Bộ máy quan lại thời nhà Trần được chia làm máy cấp

Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ

Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là

Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?

Bộ máy nhà nước thời Trần gồm

A.       3 cấp: triều đình, trung gian, cơ sở.

B.        2 cấp: triều đình và địa phương.

B.       3 cấp: Triều đình, trung ương, địa phương, .

C.       3 cấp: trung ương, quan lại, địa phương.

So với thời Lý, bộ máy nhà nước nhà Trần được

A.       tổ chức quy củ và đầy đủ hơn.

B.       tổ chức đơn giản và gọn hơn.

C.       tổ chức phức tạp, rườm rà.

D.       chưa có sự phân công rõ ràng.

Các câu hỏi tương tự

Câu 16. Bộ máy quan lại thời Trần, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm mấy cấp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 17. Ai đã được coi là anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài giỏi nhất vào thời Trần?

A.      Trần Quốc Tuấn.

B.      Trần Thủ Độ

C.      Trần Quốc Toản.

D.      Trần Nhật Hiệu.

Câu 18. Nhà Lý ban hành bộ Hình thư vào năm nào?

A.1024

B. 1054

C. 1042

D. 1072

Câu 19. Hãy kể tên những thương cảng nổi tiếng thời nhà Trần?

A. Hội Thống, Hội Triều, Vân Đồn.

B.  Vân Đồn, Hội An, Hội Thống.

C.  Sài Gòn, Hội Thống, Hội Triều.

D. Đà Nẵng, Vân Đồn, Hội An.

Câu 20. Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên những mặt nào?

A. Quân sự - chính trị.

B.  Chính trị -  xã hội, văn hóa, giáo dục.

C.  Kinh tế -  tài chính

Chính trị, kinh tế tài chính, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

Câu 16. Bộ máy quan lại thời Trần, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm mấy cấp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 17. Ai đã được coi là anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài giỏi nhất vào thời Trần?

A.      Trần Quốc Tuấn.

B.      Trần Thủ Độ

C.      Trần Quốc Toản.

D.      Trần Nhật Hiệu.

Câu 18. Nhà Lý ban hành bộ Hình thư vào năm nào?

A.1024

B. 1054

C. 1042

D. 1072

Câu 19. Hãy kể tên những thương cảng nổi tiếng thời nhà Trần?

A. Hội Thống, Hội Triều, Vân Đồn.

B.  Vân Đồn, Hội An, Hội Thống.

C.  Sài Gòn, Hội Thống, Hội Triều.

D. Đà Nẵng, Vân Đồn, Hội An.

Câu 20. Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên những mặt nào?

A. Quân sự - chính trị.

B.  Chính trị -  xã hội, văn hóa, giáo dục.

C.  Kinh tế -  tài chính

Chính trị, kinh tế tài chính, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

19/06/2021 4,830

A. Quân chủ trung ương tập quyền.

Đáp án chính xác

B. Phong kiến phân quyền.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?” cùng với những kiến thức tham khảo về Sự thành lập nhà Trần là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 7 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Trung ương tập quyền.

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ trung ương tập quyền.

Giải thích:

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền tập trung cao độ dựa trên nền tảng quý tộc họ Trần.

+ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.

+ Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cùng vua [con] cai quản đất nước.

+ Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Sự thành lập nhà Trần dưới đây nhé

Kiến thức tham khảo về Sự thành lập nhà Trần

1. Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

→ Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng [vị vua cuối cùng của nhà Lý] phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Năm 1226 nhà Trần thành lập.

- Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình; các đơn vị hành chính trung gian; các cấp hành chính cơ sở.

+ Đứng đầu là vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

+ Các chức đại thần văn, võ do người họ Trần nắm giữ.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,..

+ Quý tộc họ Trần được phong vương, ban thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Các chức đại thần văn võ giao cho người trong họ nắm giữ, hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý [gồm ban văn giữ việc dân, võ nắm việc quân... nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn].

- Việc cử quan lại dựa vào thi cử.

- Các quý tộc Trần được phong vương hầu, ban cấp thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Đặt thêm quan: Quốc sử viện; Thái Y Viện; Tông Nhân Phủ; Hà Đê Sứ; Khuyến Nông Sứ; Đồn Điền Sứ ….

- Cả nước chia làm 12 lộ [Tiền Lê là 10 lộ; Lý là 24 lộ phủ]. Đứng đầu có các chức chánh phó An Phủ Sứ. Dưới là phủ, châu, huyện, do các chức tri phủ, tri châu, tri huyện, trông coi.

- Dưới cùng là xã có chức xã quan đứng đầu.

- Việc đặt thêm các chức quan trông coi việc làng xã và sản xuất ... chứng tỏ bộ máy quan lại phát triển và tiến bộ.

3. Pháp luật thời Trần

- Nhà Trần chú trọng pháp luật, ban hành Quốc triều hình luật về cơ bản giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.

+ Đặt cơ quan thẩm hình viện.

+ Để chuông ở điện Long Trì cho nhân dân kêu oan.

4. Các chính sách khôi phục và phát triển kinh tế dưới thời Trần

+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

→ Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển,tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

Bước sang thế kỷ XI đất nước có sự thay đổi lớn khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 cùng với sự ra đời của Chiếu Dời Đô ông đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La[ Thăng Long] và bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo lối chính quy, từng bước mở rộng quy mô. Bộ máy nhà nước từ thời Lý sang thời Trần được xây dựng và củng cố, nhìn chung có sự hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước bộ máy nhà nước được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Được áp dụng triệt để dưới thời Lí – Trần, nguyên tắc Liên kết dòng họ đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước của hai triều đại Lý, Trần với bản chất: vua lấy hoàng tộc và quốc thích làm hậu thuẫn chính trị cho địa vị của mình.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

1.1. Chính quyền trung ương:

Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu [cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu] được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.

Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: Tam thái [Thái sư, Thái phó, Thái bảo], Tam thiếu [Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo], Tam tư [Tư đồ, Tư mã, Tư không]; Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.

Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.

– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.

– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ [Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường].

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1.2. Chính quyền địa phương:

Bộ máy nhà nước dưới thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ [miền xuôi] và các Châu Ổ [miền núi], đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.

Xem thêm: Cách thức để ly hôn đơn phương nhanh nhất và không rắc rối

Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.

Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.

1.3. Tổ chức quân đội:

Tổ chức quân đội được quan tâm đặc biệt vì chiến tranh ngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên diễn ra, nên quân đội được tổ chức rất chặt chẽ, trang bị đầy đủ và có tinh thần chiến đấu cao, gồm: quân cấm vệ và quân ở các lộ. Quân cấm vệ là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành, đây là đội quân tinh nhuệ nhất được tuyển lựa cẩn thận và huấn luyện chu đáo.Quân ở các lộ được tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh [18 tuổi] có chức năng canh phòng, bảo vệ phủ, lộ, châu. Ngoài quân đội của nhà vua, các vương hầu và tri phủ còn có lực lượng gia binh, lực lượng này được sử dụng khi cần thiết và dưới sự kiểm soát của Quân vương hầu.

Về phương thức tuyển quân, từ thời Lý, nghĩa vụ binh dịch đã được đặt ra với chế độ đăng ký hộ khẩu và tuyển lính chặt chẽ, chính sách “ngụ binh ư nông” được đặt ra nhưng không áp dụng với quân cấm vệ.

2. Chế độ quan liêu:

2.1. Tuyển dụng quan lại:

– Tuyển cử và nhiệm cử vẫn được coi là hai phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu của các vương triều Lý – Trần. Việc tuyển dụng chủ yếu vẫn dựa vào hai tiêu chuẩn “thân” và “luân”, các trọng trách trong triều đình đều được giao cho những người trong hoàng tộc.

– Khoa cử: Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài đã mở ra một hướng mới trong cách tuyển dụng quan lại thể hiên sự quan tâm chú trọng nhân tài và phương thức ngày càng được mở rộng.

– Nộp tiền: Từ thời Lý phương pháp này được quy định rõ rằng người nộp tiền bắt đầu bổ làm lại, nộp lần thứ 2 thì được bổ nhiệm làm thừa tín lang.

2.2.Tước phẩm quan lại:

Thời nhà Lý, lấy tước vương, tước công phong cho hoàng tộc thân thích hoàng tộc và người có công lớn. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..

Xem thêm: Cách thức tham gia học để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư

2.3. Khảo khóa:

Quy chế khảo khóa quay lại chưa được quy định chặt chẽ và cụ thể . Nhà Lý 9 năm khảo khóa quan lại một lần còn đời Trần thì 15 năm khỏa khóa quan lại một lần.

2.4. Lương bổng của quan lại:

Các quan lại ở hai vương triều này ngoài ruộng đất được phong cấp còn được cấp cả lương bổng. Ơ thời Lý lại không có lương bổng thường xuyên nhưng cho đến năm 1067 Lý Thánh Tông đã định lệ cấp bổng hàng năm cho các quan làm việc tư pháp và ngục lạ bằng tiền và hiện vật. Sang đến thời Trần chế độ cấp lương bổng cho quan lại được quy định cụ thế và phổ cập hơn, tiền lương đó đều lấy vào thuế.

3. Đánh giá cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần dưới góc độ lịch sử nhà nước:

Điểm tích cực

– Cách thức tổ chức Nhà nước quân chủ quý tộc làm cho bộ máy Nhà nước Việt Nam thời Lý – Trần không hoàn toàn lệ thuộc vào mô hình Nhà nước quân chủ quý tộc các triều đại Trung Quốc cùng thời kỳ mà có những điểm độc đáo riêng của nó.

– Triều đình Lý – Trần có sự hòa đồng đã phát huy được cao nhất bộ máy chính quyền quý tộc trung ương, phát huy vai trò của bộ phận trung khu gắn kết và mở rộng quan hệ giữa triều đình với nhân dân, quân sĩ. Từ đó tập hợp được nội lực của cả dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông

Điểm hạn chế

– Mô hình Nhà nước Quân chủ quý tộc ngày càng bộc lộ những tiềm ẩn nguy cơ phân quyền cát cứ, ảnh hưởng tới sự xây dựng Nhà nước tập quyền.

– Phương thức tuyển dụng quan chức từ con cháu quan chức đã bộc lộ nhược điểm căn bản: xây dựng một đội ngũ quan chức gánh vác những trọng trách trong bộ máy Nhà nước nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về tri thức, năng lực quản lý và điều hành đất nước ngày càng cao.

Xem thêm: Loại hình công ty TNHH: Cách thức tổ chức, ưu và nhược điểm

Chính những hạn chế này đã dẫn đến sự khủng hoảng về mô hình Nhà nước quân chủ quý tộc vào cuối thời Trần.

Như vậy cách thức tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý-Trần đã có sự hoàn thiện hơn trước, nếu như ở thế kỷ X tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản mang nặng tính quân sự với đội ngũ quan lại còn ít ỏi, bước đầu đã có sự phân nhiệm nhưng chưa rõ ràng thì đến dưới thời Lý – Trần bộ máy Nhà nước đã được mở rộng về quy mô và bắt đầu xây dựng theo lối chính quy.

Video liên quan

Chủ Đề