Bệnh viện đa khoa việt nhật - viện y học cổ truyền trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tọa lạc tại số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền. Vậy bệnh viện có chất lượng ra sao? Thời gian làm việc như thế nào? Để biết thêm các thông tin chi tiết về bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây từ Medplus.

Tổng quan về bệnh viện

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương được thành lập vào năm 1957 với tên gọi là Viện nghiên cứu Đông y. Mãi đến năm 2003, viện mới chính thức đổi tên thành bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và được giữ cho đến nay. Bệnh viện YHCT Trung ương là bệnh viện đầu ngành về YHCT và là Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện hoạt động với quy mô 630 giường bệnh và 34 khoa phòng và trung tâm được chia thành 4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chức năng.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Chức năng và nhiệm vụ chính của bệnh viện

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương luôn thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ:

1. Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

2. Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

3. Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại.

5. Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh.

6. Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài bệnh viện.

7. Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền.

Các chuyên khoa tại bệnh viện

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có 10 phòng chức năng, 16 khoa thuộc khối lâm sàng, 7 khoa thuộc khối cận lâm sàng, quầy thuốc và trung tâm sản xuất thuốc y học cổ truyền với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, sản xuất thuốc…

Khối Lâm Sàng

  • Khoa Nội
  • Khoa Lão
  • Khoa Phụ
  • Khoa Ngoại
  • Khoa Da Liễu
  • Khoa Nội – Nhi
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Thận tiết niệu và Nam học
  • Khao Đa khoa ngũ quan
  • Khoa Hồi sức cấp cứu
  • Khoa Châm cứu dưỡng sinh
  • Khoa Khám bệnh tự nguyện chất lượng cao
  • Khoa Khám bệnh và kiểm soát ung bướu
  • Khoa Cơ xương khớp

Khối Cận Lâm Sàng

  • Khoa Dược
  • Quầy thuốc
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Đông y thực nghiệm
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Dinh dưỡng

Các Trung Tâm

  • Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
  • Trung tâm Hợp tác quốc tế
  • Trung tâm Nghiên cứu và điều trị bệnh lí cột sống
  • Trung tâm kỹ thuật cao

Thời gian làm việc

Hiện tại, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đang tiếp nhận bệnh nhân thăm khám và điều trị với khung giờ cụ thể như sau:

Thứ Hai – Thứ Sáu:

  • Buổi sáng: 07:00 – 11:30
  • Buổi chiều: 12:45 – 17:00

Thứ Bảy & Chủ Nhật: bệnh viện không làm việc

Lưu ý nhỏ cho các bạn vì bệnh viện không làm việc vào ngày cuối tuần nên các bạn có ý muốn đến bệnh viện thăm khám và điều trị, các bạn hãy tranh thủ sắp xếp thời gian, công việc để đến bệnh viện đúng như khunggiờ đã nêu ở trên nhé.

Quy trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT với quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và giấy tờ tùy thân [đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến] để nhân viên y tế có thể làm thủ tục khám chữa bệnh. Đối với bệnh nhi, phụ huynh cần xuất trình giấy khai sinh và hộ khẩu [nếu có yêu cầu]

Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 4: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt

Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám [nếu có] từ bác sĩ
  • Đóng chi phí chênh lệch tại quầy thu phí [nếu có]. Đồng thời nhận số thứ tự lãnh thuốc
  • Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân thực hiện đóng dấu cận lâm sàng tại quầy thu phí để xác nhận
  • Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
  • Nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét kết quả và  tiến hành chẩn đoán bệnh lý.

Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ

Bước 8: Đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí [nếu có] và nhận số thứ tự lãnh thuốc

Bước 9: Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 3: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám [nếu có] từ bác sĩ
  • Đóng chi phí và lãnh thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân đến quầy thu phí, đóng chi phí cận lâm sàng
  • Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
  • Nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét kết quả và chẩn đoán bệnh lý.

Bước 6: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ

Bước 7: Đóng tiền và nhận thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Ngoài ra bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn cung cấp dịch vụ đặt lịch khám trực tiếp ngay trên trang web bệnh viện. Như vậy giúp bệnh nhân tiết kiệm được một khoảng thời gian chờ đợi lấy số và quá trình thăm khám cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.

Thông tin liên hệ

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: 024 3826 3616.

Website: //nhtm.gov.vn

Như vậy, với những thông tin ở trên, Medplus mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích khi đi thăm khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương . Đừng quên cho chúng tôi và các độc giả khác biết suy nghĩ và cảm nhận của bạn tại đây nhé.

Ngoài ra, đừng quên tham khảo các cơ sở y tế khác được songkhoe.medplus.vn cập nhật mỗi ngày.

Nguồn tham khảo

//nhtm.gov.vn/

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về YHCT - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền [YHCT] của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ươngVị tríVị tríTọa độLoại bệnh việnGiườngLịch sửThành lậpLiên kếtĐiện thoạiWebsite

số 29 phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
21°00′30″B 105°49′10″Đ / 21,008432°B 105,819452°Đ / 21.008432; 105.819452
Bệnh viện chuyên khoa
550
1957
+84-04-3826 3616
nhtm.gov.vn

Bệnh viện có 23 khoa phòng, 3 trung tâm được chia thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng. Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 02 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I. 1/3 cán bộ đại học và trên đại học. Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước.

Bệnh viện có 550 giường bệnh, có các khoa lâm sàng nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu dưỡng sinh, người có tuổi, hồi sức cấp cứu, v.v..., có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

Mục lục

  • 1 Chức năng nhiệm vụ
  • 2 Các danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng Bệnh viện
    • 2.1 Bệnh viện
    • 2.2 Cá nhân
  • 3 Tham khảo

Chức năng nhiệm vụSửa đổi

  1. Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại
  2. Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, hiện đại hóa Y Dược học cổ truyền.
  3. Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước
  4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, tham mưu cho Bộ Y tế chỉ đạo mạng lưới chuyên môn xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại
  5. Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh.
  6. Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài Bệnh viện
  7. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Bệnh viện.
  8. Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền.

Các danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng Bệnh việnSửa đổi

Bệnh việnSửa đổi

  • Huân chương Độc Lập hạng Ba [1997] hạng Nhì [2007], hạng Nhất [2012]
  • Huân chương Lao động hạng Nhì [1981] hạng Nhất [1985]
  • Huân chương Chiến Công hạng Ba [1996]

Cá nhânSửa đổi

  • Anh hùng Lao động: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư. Lương y Nguyễn Sĩ Lâm
  • Huân chương Độc lập hạng Ba: Giáo sư. Lương y Nguyễn Sĩ Lâm [1985]
  • Huân chương Lao động hạng Nhì: Giáo sư Hoàng Bảo Châu [1996]
  • Huân chương Lao động hạng Ba: Giáo sư Trần Thuý [1999], PGS.TS Chu Quốc Trường [2007]
  • Huân chương chiến công hạng Nhất: PGS. TS Chu Quốc Trường [1996]
  • Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ: Giáo sư Hoàng Bảo Châu
  • Nhà giáo Nhân dân: Giáo sư Trần Thúy
  • Thầy thuốc Nhân dân: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư Nguyễn Sĩ Lâm, Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Giáo sư Nguyễn Văn Thang, PGS.TS. Chu Quốc Trường, PGS.TS. Trần Quốc Bình.
  • Thầy thuốc ưu tú: LY.BS Tống Trần Luận, TS Bùi Kim Chi, BS Phó Đức Thảo, GS Ngô Văn Thông, BS Nguyễn Đức Minh, BS Võ Thị Xuân Trà, BS Nguyễn Văn Trinh, BS CKII Trần Thị Loan, PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, BS CKII Phạm Thị Hồng Tuyến, PGS.TS Chu Quốc Trường, BS CKII Nguyễn Văn Tuyến, BS CKII Hoàng Đình Lân, BS CKII Nguyễn Thị Nhuần, BS CKII Nguyễn Thị Thu Phong, TS Nguyễn Thị Minh Tâm, DS Phan Thị Hòa, PGS.TS. Vũ Nam, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, BSCKII Nguyễn Thị Phương Chi

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề