Bôi dầu nóng nhiều có tốt không

Dầu nóng/dầu gió hay nhiều khi được gọi luôn theo nhãn hiệu kiểu cao Sao Vàng hay dầu gió con Ó... được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Với các bà các cô có khi nó còn là 1 phương thuốc chữa bách bệnh bởi cách sử dụng dễ dàng bởi khả năng dễ dàng sử dụng với nhiều dạng bệnh. Chúng ta cùng thử xem các thành phần của dầu nóng là gì và các tác dụng của nó ra sao mà nhiều người ưa dùng vậy.

Thành phần chủ yếu của tất cả các dạng dầu nóng là tinh dầu bạc hà, tùy theo nhãn hiệu mà được kết hợp thêm với một số tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu khác như hương nhu, quế, paraphin hoặc khuynh diệp, đinh hương… Nhờ các tinh dầu này mà dầu nóng có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho thông mũi mát họng, sảng khoái dài lâu 😁 … Dầu nóng có thể được dùng bôi ngoài da để trị cảm cúm, nhức đầu, chữa ho, lạnh chân tay do mưa ẩm, bị côn trùng cắn, xoa bóp giảm đau giảm mỏi cho các khớp hoặc các vết thương kín kiểu bị bầm tím do va chạm…

Bởi phần lớn các thành phần đều được lấy từ tự nhiên cũng như có ít các tác dụng phụ nguy hiểm nên việc sử dụng dầu nóng rất thoải mái, mình thích là mình dùng thôi và không cần phải đi khám để bác sỹ kê đơn mới sử dụng được.


Tuy vậy cũng có một vài cảnh báo khi sử dụng như sau:

- Không quá lạm dụng cứ tịt là hít hay xoa khi bạn bị nghẹt mũi, có thể dầu nóng có tác dụng thông mũi ngay nhưng nếu sử dụng quá mức thì sẽ dần đến hiện tượng nhờn thuốc, thêm nữa còn có thể làm tổn thương màng nhày gây khô rát khoang mũi.
- Không nên dùng dầu gió với trẻ nhỏ dưới 24 tháng. Trong thành phần dầu có menthol có thể khiến trẻ em bị ngộ độc. Vì menthol có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể tử vong.
- Với bà bầu thì thành phần tinh dầu đặc biệt long não và menthol có thể qua đường hô hấp vào cơ thể dễ gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Những người đang cho con bú cũng cần cẩn thận khi dùng để tránh dây vào bầu ngực khiến trẻ bú vào.
- Nếu bạn thuộc nhóm da nhạy cảm mong manh dễ vỡ thì cũng nên để ý bởi nếu thoa quá nhiều dầu lên da cũng có thể làm da bị kích ứng và gây dị ứng ngứa rát.
- Cũng có nhiều người có thói quen nhấp 1 xíu dầu nóng để chữa cảm những điều này cũng phải hết sức cẩn thận bởi trong gầu gió thường có thành phần làm nóng nhanh là methyl salicylat. Đây là thành phần hóa dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn nở mạch máu ngoại biên nên giúp giảm cơn đau. Bạn có thể bôi ngoài hoặc cho vào nước sôi để xông hơi, pha trong nước ấm để xúc miệng. Nhưng chúng lại có tác dụng phụ là gây nên xung huyết. Do vậy, dầu gió có chứa thành phần này chỉ nên bôi ngoài, xông, ngậm vào nhả ra không nên uống và không nên bôi vào các vết thương hở, vào mắt.

Ngoài các chú ý trên thì còn thêm 1 điều nữa là không phải ai cũng khoái ngửi mùi dầu nóng, vậy nên ở trong không gian kín kiểu như đi tàu xe nếu bạn thấy khó chịu muốn xức dầu thì nên tìm cách khác như bóc quả cam quýt rồi ngửi vỏ chẳng hạn. Đợt trước mình đi chơi có chị say xe xức chút dầu xong thì bà chị thấy khỏe còn cả xe thấy xây xẩm mặt mày 😃.

Chúc các bạn luôn vui khỏe và nếu thích sử dụng dầu nóng thì nên để ý với vài chú ý trên nhé.


Tham khảo WebMD​

Trong dầu gió có thành phần menthol có khả năng gây hại. Trước đây cũng đã từng ghi nhận trường hợp 1 trẻ nhỏ tử vong khi chỉ xức một giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Do đó, phụ huynh hãy thật cẩn trọng khi dùng dầu cao hoặc bất cứ loại dầu gió nào trên cơ thể.

Bên cạnh metyl salicylat [dầu nóng] và menthol [chiết từ tinh dầu bạc hà] thì trong dầu gió còn chứa thành phần eukalyptol và camphor. Đặc biệt camphor là một chất gây hại cho trẻ em nếu không sử dụng đúng cách, thông qua phần da trầy xước hấp thu vào cơ thể hoặc vô ý nuốt phải lượng nhiều [khoảng 1g] làm hệ hô hấp tổn thương hay thậm chí ngưng thở.

Dẫn đến xung huyết trên da

Thường nhà sản xuất dầu gió sẽ kết hợp methyl salicylate với các tinh dầu. Mục đích là để giúp nóng nhanh vùng da được xoa dầu, làm giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, đồng thời giảm nhanh cơn đau và cứng cơ. Tuy nhiên methyl salicylate lại gây nên tác dụng phụ là xung huyết da.

Lạm dụng sẽ gây tử vong

Đây là một trong những tác hại nghiêm trọng của dầu gió. Thực tế trong dầu gió có chứa menthol, tinh dầu và những chất chiết xuất từ tinh dầu. Đặc biệt là thành phần menthol có nguy cơ gây hại hay thậm chí làm trẻ  tử vong. Khi bôi dầu có chứa bạc hà vào cổ họng hoặc mũi trẻ nhỏ, thì bé có nguy cơ ngừng thở và ngừng tim. Do đó nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ ngộ độc nào sau khi sử dụng dầu gió thì hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay.

Xức dầu gió ở mũi hoặc cổ họng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

Sử dụng dầu gió đúng cách

Tác hại của dầu gió chỉ không xuất hiện và phát huy được hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng dầu gió. Đồng thời nhớ rửa sạch, lau khô vùng da bị đau trước khi xoa dầu. Khi xoa cũng không nên bôi quá nhiều và bôi trên diện rộng. Đồng thời ngừng ngay khi dứt cơn đau và không nên dùng quá thường xuyên.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng dầu gió bôi thoa bên ngoài da là chính. Chỉ khi cơ thể nhiễm lạnh mới xông hơi bằng dầu gió. Đối với nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ dưới 2 tuổi thì cần được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng. Trẻ trên 2 tuổi thì cần được người lớn theo dõi khi sử dụng.

Ngoài ra mỗi ngày bạn không nên dùng dầu gió nhiều hơn 3 - 4 lần, những người có tiền sử dị ứng với salicylate, menthol thì không được sử dụng. Bên cạnh đó bạn cũng không được bôi dầu lên vùng mắt và vết thương hở trên cơ thể. Khi bôi chỉ lất một lượng vừa đủ ra đầu ngón tay trỏ, xoa lên chỗ đau nhức hay bị côn trùng cắn đốt.  Nếu bạn bị đau bụng do lạnh, khó tiêu, thì xoa dầu vào vùng quanh rốn; còn nếu là nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó dùng ngón tay trỏ miết nhẹ nhàng, day tròn và ấn.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại dầu gió nào.

Thực tế có nhiều trường hợp, khi buồn nôn hoặc khi say tàu xe thì dùng dầu gió để chấm vào đầu lưỡi. Việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Dầu chỉ được sử dụng ngoài da, khi uống vào có thể dẫn đến tác hại của dầu gió, nguy cơ ngộ độc và tử vong là rất lớn.

Dầu gió không phải là thần dược vạn năng, không thể chữa lành mọi tổn thương hay các vấn đề sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy sử dụng dầu gió đúng cách và đúng trường hợp. Đừng lạm dụng để dẫn đến tổn thương không đáng có.

Khi nào nên dùng dầu nóng?

Nhiệt nóng được chỉ định sử dụng trong giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau khớp, đau cơ,... Làm giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, vận động...

Dầu nóng có tác dụng gì?

Dầu nóng có hiệu quả giảm đau, mỏi cơ hay không phụ thuộc vào lượng methyl salicylate nhiều hay ít. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh, dầu nóng dùng để hỗ trợ điều trị một số triệu chứng liên quan đến sức khỏe và được bán ở khắp nơi - từ nhà thuốc đến cửa hàng tạp hóa, được xếp vào danh mục thuốc không cần kê đơn.

Sức dầu nóng quả thì làm sao?

Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, dầu gió có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ, nếu dùng quá nhiều sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn thương cho hệ hô hấp.

Dầu nóng là gì?

Dầu nóng Mặt Trời một chế phẩm dùng ngoài được bào chế từ những dược chất có tính sinh nhiệt mạnh, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, làm tiêu viêm và giảm đau. Nhờ vậy khi sử dụng, các chứng sưng viêm, chứng sung huyết trong các cơ quan, tê bại, sưng trặc, đau nhức…

Chủ Đề