Biên bản giao nhận tiền cọc và hàng hóa năm 2024

Taimienphi.vn cung cấp tới bạn biên bản giao nhận tiền đặt cọc dùng trong mọi hợp đồng giao dịch, làm ăn, buôn bán. Mẫu biên bản này nhằm chứng minh số tiền mà bên B đã bàn giao cho bên A, đồng thời ghi rõ số tiền còn lại là bao nhiêu và thời gian thanh toán là ngày nào. Trong mọi hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi, dịch vụ…có liên quan đến công việc và tiền nong đều cần phải ghi lại thời gian cũng như có văn bản cụ thể để tránh những rắc rối, sai sót sau này.

Cũng giống như mẫu hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận tiền đặt cọc phải bao gồm đầy đủ thông tin cần thiết của cả hai bên A và B. Một số văn bản như hợp đồng mua bán cũng vậy, phải có họ tên, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu…Đây là những thông tin bắt buộc cần phải có trong mỗi văn bản.

Mẫu hợp đồng thương mại cũng cần phải nêu rõ nội dung đặt cọc, lý do đặt cọc, đồng thời nêu rõ số tiền đặt cọc bằng chữ và bằng số để hai bên có thể nắm rõ được tránh những nhầm lẫn, sai sót không đáng xảy ra. Đối với mọi vấn đề tài chính cần phải được ghi chép và có hợp đồng rõ ràng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh kể cả là bạn bè thân thiết hay người quen cũng nên thực hiện mẫu văn bản này để tránh những nhầm lẫn về sau.

Bên cạnh mẫu hợp đồng thương mại bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng nữa nhé. Đối với công việc làm ăn, kinh doanh thì quyết toán và thanh lý hợp đồng là khâu cuối cùng khi mọi việc đã được hoàn tất, đồng thời biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt hợp đồng, hai bên không còn phụ thuộc hay ràng buộc về nhau nữa. Nói về lý và tình thì điều này là cần thiết và gần như là bắt buộc trong mỗi hoạt động kinh doanh, mua bán. Bạn có thể tham khảo cũng như tải miễn phí tài liệu hay này về máy để dùng nhé. Với Taimienphi.vn không có gì là không thể.

Để quản lý công nợ thuận tiện nhất trong doanh nghiệp thì các bạn có thể lưu lại ngay mẫu biên bản đối chiếu công nợ để sử dụng cho đơn vị mình. Các nội dung của biên bản đối chiếu công nợ đều được trình bày rất chi tiết, rõ ràng, các bạn cần hoàn thiện đầy đủ các nội dung theo từng tháng, từng kì để quản lý tình hình công nợ sao cho khoa học và chính xác nhất.

Với những thỏa thuận bù trừ công nợ thì các bạn cần lập biên bản bù trừ công nợ để ghi chép lại việc thỏa thuận bù trừ giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác. Ngoài thông tin cá nhân về 2 bên thì biên bản bù trừ công nợ cần ghi rõ số tiền nợ, các khoản bù trừ, số tiền nợ còn lại để làm cơ sở quyết toán công nợ sau này.

Biên bản nhận tiền đặt cọc là rất quan trọng khi đi mua hoặc thuê bất động sản. Một biên bản với đầy đủ nội dung và thông tin chi tiết sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên. Bài viết này dành cho những bạn đang tìm kiếm mẫu biên bản nhận cọc chuẩn và mới. Hãy tiếp tục kéo xuống để theo dõi thêm bạn nhé!

Biên bản nhận tiền đặt cọc là gì?

Sau khi tìm được một căn phòng vừa ý, việc tiếp theo chúng ta thường làm đó là đặt cọc. Việc đặt cọc này giống như một bảo chứng chứng minh rằng bạn chắc chắn sẽ thuê phòng. Nếu như mọi việc đều suôn sẻ, tức là bạn đặt cọc và hôm sau dọn đến ngay thì sẽ rất bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lại phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp,… Chính lúc này ta mới thấy được tầm quan trọng của một biên bản nhận cọc. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao. Nó giúp chứng minh rằng bên cho thuê đã nhận được số tiền đặt cọc nhất định từ bên đi thuê. Việc minh bạch, rõ ràng trong đặt cọc tiền bạc giúp bảo vệ quyền lợi của cả 2 bên.

Nội dung không thể thiếu trong các biên bản nhận tiền đặt cọc là gì?

Tầm quan trọng của biên bản nhận tiền đặt cọc

Một tờ biên bản đặt cọc qua loa, sơ sài cũng không thể chứng minh được nhiều mỗi khi có tranh chấp. Một biên bản càng chi tiết, rõ ràng sẽ càng giúp bảo vệ lợi ích cho cả hai bên. Chính vì thế, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, bạn sẽ cần lưu ý. Một biên bản nhận tiền đặt cọc chuẩn xác và đầy đủ cần có nội dung như sau.

Nội dung của biên bản đặt cọc

Bất kỳ văn bản pháp lý nào cũng cần được mở đầu bằng Quốc hiệu tiêu ngữ. Bên cạnh đó, biên bản cần ghi rõ nơi chốn, thời gian, ngày tháng thành lập.

Tiếp theo là đến tên của biên bản hay mục đích thành lập nó.

Phần thông tin của các bên cũng rất quan trọng. Mỗi bên có trách nhiệm cung cấp thông tin của cá nhân hoặc tổ chức một cách chính xác.

Sau đó, biên bản cần phải nêu rõ số tiền đặt cọc đã nhận là bao nhiêu. Số tiền này đặt cọc cho mục đích gì, thuộc hợp đồng nào.

Cuối cùng là các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Chẳng hạn như quy định hủy cọc, mất cọc, đền bù tiền cọc.

Những trường hợp liên quan đến đặt cọc mà bạn có thể gặp phải

Trước khi đi vào tìm hiểu mẫu biên bản nhận tiền đặt cọc mới nhất. JinJoo Home sẽ nêu ra những trường hợp mà bạn có thể gặp khi đặt cọc. Hãy tiếp tục theo dõi bạn nhé!

Trường hợp 1: Bạn không đứng tên hợp đồng thuê phòng thì có thể lấy lại tiền cọc khi chuyển đi không?

Đây là một trong những tình huống thường thấy ở những bạn thuê phòng ở chung với nhau. Thông thường sẽ chỉ có một người đứng ra ký kết hợp đồng với bên cho thuê. Nếu như người này chuyển đi nơi khác và không ở chung nữa. Thì các bạn cùng phòng cần nên chuẩn bị những điều sau nếu muốn nhận lại tiền cọc khi hết hợp đồng thuê:

  • Thành lập hợp đồng ủy quyền từ người đứng tên hợp đồng thuê nhà sang người khác. Hợp đồng ủy quyền này cần có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền.
  • Hợp đồng ủy quyền cần phải được công chứng.
  • Sau khi đã ủy quyền hợp pháp, người được ủy quyền sẽ có thể đứng ra giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê nhà.

Trường hợp 2: Làm thế nào để có thể kiện đòi tiền đặt cọc?

Trường hợp này dành cho những khoản tiền đặt cọc lớn, không thể thương lượng giữa đôi bên. Đặc biệt là trong những trường hợp bên cho thuê có dấu hiệu lừa đảo hòng chiếm đoạt số tiền cọc. Quan trọng nhất là để có thể đòi lại tiền cọc, chắc chắn phải cần có biên bản xác nhận đặt cọc. Vì thế hãy luôn cẩn trọng và yêu cầu bên cho thuê thành lập biên bản, hợp đồng rõ ràng bạn nhé.

Theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 [sửa đổi bổ sung năm 2009] đã quy định về: Các hình thức có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các mức phạt tương đương. Bạn có thể căn cứ theo điều luật này để khởi kiện đòi lại tiền cọc của mình.

Mẫu biên bản nhận tiền đặt cọc mới nhất 2021

Sau đây, JinJoo Home sẽ giúp bạn soạn thảo mẫu biên bản nhận cọc mới và chuẩn xác nhất.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–***———–

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

Số: …./20…../THNC

Hôm nay, ngày… tháng… năm 20…; tại …, Chúng tôi gồm:

BÊN A: BÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC [Sau đây được gọi là “Bên A”]

Ông/Bà:

CMND số:

Hộ khẩu:

Và vợ/chồng:

CMND số:

Hộ khẩu:

Là đồng sở hữu căn hộ số:……., tầng………, nhà …. , Khu đô thị …………….., quận……….., thành phố…………

BÊN B: BÊN GIAO TIỀN ĐẶT CỌC [Sau đây được gọi là “Bên B”]

Ông/Bà:

CMND số:

Hộ khẩu:

Và vợ/chồng:

CMND số:

Hộ khẩu:

Hai bên đã tiến hành lập Biên bản giao nhận tiền đặt cọc thuê phòng theo Hợp đồng số …

Nội dung của biên bản nhận tiền đặt cọc

1. Bên A đã nhận đủ số tiền đặt cọc do Bên B giao là: … đồng [Số tiền bằng chữ: …… triệu đồng chẵn].

2. Lý do đặt cọc: Đặt cọc thuê phòng/căn hộ theo hợp đồng số …

3. Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào số tiền thanh toán lần thứ nhất theo quy định của đôi bên.

4. Biên bản giao nhận tiền đặt cọc này được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm bằng chứng cho việc thực hiện thuê phòng/căn hộ trong hợp đồng số …

Lời kết

Với mẫu biên bản nhận tiền đặt cọc chi tiết bên trên. Cùng những điều cần lưu ý liên quan đến giao nhận cọc mà JinJoo Home đã đề cập. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã có thể giúp ích được cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết về

Chủ Đề