ thuộc vào các gia đình bảo trợ như điều kiện bên Mỹ khi muốn xuất trại nên ca sĩ Đoàn Chính đã chọn Canada làm quê hương thứ hai.

Ông bà Đoàn Chính và Trần Mộng Hương có ba người con, hai gái, một trai đều đã thành danh ở Canada. [Q.D.]

* Nguồn: Thời Báo Canada [//thoibao.com]

Theo những tin tức vừa loan báo hôm Thứ Ba, ca sĩ Đoàn Chính đã qua đời lúc 3 giờ 45 sáng ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại thành phố Montréal, tỉnh bang Québec, Canada, hưởng thọ 74 tuổi.

* Ảnh: Ca sĩ Đoàn Chính hát Quốc Ca Canada lời Anh & Việt tại Hội Chợ Tết Cộng Đồng Toronto 2018

Ca sĩ Đoàn Chính là con trai trưởng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Người chị cả Phương Mai và người em trai út Đoàn Nghiêm đã qua đời. Những người em của ca sĩ Đoàn Chính còn lại là nhạc sĩ Hạ Uy Cầm Đoàn Đính, Đoàn Liêm và người em gái Phương Nga.

Đoàn Chính sinh năm 1945, học nhạc với ca sĩ Ngọc Bảo ở Hà Nội và có một giọng ca tenor thiên phú. Sau khi bị [nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội] gọi nhập ngũ vào Nam chiến đấu, anh đã quyết định hồi chánh ở Sài Gòn trong Tết Mậu Thân năm 1968. Từ đó, thính giả Miền Nam tự do đã nghe tiếng hát của Đoàn Chính trên các đài phát thanh và truyền hình Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian này, anh cũng dạy âm nhạc tại Đại Học Minh Đức và Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Năm 1972, Đoàn Chính kết hôn với Mộng Hương, ái nữ một người bạn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ở Sài Gòn. Sau 1975, anh chị đã định cư tại Canada cho đến nay.

Những tài liệu mà chúng tôi [Thời Báo] thu thập được về ca sĩ Đoàn Chính:

Sinh sau một người chị, Đoàn Chính là trưởng nam trong gia đình có 6 người con của cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Đoàn Chính sinh ngày 27 tháng 8 năm 1945 tại Hải Phòng, được cha mẹ đưa lên Hà Nội khi đến tuổi đi học. Làm quen với âm nhạc lúc bắt đầu vào bậc Trung Học [lớp đệ thất hay lớp 6], Đoàn Chính theo học ca sĩ Ngọc Bảo. Năm lớp 8, gia nhập ban hợp xướng của đoàn thanh niên Hà Nội. Sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước năm 1954, cả gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ở lại để chờ đoàn tụ cùng người anh trai đi theo kháng chiến nên không di cư vào Nam.

Vì gia đình thuộc loại “đại tư bản” nên khi cộng sản chiếm miền Bắc, tỏ rõ ra bộ mặt thật, thì nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng không tránh khỏi số phận, tài sản bị tịch thâu, con cháu bị đày ải, gia đình bị kiểm soát. Năm 1964, Đoàn Chính tốt nghiệp phổ thông nhưng không được tiếp tục học vì lý lịch con nhà tư sản, phải đi lao động kinh tế ở công trường Phú Thọ miền Bắc. Cũng tại đây, năm 1966, Đoàn Chính theo học về điện xong, đang tiếp tục làm việc thì nhận giấy báo gọi nhập ngũ năm 1967. Chỉ sau 3 tháng học quân sự thì bị đưa vào chiến trường miền Nam [ở Bắc gọi là “đi B”].

Trên con đường vượt Trường Sơn vào Nam, dọc đường ngày nghỉ, đêm đi; Đoàn Chính đọc được những tờ truyền đơn do máy bay rải đầy trong rừng nên mới biết miền Nam có chính sách Chiêu Hồi, kêu gọi cán binh bộ đội cộng sản trở về với chính nghĩa Quốc Gia. [Ngoài Bắc không ai biết gì về chính sách Chiêu Hồi vì Việt Cộng bưng bít tất cả những tin tức từ bên ngoài]. Lượm 1 tờ truyền đơn và cất kín, Đoàn Chính đã tìm cho mình con đường sống bằng cách ra đầu thú khi đơn vị được lịnh rút lui trong trận đánh ở khu Hàng Xanh ngày Tết Mậu Thân.

Trong khi tại Miền Bắc, nhà cầm quyền Việt Cộng không xác nhận chuyện này, tuyên truyền rằng đó chỉ là tin đồn chứ Đoàn Chính vẫn đang chiến đấu trong hàng ngũ, thì đồng bào Miền Nam hân hoan đón mừng Đoàn Chính ra hồi chánh. Anh được nhận là hồi chánh viên và được đưa về Bộ Chiêu Hồi, nơi Đoàn Chính đã có cơ hội đề trở lại với âm nhạc.

[Phóng viên Thời Báo đã từng nghe cuộc phỏng vấn ca sĩ Đoàn Chính của Đài phát thanh Sài Gòn vào năm 1968, sau khi anh hồi chánh. Theo Đoàn Chính thì có hai bản nhạc ở Sài Gòn mà thanh niên Hà Nội lén lút nghe và rất được họ ưa thích là bản Sao Rơi Trên Biển của Nguyễn Vũ, và 1 bản nữa mà chúng tôi đã quên mất tên vì nghe đã quá lâu].

Ngoài việc dạy âm nhạc tại Đại Học Minh Đức và trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, Đoàn Chính còn cộng tác với các chương trình của Đài phát thanh Sài Gòn, Đài Mẹ Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. Do đó, có thể nói người Việt Nam biết đến danh tiếng ca sĩ Đoàn Chính từ sau năm 1968.

Cũng trong những ngày tháng này, Đoàn Chính được một người bạn cũ của thân phụ, đã di cư vào Nam, đến thăm, đưa về nhà chơi để rồi duyên gặp gỡ nảy mầm tình yêu với người con gái của ông cụ. Sau những ngày tháng quen biết, tìm hiểu, năm 1972, Đoàn Chính kết hôn cùng người bạn đời của mình là Mộng Hương.

Vận nước đổi thay, khi Việt Cộng tiến chiếm Miền Nam năm 1975; tiếp tục cuộc chạy trốn cộng sản, gia đình Đoàn Chính may mắn sang tới trại tị nạn Pensylvania cùng với nhóm Đài phát thanh Mẹ Việt Nam, sau đó xin sang trại bên California để đoàn tụ cùng gia đình vợ. Khi ở đây, thì có phái đoàn Canada kêu gọi định cư. Lúc đó, Canada là một quốc gia trung lập, không căng thẳng với Việt Nam. Nghĩ rằng mình sẽ có điều kiện để liên lạc với gia đình, các anh chị em còn sinh sống ở Miền Bắc, và giúp đỡ họ; thêm vào đó, Canada cho người tỵ nạn cuộc sống tự lập ngay, không lệ thuộc vào các gia đình bảo trợ như điều kiện bên Mỹ khi muốn xuất trại, nên ca sĩ Đoàn Chính đã chọn Canada làm quê hương thứ hai.

Vợ chồng Đoàn Chính có 3 người con, 2 gái, 1 trai đều đã thành danh ở Canada. Và năm 1990 gia đình Đoàn Chính đã có cơ hội đón cha mẹ là ông bà Đoàn Chuẩn sang chơi 3 tháng qua giấy xin phép của một người em.

[Ảnh: Ca sĩ Đoàn Chính và thân phụ, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, trong dịp tái ngộ năm 1990]

Như chúng ta cũng biết, mỗi một bản nhạc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là một lá thư gửi cho một người tình, và chỉ có một bài duy nhất mà ông viết cho vợ là bài Đường Về Việt Bắc [thời gian ông phải sống xa cách với vợ và gia đình trong thời chống Pháp]. Xin mời quý thính giả lắng nghe Đường Về Việt Bắc qua tiếng hát của ca sĩ Đoàn Chính.

[Thời Báo, 12/9/2019: Ca Sĩ Đoàn Chính Qua Đời]

* Ca sĩ Đoàn Chính trình bày ca khúc “Anh Ở Đây”  của Thục Vũ [Trung tá Vũ Văn Sâm] và Vũ Đức Nghiêm, viết trong trại tù cải tạo Sơn La. Nhạc sĩ Thục Vũ qua đời ngày 15/11/1976 tại trại tù này. * Thực hiện video YouTube: Đoàn Nguyên.

Anh Ở Đây – Thục Vũ & Vũ Đức Nghiêm – Trình bày: Đoàn Chính

Video liên quan

Chủ Đề