Bị bọ xít bay vào mắt bao lâu khỏi

Bọ xít vải, nhãn [Tessaratoma papillosa] có tên tiếng anh là litchi stink bug. Đây là loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây vải, nhãn. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam Trung Quốc, cùng 1 số nước Đông Nam Á và Nam Á như Thái Lan, Cam-pu-chia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan…Ở Việt Nam, loài này xuất hiện cả miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc có mùa đông lạnh, chúng qua đông trên các loại cây vải, nhãn hay các bụi cây khác xung quanh vườn. Khi mùa xuân ấm áp, nhãn, vải nở hoa, thì bọ xít chuyển qua tấn công lên cây vải, nhãn, chích hút nhựa ở các bộ phận đọt lá non, hoa, cuống hoa, quả... làm cho các bộ phận này bị khô và chết. Ngược lại ở miền Nam nhiệt độ ấm áp quanh năm, sâu phân bố rải rác ra các tháng trong năm.

Trứng bọ xít có dạng hình tròn, màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu hồng tối, đến khi sắp nở sẽ có màu đen. Trứng bọ xít thường bám rất chặt vào quần áo, lá cây. Khi chưa nở trứng bọ xít không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sau khoảng vài ngày bọ xít con nở ra nếu vô tình chạm vào chất dịch màu vàng do loại bọ này tiết ra sẽ khiến da bị phồng rộp, tổn thương.

Các giai đoạn phát triển bọ xít vải, nhãn [nguồn: Du Jin, Khám phá]

Chất dịch màu vàng do bọ xít tiết ra có chứa loại axit rất mạnh [chủ yếu là trans-2-decenal và trans-2-octenal, n-tridecane… các chất này là các aldehyd, khi thoát ra ngoài không khí do quá trình oxi hóa khử mà sinh ra ion H+, vì thế nếu tiếp xúc với chất tiết này sẽ gây nên tổn thương bỏng hóa học tương tự như bỏng acid], khi tiếp xúc với da ngay lập tức sẽ khiến da bị tổn thương, phồng rộp, đau rát thậm chí là lở loét. Trong trường hợp nguy hiểm, nếu bị dính nước dịch này vào mắt có thể gây mù lòa.

1. Triệu chứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng [Irritant contact dermatitis]

  • Tương tự như bỏng acid: Đau rát, nóng khi bị tiếp xúc chất dịch. Trạng thái đau xuất hiện muộn.
  • Nhẹ: Vùng tổn thương có màu vàng, sau chuyển qua màu nâu sẫm có thể để lại vết thâm khó mất
  • Nặng: Tổn thương có hình giọt nước chảy hoặc đám mực rơi thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ nhưng sau đó sẽ xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.

Nếu dịch bọ xít dính vào mắt có thể gây viêm giác mạc làm giảm thị lực tạm thời.

Hình ảnh sang thương của bệnh nhân bị dính dịch tiết của bọ xít [nguồn: Du Jin, Khám phá]

2. Điều trị viêm da tiếp xúc do bọ xít

Trường hợp dịch bọ xít dính vào người, tuyệt đối không được dùng tay lau, xoa sẽ khiến chất dịch nhanh chóng lan sang các vị trí khác và nặng hơn. Cần dùng nước sạch, xối mạnh vào vùng da tiếp xúc với bọ xít và dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa. Nếu da xuất hiện tình trạng phỏng rộp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm.

Trường hợp chẳng may bị dịch bọ xít bắn vào mắt, tuyệt đối không được dùng tay dụi sẽ có thể làm niêm mạc bị tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn. Nên dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần và dùng khăn sạch để thấm hết dịch hoặc chớp mắt liên tục 15-20 phút trong bát nước sạch. Nếu mắt có hiện tượng mờ đi, sưng đỏ, xung huyết cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị ngăn ngừa bến chứng ảnh hưởng đến thị giác.

3. Phòng chống

Mùa hè, khi phơi quần áo nên tránh các vị trí phơi gần cây cối có bọ xít sinh sống. Khi mặc quần áo cần kiểm tra thật kỹ cả 2 mặt của quần áo, khăn tắm,… để phát hiện trứng bọ xít và loại bỏ kịp thời.

Khi thấy bọ xít không nên dùng tay đập mà nên dùng một dụng cụ bắt sau đó giết bỏ, phần dịch bọ xít tiết ra nên lau sạch.

BS. Nguyễn Thảo Phương; TS. Đoàn Bình Minh

Trong cuộc sống, mỗi người sẽ khó tránh khỏi việc côn trùng bay vào mắt. Tuy nhiên, xử trí đúng cách sẽ giúp mắt bạn được an toàn cũng như thị lực được đảm bảo.

Có thể nói, côn trùng cũng là một loại dị vật sinh học nên khi bay vào mắt, mắt dễ bị kích thích, gây viêm nhiễm, nhìn mờ, chảy nước mắt kéo theo rất nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Vì thế, cần tìm hiểu cách xử trí đúng đắn để bạn có thể ứng phó kịp thời khi rơi vào trường hợp này.

Những hoàn cảnh dễ bị côn trùng bay vào mắt

Trong những ngày hè, đặc biệt là vào chiều tối, có rất nhiều côn trùng bay trong không trung. Khi điều khiển giao thông, nếu không đội mũ bảo hiểm, đeo kính thì các côn trùng rất dễ bay vào mắt.

Với vận tốc đi xe máy từ 40 – 60km/h, cộng với vận tốc bay của côn trùng, côn trùng cũng dễ trở thành một “viên đạn” có sức công phá mạnh đến các bộ phận của mắt. Các loại côn trùng thường có rất nhiều lông, các lông tơ này có thể xuyên qua giác mạc, nằm sâu trong tiền phòng.

Các dị vật sinh học này thường kích thích rất nhiều, dễ gây viêm nhiễm, chảy nước mắt, nhìn mờ. Hậu quả nghiêm trọng khi không xử trí đúng cách dễ gây cho mắt sự kích thích kéo dài, mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt và giảm thị lực.

Các cách xử trí sai khi côn trùng bay vào mắt

Khi bị côn trùng bay vào mắt, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc nhờ bác sĩ can thiệp, đến ngay các phòng khám để kịp thời nhờ xử trí từ giới chuyên môn. Tuy nhiên, ngay lúc côn trùng bay vào mắt thì việc sơ cứu cũng hết sức quan trọng. Sơ cứu sai cũng có thể làm tình trạng của mắt bị nặng hơn, việc xử trí sau khi sơ cứu cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Vì thế, khi bị côn trùng bay vào mắt, cần tránh các cách xử trí sau:

– Dụi mắt: Khi côn trùng bay vào mắt, kết mạc sẽ bị ửng đỏ do kích ứng. Tuy nhiên, việc dụi mắt khi có dị vật rơi vào mắt quá mạnh, côn trùng quá lớn có thể khiến tổn thương nặng hơn, dị vật vào sâu hơn, có thể gây tróc biểu mô giác mạc, rách võng mạc, nhiễm trùng mắt, thậm chí là mù lòa trong thời gian ngắn.

– Thổi vào mắt: Khi côn trùng bay vào mắt, một thói quen của nhiều người thường là nhờ người khác thổi. Điều này được các bác sĩ nhãn khoa cho rằng vô cùng nguy hiểm vì trong nước bọt của người thổi có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể xâm nhập qua đường thổi và gây viêm nhiễm mắt.

Đặc biệt là khi côn trùng mắc trong mắt có nọc độc thì việc thổi vào mắt sẽ khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn, thậm chí lông của côn trùng có thể xuyên sâu gây chảy nước mắt, viêm nhiễm, suy giảm thị lực. Nếu là kiến ba khoang thì chúng ta có khả năng bị bỏng giác mạc, thậm chí mù lòa.

– Tự nhỏ thuốc đau mắt, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm đặc biệt là corticoid khi chưa có sự can thiệp, chỉ định, kê đơn của các bác sĩ. Nhỏ thuốc có thể làm dịu mắt ở thời điểm sử dụng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thị lực sau này.

– Tự dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt theo mách bảo của dân gian cũng vô cùng nguy hiểm cho mắt.

Cách xử trí đúng khi côn trùng bay vào mắt

Khi côn trùng bay vào mắt, cách xử trí đúng là cần nhúng mắt vào một cốc nước sạch và nháy mắt liên tục để côn trùng trôi ra ngoài. Nếu cảm thấy côn trùng hay một phần của côn trùng còn trong mắt khiến mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Chớp mắt thật nhanh: Phản xạ chớp mắt chính là cách tốt để làm sạch mắt. Chớp mắt nhanh có thể loại bỏ được các loại côn trùng nhỏ. Nếu bị chảy nước mắt, nên để nước mắt chảy ra ngoài để loại bỏ sạch côn trùng trong mắt một cách tự nhiên.

– Dùng gạc hoặc khăn ướt: Làm ẩm một miếng gạc, hoặc miếng vải nhỏ bằng cotton với nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chấm lên mắt để lấy côn trùng mắt kẹt trong mắt. Lưu ý không chà hoặc tạo quá nhiều lực lên giác mô của mắt, vì đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị đau nếu chạm vào.

– Kéo mí mắt: Thao tác này được thực hiện cụ thể là kéo mí mắt rồi lại chớp mắt vài lần nữa, sẽ giúp lấy các dị vật nhỏ ra khỏi mí mắt, nên lặp lại quá trình nhiều lần nếu chưa lấy được dị vật.

– Dùng thuốc nhỏ mắt: Nếu côn trùng vẫn ở trong mắt sau khi chớp mắt nhiều lần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt giúp quá trình đẩy côn trùng ra ngoài được nhanh chóng.

Việc điều trị lấy dị vật sinh học rất nan giải. Do lông côn trùng rất nhỏ, dài, dễ gãy nên quá trình lấy dị vật ra là rất khó khăn. Nếu muốn lấy hết dị vật thì có thể làm tổn thương giác mạc trầm trọng. Trường hợp không lấy được dị vật, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tích cực. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi quá trình viêm ổn định, để thải hết lông côn trùng.

Hạn chế côn trùng bay vào mắt bằng cách phòng tránh

Do điều trị dị vật do côn trùng rất khó khăn, bệnh nhân bị giảm thị lực nhiều nên việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Khi đi xe máy, nên đội mũ bao hiểm có kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt.

Chăm sóc mắt bằng cách đeo kính đi đường ban đêm, chúng ta thường bị lóa mắt, nhất là khi có đèn pha của xe đi ngược chiều, nhưng sau một thời gian đeo kính sẽ nhanh chóng quen với hiện tượng này.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Bùi Hải Yến

Video liên quan

Chủ Đề