Bù nước trong tập luyện thể dục thể thao như thế nào

Rất nhiều bạn có thói quen không uống nước trong khi tập luyện, nếu là tập chơi chơi thôi thì không nói, nhưng nếu muốn 1 buổi tập đủ cường độ thì bạn không thể không bổ sung nước trong khi tập. Thiếu nước làm cơ bắp rối loạn, giảm khả năng sinh lực, dễ sinh ra chuột rút và hơn nữa, thật là khó tập trung đẩy tạ khi mà cái cổ họng và miệng khô khốc. Theo 1 số nghiên cứu của nước ngoài, nếu cơ thể bạn bị thiếu 1% lượng nước so với trọng lượng cơ thể, thì hiệu suất làm việc của cơ bắp sẽ giảm đi 10%. Trước hết, hãy đọc lời khuyên của khoa học dành cho các vận động viên thể thao: Theo khuyến cáo của Học viện Y khoa Thể thao Mỹ dành cho các vận động viên, nên uống: Trước khi tập: 500ml nước hoặc ít hơn 1 chút trước khi tập luyện 1-2h [khoảng 2 cốc nước trung bình]. Nên uống từ từ nhé, nửa lít nước uống vào 1 lúc là không xong đâu ;]. Trong khi tập luyện: 15-20 phút bạn phải bổ sung thêm 350ml nước [Tức là 1h tập bạn phải bổ sung 1 lít nước cho cơ thể]. GymLord Tip: Nên uống từng ngụm vừa miệng, ngậm 1 chút cho nước thấm vào các mao mạch và dây thần kinh ở miệng để cảm giác khát mất đi nhanh hơn. Uống ừng ực cả nửa chai chỉ làm bạn tập luyện khó nhọc với cái bụng đầy nước mà cảm giác khát ở miệng thì vẫn không hề mất đi. Dùng nước mát thôi nhé, đừng dùng nước quá lạnh. Bổ sung nước sau khi tập: cũng là 1 vấn đề quan trọng. Nguyên tắc là, sau khi tập luyện nếu trọng lượng giảm 0,5kg thì ta cần bù 500ml nước [2 cốc nước]. Uống từ từ chứ không phải tu 1 hơi cả nửa lít đâu. Mình xin lưu ý, đây là lượng nước dùng trong khi tập khuyến cáo khi tiến hành thí nghiệm với vận động viên Mỹ, họ có thể hình và sức lực khá là khác so với người Việt Nam ta. Mình luôn khuyến khích mọi người tự tìm ra những gì phù hợp nhất với mình, không ai giống ai cả. Mình chỉ khuyên uống nước trong lúc tập sao cho thoả mãn 2 điều kiện ngắn gọn: 1. Không quá ít đến mức để khô miệng, 2. Không quá nhiều đến mức bị ống bụng [bụng căng lên và rỗng vì nước, sẽ làm cho việc tập luyện trở nên khó khăn và có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa]. Một cái dạ dày chứa đầy nước mà bạn lại vặn vẹo chúng, ép chúng lại bằng những lần thực hiện động tác thì thực sự không tốt chút nào. Tùy vào cảm nhận mình, bạn có thể giảm bớt lượng nước trước khi tập và trong khi tập đi 1 chút cho phù hợp. Nhưng lượng nước sau khi tập là cố định theo nguyên tắc trên rồi nhé, không giảm được đâu.

Trong quá trình tập luyện, mồ hôi đổ ra nhiều khiến cơ thể mất một lượng nước lớn. Vì thế, cơ thể cần được bù đắp lượng nước đã mất.

Bổ sung nước ngay sau khi tập luyện là điều thiết yếu. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa biết uống nước đúng cách trước và trong lúc tập như thế nào để cơ thể khỏe mạnh.

Vai trò của việc uống nước khi tập luyện?

Khi chơi thể thao, cơ thể đổ ra nhiều mô hôi, nếu không được bổ sung đủ nước sẽ làm mất hiệu quả tập luyện và có nguy cơ gây chấn thương. Mất nước trầm trọng dẫn đến rối loạn thân nhiệt, làm giảm khả năng tự làm mát của cơ thể. 3 giai đoạn của rối loạn thân nhiệt thường là: chuột rút, kiệt sức và sốc nhiệt. Sốc nhiệt nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây tử vong.


Bổ sung nước kịp thời cho cơ thể khi tập luyện

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước trong khi tập luyện cũng phản tác dụng, khiến người tập bị ngộ độc nước. Triệu chứng cụ thể là hoa mắt, buồn nôn và sưng phù cơ trong khi tập luyện. Những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến đau đầu, nôn mửa, mê sảng và thậm chí là co giật, hôn mê.

Uống nước như thế nào khi tập là đúng?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian lí tưởng uống nước trước khi tập luyện là khoảng 30 phút. Trong lúc tập thể thao, trung bình 10-20 phút nên bổ sung nước một lần, mỗi lần uống ngụm nhỏ, không được uống quá nhiều tránh tình trạng dạ dày hấp thụ không kịp.

Uống nước đúng cách

Sau khi kết thúc buổi tập nên uống nhiều nước, nhưng chú ý uống chậm rãi, từng ngụm nhỏ một. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất thải acid trong cơ thể và cung cấp nước cho các mô. Nhiều bạn sau khi tập rất khát nên bổ sung ngay nước lạnh, điều này dẫn đến tình trạng dễ bị viêm họng, đau họng.

Nên uống nước gì sau khi tập luyện?

Trong quá trình tập thể thao, nước lọc là thức uống tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập với cường độ cao hơn 1 giờ đồng hồ, bạn nên bổ sung nước uống thể thao chứa nhiều khoáng và ion. Lượng natri, kali và các chất dinh dưỡng có trong nước uống thể thao là chất điện giải rất tốt cho cơ thể.


Nước uống thể thao bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sau khi tập luyện

Nhiều người có thói quen uống nước tăng lực trước và sau khi tập luyện. Về lâu dài điều này không tốt cho sức khỏe, lượng đường và caffeine trong nước tăng lực giúp tỉnh táo, hưng phấn tức thời nhưng thời gian sau đó làm cơ thể rất mệt mỏi. Đây còn là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch.

  • Xem thêm: Vì sao không nên uống rượu bia khi tập thể hình.

Đọc thêm ▾

Rút gọn ▴

Một chế độ tập luyện thể dục, thể thao khoa học sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe. Trong quá trình tập luyện, mồ hôi đổ ra nhiều khiến cơ thể mất một lượng nước lớn. Vì thế, cơ thể cần được bù đắp lượng nước đã mất.

Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa biết uống nước đúng cách trước và trong lúc tập như thế nào để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, Aquabiha sẽ chia sẻ cho những ai đang tập luyện thể dục, thể thao một chế độ uống nước đúng cách, giúp nâng cao hiệu quả luyện tập.

Mất nước khi tập luyện thể dục, thể thao nguy hiểm như thế nào?

Khi chơi thể thao, cơ thể đổ ra nhiều mô hôi, nếu không được bổ sung đủ nước sẽ làm mất hiệu quả tập luyện và có nguy cơ gây chấn thương.

Các dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức do nhiệt cần chú ý bao gồm: Yếu cơ, đau đầu, chóng mặt và đổ mồ hôi nhiều.

Sốc nhiệt

Sốc nhiệt nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây tử vong. Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể nóng, lúc này thân nhiệt có thể đạt tới 40 độ C hoặc cao hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc nhiệt cần chú ý bao gồm: Buồn nôn và nôn, lú lẫn, nhịp tim nhanh và thở gấp

Vai trò của việc uống nước khi tập luyện?

Uống nhiều sau khi vận động là điều cần thiết để bổ sung lượng cần thiết cho cơ thể khi đổ mồ hôi, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng

Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Đây là điều quan trọng hỗ trợ giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường, cân bằng trạng thái cơ thể để không nóng làm rối loạn chuyển hóa.

Ngăn ngừa chuột rút

Cơ bắp chứa đến 75% nước, sau khi tập thể dục, sẽ hao hụt lượng lớn. Vì vậy, nên uống bù để giữ cơ bắp co giãn bình thường và ngừa chứng chuột rút.

Tránh mất nước

Khi các tín hiệu thiếu nước được não phát ra, cơ thể bắt đầu phản ứng bằng cách lưu trữ nhiều hơn dẫn đến sưng bàn tay, chân và bàn chân.

Hỗ trợ chức năng các cơ quan nội tạng

Nhờ có nước mà các hoạt động của cơ thể như tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, vận chuyển và lưu thông máu, sản xuất nước bọt được diễn ra bình thường.

Lượng nước và thời gian uống nước như thế nào?

Trong khi tập luyện

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian lí tưởng uống nước trước khi tập luyện là khoảng 30 phút. Trong lúc tập thể thao, trung bình 10-20 phút nên bổ sung nước một lần, mỗi lần uống ngụm nhỏ, không được uống quá nhiều tránh tình trạng dạ dày hấp thụ không kịp.

Sau khi tập luyện

Sau khi kết thúc buổi tập, bạn nên uống nhiều nước nhưng chú ý uống chậm rãi, từng ngụm nhỏ một. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất thải acid trong cơ thể và cung cấp nước cho các mô. Nhiều bạn sau khi tập rất khát nên bổ sung ngay nước lạnh, điều này dẫn đến tình trạng dễ bị viêm họng, đau họng.

Loại nước uống nào phù hợp cho người tập luyện thể thục thể thao?

Trong quá trình tập thể thao, nước lọc là thức uống tốt nhất. Nên uống nước mát hoặc lạnh để hạ nhiệt cơ thể, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Những người bị mồ hôi muối cần nhiều nước lọc kết hợp với nước uống thể thao trong và sau khi tập luyện để hạ natri máu.

Với những chia sẻ trên, Aquabiha hy vọng bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc uống nước đúng cách khi tập luyện thể dục, thể thao. Hãy uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe, tránh các nguy cơ chuột rút, kiệt sức, sốc nhiệt và nâng cao hiệu quả luyện tập thể dục, thể thao.

Video liên quan

Chủ Đề