Bệnh sán chó uống thuốc trong bao lâu

Bệnh sán chó còn được gọi là bệnh giun sán chó mèo. Có 2 loại giun [ký sinh trùng] gây bệnh sán chó ở người là toxocara canis [ký sinh trên chó] và toxocara cati [ký sinh trên mèo].

Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em và thanh-thiếu niên thường xuyên tiếp xúc với chó hoặc mèo không được vệ sinh kỹ lưỡng. Quá trình và tốc độ lây lan bệnh sán chó phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen sinh hoạt, tần suất tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun và nguồn đất nhiễm phân chó, mèo.

Đặc điểm chung của bệnh sán chó

Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ ấu trùng giun sán xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít và thể trạng của người bệnh. Nếu bạn nhiễm giun sán do ăn phải gan động vật có mầm bệnh chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh cực kỳ ngắn, có thể là vài ngày, thậm chí vài giờ.

Khi bạn nuốt phải ấu trùng giun, sán vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến ruột non rồi tiến đến gan. Từ đây, ấu trùng bám vào hệ tuần hoàn và hệ thống hạch bạch huyết để di trú đến nhiều bộ phận cơ thể khác như mắt, bụng, phổi, tay, chân… Ở đó, chúng sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh. Dù chúng không thể lớn lên và sinh sôi trong cơ thể người nhưng nếu không được điều trị, chúng sẽ sinh sống ở các bộ phận nội tạng của chúng ta trong nhiều năm và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm trứng giun, sán từ chó, mèo thì bạn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người hay ăn thịt chó, thịt mèo cũng có nhiều khả năng nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sán chó

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sán chó. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là thường xuyên tiếp xúc gần gũi với chó, mèo không được vệ sinh sạch sẽ, tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị nhiễm phân chó, mèo.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp khác là do ăn các loại rau, củ, quả trồng ở vùng đất bị nhiễm phân chó, mèo nhưng không được rửa kỹ hoặc nấu chín.

Triệu chứng bệnh sán chó

Hầu như bệnh không gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đặc biệt nên người bệnh rất khó nhận biết cho đến khi dấu hiệu bệnh giun sán thể hiện rõ rệt ra bên ngoài như:

  • Ngứa ở vùng cơ thể bị nhiễm giun, sán
  • Ho nhiều, đau ngực
  • Thường xuyên đau bụng, khó tiêu dù đã dùng nhiều biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa
  • Sút cân dù ăn nhiều và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
  • Thường xuyên bị sốt
  • Trong trường hợp nặng, mật độ giun sán ký sinh nhiều trong cơ thể thì bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải hội chứng viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, đau bụng, viêm màng bồ đào và tăng bạch cầu. Nếu trình trạng bệnh không được can thiệp y khoa kịp thời, bệnh nhân có thể “sống chung” với những triệu chứng này qua nhiều năm với cấp độ nặng dần.

Bệnh sán chó ở mắt

Bệnh sán chó ở mắt là tình trạng ấu trùng giun đã di chuyển đến mắt và lưu trú ở đó. Dù tương đối hiếm gặp nhưng đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng viêm màng bồ đào. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh-thiếu niên hơn là người lớn.

Việc chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt tương đối khó khăn vì đây là tình trạng không phổ biến và có biểu hiện không đồng nhất ở từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, đa số ca bệnh nhiễm sán chó ở mắt đều ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng như đau mắt, nhạy cảm quá mức với ánh sáng, mắt mờ và nổi gân máu bất thường.

Bệnh sán chó ở mắt thường không được tiên lượng cho đến khi bệnh nhân thực hiện các cuộc kiểm tra sàng lọc về thị lực hoặc các bệnh lý thường xảy ra ở mắt nhưng không có kết quả. Sau đó, bác sĩ có thể gợi ý cho bạn làm một số thủ tục xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt.

Ngay khi phát hiện và được chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt, bệnh nhân cần phải tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Liệu trình điều trị bắt đầu càng sớm thì bệnh nhân càng có nhiều cơ hội ngăn chặn ấu trùng giun, sán di chuyển đến khu vực võng mạc của mắt.

Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng giúp mắt tiếp nhận hình ảnh từ cuộc sống. Nếu ấu trùng giun, sán di chuyển đến và cư trú ở võng mạc, chúng sẽ làm tổn thương khu vực này khiến mắt bị hạn chế tầm nhìn, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Điều trị bệnh sán chó

Quá trình điều trị bệnh sán chó ở mắt nói riêng và bệnh sán chó nói chung tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Dựa vào mức độ nặng, nhẹ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản thân hoặc tự ý mua thuốc về uống.

Bệnh sán chó có thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân sẽ có phản ứng nhạy cảm hơn với ấu trùng giun, sán. Vì thế, những người này có nguy cơ cao bị tái phát nếu tiếp xúc với chó, mèo bị giun, sán, hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm trứng giun.

Với những bệnh nhân mắc bệnh sán chó ở những khu vực nhạy cảm như mắt, não, nếu không đạt được hiệu quả điều trị sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc để bạn tiến hành phẫu thuật.

Cách phòng ngừa bệnh

Nếu trong gia đình bạn có nuôi chó hoặc mèo, hãy tẩy giun định kỳ cho thú cưng. Thời gian tẩy giun thích hợp là khi vật nuôi được 3 tuần tuổi. Lúc này, bạn cần tẩy giun nhắc lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần cho chó, mèo. Sau đó, cứ 6 tháng/lần, bạn lại tẩy giun định kỳ cho chúng.

Xây dựng thói quen vệ sinh tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc rửa rau thật sạch trước khi ăn sống hoặc chế biến.

Thường xuyên vệ sinh môi trường ở khu vực mình sinh sống, đặc biệt là ở những khu có phân chó, mèo hoặc khu vui chơi trẻ em.

Với trẻ em, phụ huynh hãy thường xuyên cắt móng tay vì bé hay có thói quen ngậm tay hoặc bốc thức ăn đưa vào miệng. Móng tay dài của bé có thể nơi sinh sống lý tưởng của ấu trung giun, sán và các loại ký sinh trùng khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiễm sán chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là chó. Bệnh sán chó thường gặp ở trẻ từ 3 - 10 tuổi và ít gây bệnh ở người lớn.

Khi chó bị nhiễm sán, sau khi ký sinh và trứng sán sẽ được phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua quá trình phóng uế của chó. Ngoài ra hậu môn của chó là nơi chứa rất nhiều trứng sán, khi chó liếm hậu môn rồi liếm lên thân thể chúng, liếm lên vật dụng sinh hoạt của chúng ta, vô tình chúng phát tán loại trứng sán này khắp mọi nơi.

Đặc biệt khi ăn phải rau sống hay vuốt ve chó, tiếp xúc các vật dụng có dính trứng sán, khi vào trong cơ thể người, nếu không bị thực bào, sau 5 tháng trứng sán phát triển thành nang sán.

Chu trình phát triển của sán chó

Nang sán chứa 2 triệu đầu sán. Một khi nang sán vỡ ra, nó sẽ phóng thích ra hàng triệu đầu sán non theo máu ký sinh khắp nơi trên cơ thể như phổi, gan, lách, não.

Khi sán kim xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở xung quanh và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.

Khi nang sán bị vỡ, chúng sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này.

Các kĩ thuật hiện nay là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Nếu nó dương tính đồng nghĩa là bạn từng nhiễm con này vào 1 thời điểm nào đó trong cuộc sống, không nói lên được hiện tại cái con đó còn sống trong cơ thể bạn hay không..

Sau khi ăn phải con giun này, kháng thể sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó ... Và tồn tại rất là lâu, vẫn có thể phát hiện ra kháng thể sau 2,8 năm bằng kỹ thuật ELISA, 5 năm bằng kỹ thuật WESTERN-BLOT kể cả khi con giun đã chết hoặc bị tống hết ra ngoài từ lâu.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn xét nghiệm thì khả năng dương tính rất cao. Nếu bạn có biểu hiện lâm sàng chẳng hạn như mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán toxocara [+], đã loại hết các nguyên nhân khác .... kèm theo đó xét nghiệm công thức máu nếu có bạch cầu ái toan tăng cao thì người ta mới nghĩ tới là bạn đang thực sự nhiễm sán chó và khi đó mới điều trị.

Bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào?

Còn nếu chỉ đơn thuần bạn có huyết thanh chẩn đoán toxocara [+] ngoài ra không có gì khác thì không cần điều trị. Trong trường hợp này, việc bạn có cần uống thuốc hay không là tùy kết quả thảo luận của bạn với bác sĩ.

Để phòng bệnh sán chó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thực hiện việc ăn chín uống sôi, thường xuyên giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc hay đùa giỡn với chó.
  • Nên đưa chó đi thăm khám định kỳ cũng như là điều trị triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó dễ dàng lây từ chó sang người mặc dù ít gặp nhưng chúng ta vẫn phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm.

Việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng con người.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dấu hiệu khi nhiễm sán lợn | Sán lợn có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề