Bong gân ngón chân cái bao lâu thì khỏi

Bong gân là thuật ngữ dân gian nhằm chỉ những tổn thương làm căng giãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.

Bong gân rất hay gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân. Bong gân dễ gặp phải ở các trường hợp: người béo phì, người quá gầy, trẻ nhỏ và người cao tuổi, vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong,...

Triệu chứng thường gặp khi bị bong gân

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bong gân mà bạn có thể nhận thấy, bao gồm: sưng; khớp lỏng lẻo; bầm tím vùng khớp chấn thương; khớp chấn thương giảm chịu lực; da đổi màu; khớp căng cứng.

Bong gân được phân thành các cấp độ

Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.

Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.

Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.

Lưu ý: những trường hợp bong gân nặng, nếu không xử trí đúng và kịp thời, nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra.

Xử trí đúng cách khi bị bong gân

Khi bị bong gân sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân. Các bạch cầu sẽ được huy động đến để dọn dẹp vùng chấn thương đồng thời mô xơ sẽ được huy động đến để hàn gắn vùng dây chằng bị hư.Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn.

Sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. Tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối, đều nên tránh. Nên băng ép bằng cách dùng băng thun nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.

Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông [khung chậu]. Mục đích không để máu dồn xuống chân làm sưng chân.

Nên xin tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, giảm sưng. Nếu bong gân độ 3 có thể phải phẫu thuật nối dây chằng.

Các biện pháp phòng chống bong gân

Để phòng tránh bong gân chân khi luyện tập thể thao, mọi người nên: Khởi động chân bằng những động tác nhẹ nhàng và hiệu quả, không tác động mạnh đến dây thần kinh của chân. Mọi hoạt động của chân đều thực hiện theo đúng phương pháp sẽ không xảy ra hiện tượng trật khớp hay bị bong gân ở chân. Phải có khoảng thời gian nghỉ ngơi, đây là một trong những bí quyết để phòng tránh bong gân chân tốt nhất. Bên cạnh những cách đề phòng bong gân chân, mọi người nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực phẩm giàu chất canxi có lợi cho sức khỏe để cơ thể phát triển tốt nhất./.

Mai Liên [tổng hợp]

Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống

Video liên quan

Chủ Đề