Bị nghẹt mũi khi ngủ phải làm sao

Nghẹt mũi, khó thở là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi, viêm xoang. Nó khiến bạn vô cùng khó chịu, khó thở, thâm chí không thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Hơn nữa, tình trạng nghẹt mũi, khó thở gia tăng khi ngủ khiến bạn ngủ không ngon giấc và mất ngủ. Vậy bạn phải làm gì khi bị nghẹt mũi, khó thở để có được giấc ngủ ngon?

Giấc ngủ có vai trò như thế nào?

Giấc ngủ, sự nghỉ ngơi được xem là liều thuốc tốt nhất giúp bạn chống lại những triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do viêm mũi, viêm xoang gây ra. Bời vì, khi bạn bị viêm mũi, viêm xoang, cơ thể đã vô cùng mệt mỏi nên cần có thời gian nghỉ ngơi để tập trung sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Bác sĩ Donald Novey, một chuyên gia về sức khỏe gia đình tại Poulsbo, Washington, Hoa Kỳ chia sẻ trên trang Everyday Health: “Cơ thể chúng ta sẽ chuyển sang chế độ tự chữa lành bệnh khi ngủ”. Hiểu đơn giản là “ngủ nhiều hơn có nghĩa là có thêm thời gian để cơ thể phục hồi”.

Tuy nhiên, việc có được giấc ngủ ngon, sâu với nhiều người là khó khăn, đặc biệt là những người bị hành hạ bởi các triệu chứng của viêm viêm mũi, viêm xoang như nghẹt mũi, sổ mũi. Những triệu chứng này có ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn vì chúng thường kèm theo biểu hiện ho, khó thở.

Dưới đây tôi xin cung cấp một số mẹo nhỏ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn khi bị nghẹt mũi, sổ mũi. Bạn đọc có thể tham khảo và chia sẻ thông tin cho người xung quanh để góp phần giúp họ bớt khó chịu và nhanh khỏi bệnh.

Mẹo nhỏ giúp bạn ngủ ngon khi bị nghẹt mũi

Kê cao đầu khi ngủ

Thông thường, triệu chứng nghẹt mũi sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm. Vì vậy, việc gối cao đầu khi ngủ sẽ giúp bạn dễ thở hơn. Việc này đặc biệt hữu ích với trẻ nhỏ.

Vậy thì, gối đầu cao như thế nào là hợp lý?. Gối đầu sao cho cao hơn với thân người, và tạo với thân người một góc 15 độ được coi là hợp lý. Bạn không nên gối đầu quá cao hay quá thấp vì sẽ không có tác dụng, thậm chí còn khiến cho bệnh nặng thêm.

Gối đầu cao khi ngủ không những giúp bạn thở dễ ràng hơn, ngủ ngon giấc hơn mà còn có tác dụng thúc đẩy tốc độ điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang. Bởi vì, khi bạn gối cao đầu khi ngủ sẽ làm cho chất nhầy chảy xuống họng, sẽ không bị ứ đọng trong xoang, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong xoang.

Uống một tách trà

Bạn có thể uống một tách trà nóng, hòa thêm một ít nước chanh tươi để có thể làm giảm triệu chứng chảy nước mũi ngay lập tức [mũi bị nghẹt nước mũi chảy quá nhiều].

Đặc biệt là, trà gừng có thể giúp bạn giảm được tình trạng đau cơ và tạo ra một cảm giác thoải mái. Thêm vào đó là trà hoa cúc cũng là một lựa chọn tốt giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn.

Uống trà trước khi đi có tác dụng tuyệt vời, giúp cho bạn ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, nếu việc uống trà làm cho dạ dày của bạn khó chịu, bạn có thể ăn một chút bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn để làm dịu dạ dày.

Làm ẩm không khí

Không khí khô là một trong những tác nhân phổ biến gây viêm mũi, viêm xoang. Không những thế, nó còn khiến cho mũi của bạn bị khô rát, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian điều trị.

Bạn có thể đặt một chiếc máy phun sương tạo ẩm với khoảng cách hợp lý tới giường ngủ để có thể xoa dịu chứng nghẹt mũi và giảm cơn ho. Nếu bạn không có điều kiện để mua máy phu sương tạo ẩm thì có thể thay thế chúng bằng một thau nước sạch.

Lưu ý: chỉ nên sử dụng một máy phun sương ở trong phòng ngủ của trẻ con, không nên đặc quá gần có thể gây phỏng da của bé. Bạn nên vệ sinh máy sạch sẽ, để ráo nước máy phu sương hàng ngày để tránh ẩm mốc.

Mở rộng đường thở của bạn

Bạn có thẻ sử dụng thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường mũi. Bạn cũng có thể thử miếng dán chữa nghẹt mũi, nó sẽ giúp bạn mở rộng hốc mũi để thở. Nếu mũi của bạn bị đỏ và khô thì hãy thoa kem để làm dịu vùng da bị kích thích.

Cẩn thận khi sử sụng thuốc

Một số loại thuốc bạn dùng để chữa viêm mũi xoang có chứa thành phần làm cản trở giấc ngủ. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Không ăn nhiều sản phẩm từ sữa

Đối với 1 số người có cơ địa dị ứng, việc sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua có thể làm đặc chất nhầy [làm đặc nước bọt, hoặc sinh đờm ở cổ họng] khiến cho các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi trở nên tồi tệ hơn.

Sửa soạn chỗ ngủ

Một phòng ngủ được bày biện, bố trí một cách đẹp đẽ, khoa học sẽ cho bạn một giấc ngủ có chất lượng. Học viện Y học Mỹ về giấc ngủ [AASSM] gợi ý rằng có thể biến phòng ngủ của bạn giống như một “hang động bằng cách đảm bảo nó yên tĩnh, tối và mát mẻ.

Thư giãn trước khi ngủ

Giữ cho tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng giúp bạn dễ trôi vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể thử thực hành một số bài tập thư giãn như thiền hoặc hít thở để giúp bạn ngủ ngon hơn.

Xem thêm: Mẹo chữa nghẹt mũi

Kết luận: Bạn nên tập cho bản thân những thói quen lành mạnh để giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Ví dụ như: ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rửa tay thường xuyên, điều chỉnh mức độ căng thẳng, và đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Bạn hãy chăm sóc bản thân một chu đáo và yêu thưởng bản thân nhiều hơn.

Cách dứt tận gốc chứng sổ mũi, nghẹt mũi bằng thảo dược

Để bệnh nhanh dứt và tránh tái phát trở lại, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.

Đã có rất nhiều người bệnh phản hồi, chỉ cần dùng Xoang Bách Phục không cần kết hợp thêm phương pháp khác vẫn cho được kết quả phục hồi rất nhanh chóng.

Chị Trần Thị Phương –  Đông Anh, Hà Nội
đã không còn bị viêm xoang hành hạ sau hơn 20 năm khổ sở vì bệnh

Để tìm mua Xoang Bách Phục tại nhà thuốc gần nhất TẠI ĐÂY

Nghẹt mũi có thể là dấu hiệu tăng tiết dịch mũi khi bị kích thích thông thường hoặc là triệu chứng bệnh viêm mũi, viêm xoang,… Những cách trị nghẹt mũi đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn xử lý nhanh, loại bỏ tình khó chịu này ngay lập tức.

1. Hiểu về cơ chế gây chứng nghẹt mũi

Nghẹt mũi là do các niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang bị kích thích, tăng tiết chất nhờn để đào thải những chất lạ gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân thường gây nghẹt mũi bao gồm: cảm cúm, cảm lạnh và dị ứng.

Nghẹt mũi do tăng tiết dịch nhầy trong mũi khi bị kích thích

Cảm cúm và cảm lạnh làm phù nề lớp niêm mạc trong đường mũi, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh là nguyên nhân gây kích ứng. Dịch mũi được tiết ra nhiều hơn để làm sạch những tác nhân gây bệnh này cùng với kháng thể chết do chống lại tác nhân gây bệnh.

Nghẹt mũi cũng là dấu hiệu thường gặp của dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng, tăng tiết chất nhờn đào thải chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi, cản trở hô hấp.

Nghẹt mũi có thể tự hết hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Triệu chứng này tuy thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh, hãy áp dụng những cách điều trị dưới đây để loại bỏ nhanh chứng nghẹt mũi.

Nghẹt mũi ở trẻ nhỏ có thể gây khó thở cho trẻ

2. Cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản

Chứng nghẹt mũi xuất hiện khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và học tập? Hãy áp dụng những cách đơn giản dưới đây để hết nghẹt mũi nhanh chóng.

2.1. Trị nghẹt mũi đơn giản bằng liệu pháp massage

Massage là cách trị nghẹt mũi đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay khi triệu chứng xuất hiện. Các vị trí cần massage bao gồm:

Điểm giữa hai cung lông mày

Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở điểm giữa hai cung lông mày khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và chứng nghẹt mũi cũng được cải thiện. Cách này cũng áp dụng được với tình trạng khô niêm mạc mũi.

Hai bên cánh mũi

Khi bị nghẹt mũi, hãy xoa tròn hai bên cánh mũi từ 1 - 3 phút. Cách này sẽ giúp khai thông mũi, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và chứng nghẹt mũi khó chịu cũng vì thế mà được loại bỏ.

Điểm giữa mũi và môi

Khi bị nghẹt mũi, massage điểm giữa môi và mũi từ 2 - 3 phút sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Khi đó, đường thở sẽ trở nên thông thoáng hơn, nghẹt mũi cũng dần biến mất.

Chú ý: Tất cả các phương pháp trên chỉ có tính chất hỗ trợ, có thể có hiệu quả trong các trường hợp nhẹ hoặc không do tác nhân vi khuẩn, virus,... Vì vậy, để điều trị hiệu quả vẫn cần thăm khám thêm và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Tai - Mũi - Họng.

2.2. Trị nghẹt mũi với nước muối sinh lý

Cách trị nghẹt mũi tại nhà với nước muối sinh lý được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, làm sạch tốt, từ đó giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Các mao mạch trong xoang mũi bị được xoa dịu, giảm sưng hơn.

Nhỏ nước muối sinh lý sẽ làm giảm nghẹt mũi

Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc và đem theo người sử dụng nếu thường xuyên bị nghẹt mũi.

Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc viêm vòi tai hay các xoang khác. Tốt nhất bạn nên thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại viện theo chỉ định của bác sĩ và được các kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm thực hiện.

2.3. Cách trị nghẹt mũi bằng phương pháp xông hơi

Đây là cách chữa nghẹt mũi dân gian hiệu quả, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị thau nước nhỏ đựng đầy nước nóng, có thể thêm tinh dầu xả hoặc oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.

  • Dùng khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên, tránh để mặt và mũi quá sát nước tránh hơi nước nóng gây phỏng da.

Cách này cũng có thể áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần nếu bạn bị viêm mũi kéo dài và chứng nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện.

Bên cạnh xông hơi thì bạn có thể tắm nước ấm để làm ấm cơ thể, đồng thời độ ẩm nhà tắm sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy trong xoang mũi và giảm viêm. Nên ngâm mình thư giãn với bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng biến mất.

2.4. Uống trà gừng trị nghẹt mũi

Khi bị nghẹt mũi, một ly trà gừng mật ong nóng là cách chữa đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt với người bị nghẹt mũi do cảm lạnh. Cách pha chế trà gừng như sau:

  • Rửa sạch gừng tươi, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng.

  • Đợi khoảng 15 phút để nước trong cốc chuyển sang màu vàng của gừng.

  • Thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi thưởng thức.

Tuy nhiên, nếu đang mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thì cần chú ý hơn khi sử dụng gừng.

Uống trà gừng nóng giúp làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi

3. Điều trị nghẹt mũi với thuốc

Với nghẹt mũi thông thường do kích ứng hoặc bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi, những cách trị đơn giản trên sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng, nghẹt mũi kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến hoạt động hít thở, đặc biệt là ở người có cơ địa hô hấp nhạy cảm thì cần dùng thuốc điều trị.

Đa phần thuốc trị nghẹt mũi là thuốc không kê đơn, bạn có thể sử dụng khi bị nghẹt mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.1. Thuốc thông mũi dạng xịt

Thuốc xịt mũi là thuốc thường dùng nhất với các trường hợp nghẹt mũi, dị ứng mũi với thành phần dược chất như Oxymetazoline, Rhinex,… Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, thuốc có tác dụng giảm sưng tấy, giảm áp lực xoang và giảm tiết dịch nhầy, từ đó loại bỏ chứng nghẹt mũi. Ngoài thuốc xịt thì thị trường cũng có thuốc thông mũi dạng uống song ít phổ biến hơn.

Thuốc thông mũi dạng xịt có tác dụng nhanh chống nghẹt mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng dùng nhiều lần trong ngày và quá dài ngày có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan này. Để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất và tránh các biến chứng có thể xảy ra thì bạn cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

3.2. Thuốc kháng histamine

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi và các triệu chứng hô hấp khác là do dị ứng, cần dùng thuốc kháng histamin để kiểm soát dị ứng. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc kháng histamin khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc chưa xác định được nguyên nhân nghẹt mũi và do dị ứng.

Nghẹt mũi do dị ứng nặng cần dùng thuốc kháng histamin

Khi áp dụng các biện pháp điều trị trên nhưng tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm hoặc thường xuyên tái phát, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng có thể đã trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng thuốc điều trị và có thể cần dùng kháng sinh kê đơn.

Để được tư vấn điều trị và chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề