Bột thịt cóc mua ở đâu

Ruốc cóc được nhiều bố mẹ coi là “thần dược” trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Vậy có nên cho trẻ ăn ruốc cóc thường xuyên?

Theo quan niệm của bố mẹ, ruốc cóc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Thậm chí, nhiều gia đình, tốn rất nhiều tiền chỉ để mua ruốc cóc bổ sung cho con mỗi ngày. Vậy ruốc cóc thực sự “thần thánh” như lời đồn và có nên cho trẻ ăn ruốc cóc nếu trẻ đang bị suy dinh dưỡng? 

Giá trị dinh dưỡng của ruốc cóc

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, thịt cóc là một loại thực phẩm có nhiều đạm và kẽm như nhiều loại thực phẩm thông thường khác. Trong 100 gram bột cóc thường chỉ chứa khoảng 55,4 gram đạm và 65 mg kẽm. So với thịt heo, thịt gà hay thịt ếch được chế biến phù hợp, lượng đạm của thịt cóc không nhiều hơn là bao. Bên cạnh đó, nếu so sánh với lượng kẽm có trong hải sản như sò hến, hàu thì lượng kẽm có trong thịt cóc không nhiều bằng. Ngoài ra, thịt cóc không hề có canxi hay vitamin D như nhiều người vẫn quan niệm.

Cóc là một loại thực phẩm giàu đạm và kẽm.

Tóm lại, theo bảng phân tích dinh dưỡng trên, thịt cóc tuy có nhiều đạm và kẽm nhưng không thể coi là thực phẩm duy nhất giúp hỗ trợ việc biếng ăn của trẻ. Mặt khác, với hàm lượng canxi và vitamin D cực ít, thịt cóc hoàn toàn không giúp cải thiện bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Vậy nên cho trẻ ăn ruốc cóc như thế nào?

>>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé không phải bố mẹ nào cũng biết

Bố mẹ nên cho trẻ ăn ruốc cóc như một loại thực phẩm thông thường và có thể bổ sung cho trẻ 1-2 lần/tháng. Bên cạnh đó, tìm hiểu những nơi bán ruốc cóc uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp, không tìm được bố mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm khác thay vì chỉ chăm chăm cho trẻ ăn ruốc cóc.

Những nguy cơ từ việc xử lý thịt cóc sai cách

Trong gan, trưng, da mủ [dịch tiết có màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai hay còn được gọi là nọc cóc], mắt, hạch thần kinh dọc hai sống lưng của con cóc có một lượng lớn bufotoxin - một chất độc có thể gây chết người trong thời gian ngắn. Tỷ lệ tử vong do loại độc này rất cao, có nhiều bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc đi trên đường tới bệnh viện. Bên cạnh đó, một số loài cóc còn chứa tetrodotoxin - độc tốc có trong cá nóc do cơ chế cộng sinh với một vi khuẩn ở cóc. 

Đáng chú ý hơn cả, các chất độc trên không bị nhiệt phân hủy. Chính vì thế, một khi độc tố của cóc bị dính sang thịt cóc do trong quá trình chế biến không an toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng cho dù có được nấu chín đun sôi đến đâu. Nhất là những người sử dụng ruốc cóc đều với mục đích nâng cao sức khỏe và thể trạng nên chỉ cần dính một chút độc tố của cóc thôi cũng nguy hiểm đến tính mạng. 

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngộ độc thịt cóc?

Một số triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thịt cóc có thể kể tới như:

  • Chất nhầy bài tiết cóc dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng,...có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Mặc dù trường hợp ngộ độc do đụng chạm vào có là ít nhưng không phải là không có xảy ra.
  • Nếu ăn phải ruốc cóc có dính nọc, triệu chứng ngộ độc sẽ xảy ra sau khi ăn khoảng 15 phút - 60 phút, nhất là với các đối tượng trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng. Ban đầu trẻ có thể chóng mặt, chân tay đau như bị châm chích, quay cuồng, ói mửa dữ dội kéo dài, đau bụng, tiêu chảy và hạ huyết áp. Sau đó, các triệu chứng sẽ giống như bị suy tim, tim loạn nhịp và tử vong trong vài giờ.

Chế biến ruốc cóc sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thịt cóc, bố mẹ cần:

  • Nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch nếu chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng..v.v. 
  • Kích thích trẻ nôn mửa ra nếu trẻ ăn phải thịt cóc bị dính độc.
  • Ngay lập tức đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Như đã nói ở trên, ruốc cóc không hề thần thánh như những gì nhiều bố mẹ nghĩ. Thậm chí, ăn phải những loại ruốc cóc không đảm bảo an toàn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe đáng lo ngại hơn. Còi xương hay suy dinh dưỡng ở trẻ nhiều khi là do nhiều nguyên nhân khác không thể chỉ nhờ ruốc cóc mà trẻ có thể khỏi ngay trong một sớm một chiều được.

ODPHUB mong rằng sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi: Có nên cho trẻ ăn ruốc cóc nếu trẻ đang bị suy dinh dưỡng?, bố mẹ sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm cho con thông thái hơn.

Bột cóc? Có phải là thức ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ em như lời truyền miệng

Theo quan niệm dân gian truyền miệng từ ông cha ta, thịt cóc có tác dụng bổ tỳ giàu dinh dưỡng nên nhiều gia đình đưa loại thịt cóc, bột cóc vào chế độ ăn hàng ngày đặc biệt sử dụng nhiều cho trẻ nhỏ để cải thiện cân nặng cho bé suy dinh dưỡng. Liệu thực tế bột cóc cho trẻ em có thực sự thần thánh tới mức đó? cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Thịt cóc được xem là “thần dược” giúp chữa trị chứng suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ. Thịt cóc chứa 53% protein, trong đó có axit amin có giá trị như tyrosin, histidin, phenyllamin, methionin, leucin, phốt pho, sắt, canxi và các vi lượng. So với các loại thịt gia súc, gia cầm có giá trị như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt… thì giá trị dinh dưỡng của thịt cóc có phần không thua kém. Thịt cóc làm sạch được chế biến ở nhiều dạng khác nhau như ruốc cóc, cháo cóc, bột cóc… để linh hoạt sử dụng trong bữa ăn

Tuy nhiên, da, trứng, gan, nhựa cóc lại tích tụ nhiều độc tố một số chất độc như byfotoxin, bryotalin, bufotenin, cynobufagin… có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người ăn.

Các bộ phận của cóc như: gan, da, trứng có chứa lượng độc tố kịch độc đủ quật ngã 4 – 5 người khỏe mạnh. Thịt cóc và xương cóc không có chứa độc nhưng rất khó để đảm bảo rằng trong quá trình làm thịt cóc bạn có thể loại bỏ hoàn toàn cơ quan chứa chất độc của cóc mà không hề bị lây lan sang phần thịt cóc. Hơn nữa, loại độc tố này không bị phá hủy bởi nhiệt nên dù ăn thịt cóc nấu chín thì nguy cơ ngộ độc vẫn rất cao. Điều đáng nói ở đây là đối tượng sử dụng thịt cóc hay bột cóc phần lớn là những trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc người bệnh suy nhược, cần bồi bổ sức khỏe. Và chắc chắn là ở những đối tượng này, sức chống chọi với chất độc của cóc sẽ kém hơn nhiều so với người khỏe mạnh.

Cách chế biến bột cóc đúng cách:

Bước 1: Chặt bỏ đầu từ dưới mắt trở lên, chặt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ toàn bộ ruột, gan, trứng… cho vào chậu nước to rửa sạch. Rửa sạch 4-5 lần dưới vòi nước, ngâm vào nước muối 1% trong 10 phút. Rồi kiểm tra lại từng con xem trong bụng còn sót trứng hay không.

Bước 2: Để cóc ráo nước, xếp vào khay sạch sấy khô giòn ở 70-80 độ C. Tán bột, rây nhỏ, sấy lại 1 giờ, để nguội rồi cho vào lọ kín để dùng dần.

Mách nhỏ: Thịt cóc làm kỹ như trên sau đó băm nhỏ gói vào lá chanh, hay lá lốt làm chả nướng để ăn hoặc có thể nấu cháo để ăn có tác dụng chữa trị kinh phong, hen suyễn, suy dinh dưỡng cam tích ở trẻ nhỏ, ngày dùng 3-6g thịt cóc. Trẻ không có cam tích thì không nên dùng.

Bài thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nên làm như sau:

Nguyên liệu:

Bột cóc: 10 phần

Bột chuối:10 phần

Lòng đỏ trứng: 2 phần

Chế biến:

Hấp chín lòng đỏ trứng, sấy khô, tán thành bột. Trộn các thành phần nói trên với nhau rồi vò thành viên, mỗi viên khoảng 4g. Mỗi ngày cho trẻ uống hai lần, mỗi lần hai viên. Uống liên tục trong 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả….

Video liên quan

Chủ Đề