Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm được hiểu là sổ gửi tiền của người dân ở ngân hàng, trong sổ ghi rõ thông tin số tiền gửi ban đầu, lãi suất tiết kiệm và thời hạn gửi tiền.

Nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm bằng cách mở sổ tại ngân hàng, thay vì mua vàng hoặc đầu tư đất, chứng khoán để vừa có tiền lại tránh nhiều rủi ro.

Những lợi ích khi mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng

Ngoài gửi tiền online qua hệ thống internet banking, người dân có thể đến trực tiếp ngân hàng để mở sổ tiết kiệm. Lợi ích của những sổ tiết kiệm này chính là khoản sinh lời từ số tiền gốc.

Ngoài gửi tiền online, người dân có thể đến trực tiếp ngân hàng để mở sổ tiết kiệm. Ảnh: Gia Miêu

Tùy vào thời điểm mở sổ tại ngân hàng, kỳ hạn gửi và lãi suất quy định mà người dân sẽ nhận được số tiền tương ứng. Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng các kỳ hạn gửi theo tháng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng; hoặc 1 năm, 2 năm, 3 năm... Càng gửi tiền ở kỳ hạn dài, mức lãi suất tiền gửi càng cao.

Không chỉ nhận lãi suất, mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng cũng có độ an toàn cao. Bởi hệ thống ngân hàng luôn có bảo mật chặt chẽ, biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ tiền cho khách hàng.

Ngoài ra, nếu người dân sử dụng tiền để thanh toán có thể chọn gửi tiền không kỳ hạn để rút bất kỳ lúc nào.

Điều kiện làm sổ tiết kiệm

Các ngân hàng luôn khuyến khích người dân mở sổ tiết kiệm, với điều kiện như:

- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có chứng minh thư nhân dân [CMND] hoặc căn cước công dân [CCCD], hộ chiếu còn hiệu lực.

- Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; nếu cá nhân chưa đủ 15 -18 tuổi, muốn gửi tiết kiệm cần xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình. Ví dụ, giấy tờ về thừa kế, giấy tờ về việc tặng, cho tài sản được công chức, chứng thực của pháp luật...

- Số tiền gửi của người dân lớn hơn số tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm mà ngân hàng quy định.

- Nếu mở sổ tiết kiệm tại quầy thì số tiền gửi tối thiểu 5 triệu đồng hoặc 10 triệu đồng trở lên.

- Nếu mở sổ tiết kiệm online, người dân có thể chọn tiết kiệm gửi góp. Mức tiền tối thiểu do ngân hàng đó quy định.

Các bước mở sổ tiết kiệm nhanh nhất

Nếu mở sổ tại ngân hàng, người dân đem CMND/CCCD tới quầy giao dịch. Chọn sổ tiết kiệm với kỳ hạn mong muốn. Sau đó, nhân viên sẽ hướng dẫn và làm thủ tục mở sổ tiết kiệm.

Còn nếu người dân mở sổ tiết kiệm online, có thể mở app banking trên điện thoại. Chọn mục mở sổ tiết kiệm và điền thông tin. Sau đó nạp tiền và xác nhận giao dịch.

Nội dung liên quan đến câu hỏi của bạn Trần Thị Thu được nêu tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định về tiền gửi tiết kiệm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2019.

Cụ thể, Điều 3, Điều 6 và Điều 10 của Thông tư 48/2018/TT-NHNN nêu rõ:

Điều 3. Người gửi tiền

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Điều 6. Hình thức tiền gửi tiết kiệm

1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:

a] Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định.

b] Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.

Điều 10. Đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm

1. Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín dụng xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

3. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

4. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

5. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính người gửi tiền.

Căn cứ vào những quy định trên, con gái của bạn Trần Thị Thu sinh ngày 19/10/2006 [chưa đủ 15 tuổi] vẫn được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng với điều kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Mặt khác, theo quy định, đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Do đó, bạn có thể gửi tiết kiệm và nhận chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ./.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ tiết kiệm?

Cụ thể: Trường hợp con đã đủ 15 tuổi trở lên thì con có thể tự mình quản lý tài sản thuộc sở hữu riêng của mình hoặc con nhờ cha mẹ quản lý tài sản thay cho con. Trường hợp con dưới 15 tuổi hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ là người quản lý tài sản riêng cho con.

Mẹ muốn mở thẻ tiết kiệm đứng tên là Con cần thủ tục gì?

Để mở sổ tiết kiệm dành cho con, khách hàng cần đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và xuất trình các giấy tờ: Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người giám hộ/đại diện theo pháp luật. Giấy khai sinh của bé hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ/đại diện theo pháp luật.

Sổ tiết kiệm là như thế nào?

Sổ tiết kiệm là một loại giấy biên nhận thể hiện số tiền bạn đã gửi tại ngân hàng kèm theo thông tin về lãi suất và số tiền lãi mà bạn sẽ nhận được theo mức lãi suất được áp dụng. Sổ tiết kiệm này là duy nhất cho từng khách hàng và thể hiện chính xác số tiền và lãi suất đã thỏa thuận giữa bạn với ngân hàng.

Sổ tiết kiệm bao nhiêu người đứng tên?

Tại Điều 6, Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Chủ Đề