Học quản trị bệnh viện ở đâu

1. Hiểu như thế nào cho đúng về ngành Quản lý bệnh viện [QLBV] mà trường PCTU đang có?

Quản lý bệnh viện [hospital management] là thuật ngữ nói về việc điều hành, vận hành nguồn tài nguyên của bệnh viện như: quy chế, chính sách, chế độ của bệnh viện, luật khám chữa bệnh, bảo hiểm, chuyên môn y tế, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế, công nghệ quản trị, tất cả làm sao cho bệnh viện đạt được tăng trưởng bền vững và tốt nhất. Người Quản lý bệnh viện phải có sự hiểu biết nhiều mặt vừa sâu vừa rộng và có khả năng xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, biết cách để theo dõi, đánh giá sự tăng trưởng.

 Trong đào tạo, Quản lý Bệnh viện là chuyên ngành của Ngành Quản trị kinh doanh [Business Administration].

Về chức năng thì quản lý bệnh viện khác với quản trị bệnh viện. Người quản lý bệnh viện có năng lực thiết kế chiến lược [strategy] phát triển. Còn người quản trị bệnh viện triển khai để thực thi chiến lược, xây dựng chiến thuật [tactical] trong hoạt động kinh doanh bệnh viện

Thế nào là Quản Trị Bệnh Viện

2. Sự khác biệt công việc QLBV tại bệnh viện công lập và tư nhân là gì?

Trong bệnh viện công lập, hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước, những vị trí Quản lý bệnh viện được cơ cấu trong tổ chức của phòng hành chính nhân sự.

Trong bệnh viện tư nhân, hoạt động dựa vào nguồn vốn từ chủ đầu tư/ cổ đông, vị trí Quản lý cao nhất là Giám đốc điều hành – CEO [Chief executive officer]. CEO ở một bệnh viện tư phải có đủ năng lực quản lý được nhiều vị trí quản trị dưới mình, như vị trí quản trị hành chính, quản trị nhân sự, quản trị hạ tầng, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị tiếp thị, quản trị bán hàng, quản trị dòng tiền, nghiên cứu thị trường. Ở đây, chỉ cần có một vị trí Giám đốc điều hành, nhưng lại cần nhiều vị trí quản trị. Các cấp quản trị đều có mối quan hệ hữu cơ và rất chặt chẽ qua sự điều hành hệ thống chuẩn gọi là S.O.P [Standards Operation Procedure].

 Như vậy, dưới sự điều hành hợp nhất của CEO, đảm bảo để làm sao tất cả vị trí này hoạt động có hệ thống, linh hoạt, chất lượng để đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch định sẵn ban đầu cũng như tạo được một giá trị xã hội cao.

3. Chuẩn đầu ra của ngành QLBV của trường PCTU?

Sinh viên hoàn tất chương trình học và sau khi ra trường, nhận bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản lý bệnh viện.

Các cử nhân Quản lý bệnh viện tương lai có mong muốn tham gia vào các tổ chức Phòng khám/ bệnh viện/ cơ sở ý tế sẽ bắt đầu từ vị trí thông thường là nhân viên đến cấp trưởng phòng hay đến chuyên viên cao cấp, điều nầy tùy thuộc vào khả năng và sự nỗ lực của từng người. Một lựa chọn khác là khởi nghiệp quản lý bệnh viện sau khi ra trường/ trong thời kỳ học tập hoặc cũng có thể vào vị trí Giám đốc điều hành [CEO] bệnh viện tư nhân nếu là tài năng thực sự với nhà tuyển dụng/ nhà đầu tư. Và trên hết, các em có năng lực thực hiện quản lý được các công việc quản trị tại bệnh viện một cách chuyên nghiệp, bao gồm: Quản trị nguồn nhân sự chung của BV [ chuyên môn và ngoài chuyên môn ]; Quản trị tài chính và vị trí kế toán trưởng; Quản trị rủi ro tài chính và quản trị đầu tư; Quản trị lời –lỗ [ P&L ] kinh doanh bệnh viện tư nhân; Quản lý Hành chánh nhân sự chung; Quản lý tài nguyên bệnh viện [hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, kho bãi ]; Quản lý mua hàng, quản lý kho , vật tư y tế và thuốc men bệnh viện; Quản lý quỹ BHYT và BHYT tư nhân; Trưởng phòng kinh doanh, tiếp thị, bán hang; Quản lý đầu tư bệnh viện; Quản trị một cơ sở kinh doanh ngành sức khỏe: như phòng khám đa khoa, bệnh viện tư nhân qui mô dưới 50 gường, dĩ nhiên tùy vào năng lực học tập và kết quả học tập rất nhiều; Biết được việc mua bán sáp nhập bệnh viện [M & A].

Đầu ra của sinh viên PCTU như thế nào?

4. Sự khác biệt chương trình đào tạo của PCTU về chuyên ngành QLBV là gì?

Chương trình đào tạo của PCTU về chuyên nghành QLBV được thiết kế bởi người sáng lập tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, tập đoàn y khoa Tâm trí và đại học PCTU, cũng như được xây dựng từ thực tế thất bại và thành công trong sự nghiệp.

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bệnh viện tư, chương trình rất sát với thực tế, sinh viên có điều kiện học và thực hành ngay tại các cơ sở trong hệ thống Bệnh viện Tâm Trí; học về quản trị nguồn nhân sự; quản trị mua hàng; quản trị tài chính; lời lỗ bệnh viện; xây dựng kế hoạch kinh doanh [business planing]. Áp dụng phương pháp dạy theo CBL [ tức dạy theo năng lực ] nghĩa là vừa học thực tập vừa thực hành và thực hành sẽ chiếm đến 80 % thời lượng học, do đó thời gian hoàn thành tín chỉ sớm hơn.

Điều này thực hiện được tại PCTU vì PCTU có hệ thống BV để thực hành đáp ứng với chủ trương: từ đại học đến doanh nghiệp, điều nầy khó có trường nào có.

5. Chương trình ngành QTBV này có thể học lên nữa không?

Do phải học nhiều môn, chương trình đào tạo bậc cử nhân [undergraduate] chưa cho phép người học có các tri thức chuyên sâu. Đào tạo sau đại học [graduate] khác cơ bản với đào tạo cử nhân ở việc đi sâu vào các chuyên ngành, gồm hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó bản chất của đào tạo thạc sĩ là học và bản chất của đào tạo tiến sĩ là nghiên cứu. Các cử nhân QTBV tại PCTU có nhu cầu, sau khi ra trường thời gian làm thực tế hay có  thể đăng ký học tiếp lên Thạc sĩ/ Tiến sĩ, thí dụ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị bệnh viện.

Tìm hiểu thêm:

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ:  

Văn phòng tuyển sinh

  • Nguyễn Thị Hải Linh - Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học Phan Châu Trinh
  • Địa chỉ: Số 09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc - Thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam
    [thuộc Khu đô thị Làng Đại học Đà Nẵng, P. Hòa Quý, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng]
  • Điện thoại: [0235] 3 757 959 – Hotline / Zalo: 0962553155 0981559255
  • Email:
  • Fanpage: www.facebook.com/daihocphanchautrinh

Quét mã QR hoặc click để kết nối với Đại học Phan Châu Trinh 

Kênh Zalo Facebook Fanpage

Ngành Quản lý bệnh viện là ngành học chưa được nhiều người biết đến. Vậy ngành học này là gì và ra trường làm gì? Đây là thắc mắc của nhiều em học sinh và phụ huynh. Dưới đây là bài viết giới thiệu những thông tin tổng quan về ngành Quản lý bệnh viện.

1. Tìm hiểu về ngành Quản lý bệnh viện

Ngành Quản lý bệnh viện [tiếng Anh là Hospital Management] là ngành nghề đào tạo sinh viên cách quản lý một cơ sở chăm sóc sức khỏe [bệnh viện] có hiệu quả như một cơ sở kinh doanh. Đặc thù của loại hình này là liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của con người với mục đích xã hội và nhân văn.

Mục tiêu đào tạo của ngành Quản lý bệnh viện đó là đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị rõ ràng; hiểu và làm việc hiệu quả trong lĩnh vực quản lý bệnh viện. Cụ thể:

  • Biết xây dựng và tổ chức điều hành cơ sở kinh doanh, hệ thống quản trị y dược và bệnh viện.
  • Có trình độ chuyên sâu về quản lý cơ sở y tế, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp.
  • Có hiểu biết rộng và cơ bản, thích nghi với yêu cầu đa dạng của công việc.
  • Có phương pháp luận, khả năng phân tích và kỹ năng quản trị.
  • Có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong tổ chức điều hành công việc có hệ thống tại các cơ sở y tế, bệnh viện và các công ty, doanh nghiệp.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được học về các kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị nhà nước và quản lý ngành y tế, kinh tế y tế và y tế công cộng, Anh ngữ và tin học tổng quát cũng như chuyên ngành. Ngành này đào tạo hai ngành chuyên sâu là: quản trị chất lượng và tài chính kế toán y dược. Đào tạo các kiến thức liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, kế toán quản trị, marketing, dịch tễ học, quản lý chương trình y tế, lưu trữ, quản lý hồ sơ bệnh án, tổ chức điều dưỡng, môi trường, dược, bảo hiểm y tế…

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý bệnh viện

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý bệnh viện trong bảng dưới đây.

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Lý luận chính trị

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin [Phần 1]

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin [Phần 2]

3

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Khoa học xã hội
Môn bắt buộc

5

6

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

Môn tự chọn: [Sinh viên chọn 1 trong 3 môn]

7

8

Kỹ năng mềm

9

Ngoại ngữ

10

Tiếng Anh 1

11

Tiếng Anh 2

12

Tiếng Anh 3

Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường

13

14

Toán cao cấp

15

Lý thuyết xác suất thống kê

16

Quản trị học

17

18

19

20

Giáo dục quốc phòng – an ninh

21

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Kiến thức cơ sở khối ngành

1

Kinh tế vi mô

2

Kinh tế vĩ mô

3

4

Luật y tế

5

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kiến thức ngành

6

7

8

9

10

Kế toán công

11

Kế toán quản trị

12

Thiết lập và thẩm định dự án

13

Kinh tế y tế

14

15

16

Kinh tế lượng ứng dụng

Kiến thức bổ trợ
Môn bắt buộc

17

Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện

18

Tiếng Anh quản lý bệnh viện

19

Môn tự chọn: [Sinh viên chọn 2 trong 4 môn]

20

Dân số học

21

22

Y đức xã hội học

23

Quản lý rủi ro trong bệnh viện

Môn bắt buộc

24

Quản lý chất lượng bệnh viện

25

Marketing trong bệnh viện

26

Dịch tễ học

27

28

Quản lý bảo hiểm y tế xã hội

29

Lượng giá chương trình y tế

30

· Nguyên lý thẩm định giá

· Quản lý Trang thiết bị y tế

Môn tự chọn: [Sinh viên chọn 1 trong 4 môn]

31

Quản lý dược

32

Vệ sinh an toàn thực phẩm

33

34

Giao tiếp nhân sự trong y tế

35

Thực hành Quản lý bệnh viện 1

36

Thực hành Quản lý bệnh viện 2

Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế

37

Môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp

38

Quản lý y dược

39

40

Quản trị Hành chính văn phòng

Theo Đại học Hùng Vương TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Quản lý bệnh viện

- Mã ngành: 7720802

- Ngành Quản lý bệnh viện xét tuyển các khối sau:

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý bệnh viện

Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành học nay, do đó, mức điểm chuẩn của ngành Quản lý bệnh viện cũng không cao, từ 15 - 18 điểm trở lên là bạn đã có thể trúng tuyển vào ngành.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý bệnh viện

Có rất ít các trường đào tạo ngành Quản lý bệnh viện, trên cả nước mới có một số trường đào tạo đó là:

6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý bệnh viện

Mặc dù ít trường giảng dạy nhưng ngành Quản lý bệnh viện lại có cơ hội việc làm rộng mở, bạn có thể làm việc tại:

  • Tổ chức điều hành cơ sở y tế, bệnh viện công lập cũng như tư nhân với nhiều vai trò khác nhau như : Giám đốc điều hành, Phó Giám đốc hay Trưởng, Phó phòng Ban chức năng.
  • Trong các cơ sở y tế hoặc các lĩnh vực phi y khoa như: quản lý trang thiết bị, con người, vật tư, các dự án, các chương trình hợp tác của các bệnh viện, các trung tâm y tế, cơ sở y tế; có khả năng tự kinh doanh trong các tổ chức y tế và ngoài y tế.
  • Quản lý điều hành và phụ trách các nhiệm vụ kinh tế và quản trị ở các cơ sở kinh doanh, sản xuất, cơ quan nghiên cứu hay giáo dục.
  • Tổ chức và điều hành hội nghị, đàm phán với đối tác.
  • Lập kế hoạch hoạt động và phát triển đơn vị.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý bệnh viện.
  • Phụ tá cho Ban giám đốc các bệnh viện trong khâu điều hành.
  • Quản lý nhân viên, quản lý hồ sơ, làm ở phòng tổ chức hành chính của các bệnh viện.
  • Quản lý điều hành các cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế…

7. Mức lương ngành Quản lý bệnh viện

Mức lương ngành Quản lý bệnh viện cũng được coi là ổn so với các ngành nghề khác. Dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Đối với những cấp quản lý cao hơn, mức thu nhập sẽ hấp dẫn tùy vào thâm niên và kinh nghiệm làm việc của người đó như thế nào.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý bệnh viện

Tại bất cứ công việc gì, đảm nhận vị trí gì đi chăng nữa thì những phẩm chất, yêu cầu của một nhân viên đối với công việc vẫn là điều kiện đầu tiên để bạn làm việc và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cụ thể đối với ngành Quản lý bệnh viện, bạn cần phải có:

  • Tầm nhìn xa và rộng;
  • Đổi mới trong công tác quản lý và điều hành;
  • Tự tin vào việc mình làm;
  • Quyết đoán trong mọi vấn đề;
  • Quy tụ nhân viên giỏi có trình độ;
  • Năng lực làm việc hiệu quả
  • Công bằng trong mọi sự việc nảy sinh hay công việc thường ngày;
  • Giao tiếp tốt;
  • Tấm gương đạo đức trong cơ quan để nhân viên noi theo.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Quản lý bệnh viện và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề