Bao nhiêu năm thì nhat thuc có một lần

Mỗi năm có ít nhất bốn lần: hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực. Tổng số lần nhật thực và nguyệt thực trong một năm là bốn lần, tuy nhiên có năm có thể lên đến năm, sáu lần, thậm chí có thể là bảy lần.

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực kích thích sự quan tâm nhiều nhất trong các sự kiện thiên văn học. Khi nhật thực hoặc nguyệt thực xảy ra, Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ thẳng hàng trong không gian.

Hiện tượng nhật thực toàn phần vào tháng 8/1999 được chụp bởi Fred Espenak. Hình ảnh này là sự kết hợp bởi 22 bức ảnh đã được xử lý.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 27/10/2004 được chụp bởi Fred Espenak của NASA. Ông còn được gọi là Mr. Eclipse.

Mỗi năm có bao nhiêu lần nhật thực, nguyệt thực? Câu trả lời tùy thuộc vào từng năm. Một năm có tổng số lần nhật nguyệt thực tối thiểu là 4, như năm 2014 chẳng hạn. Nhưng lại có những năm con số này là 5 [ví dụ năm 2013, 2018 và 2019] hoặc là 6 [như năm 2011 và 2020]. Tuy nhiên lại có năm 7 lần [như năm 1982 và 2038]. Tuy nhiên, thật hiếm để tổng số lần nhật, nguyệt thực trong một năm là 7. Lần gần đây nhất là năm 1982 và trong tương lai sắp đến sẽ là năm 2038. Bất kỳ năm nào có 7 lần nhật, nguyệt thực đều phải có lần xảy ra đầu tiên vào tháng 1 và lần kết thúc rơi vào tháng 12.

4 lần nhật, nguyệt thực năm 2014:

Ngày 15/4: Nguyệt thực toàn phần

Ngày 29/4: Nhật thực hình khuyên

Ngày 7-8/10: Nguyệt thực toàn phần

Ngày 23/10: Nhật thực một phần

Có thể có 3 lần nhật, nguyệt thực trong một tháng dương lịch không? Thật hiếm để xảy ra hiện tượng nhật, nguyệt thực 3 lần trong một tháng. Lần gần đây nhất xảy ra là vào năm 2000, và lần tiếp đến sẽ là năm 2206!

Nhưng phổ biến hơn là xảy ra 3 lần nhật, nguyệt thực trong một tháng âm lịch. Lần gần đây nhất xảy ra là vào năm 2013, và tiếp đến sẽ là năm 2018.

Ba lần nhật, nguyệt thực trong một tháng, có thể là một lần nhật thực xen kẻ hai lần nguyệt thực hoặc là một lần nguyệt thực, xen kẻ giữa hai lần nhật thực trong cùng tháng đó.

Năm xảy ra 7 lần nhật, nguyệt thực có thể là 5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc ngược lại, 5 lần nguyệt thực và 2 lần nhật thực, cũng có thể là 4 lần nhật thực và 3 lần nguyệt thực, hoặc 4 lần nguyệt thực và 3 lần nhật thực.

Nhật thực, xảy ra trong vòng 2 tuần của nguyệt thực, hoặc ngược lại. Cũng có thể là 2 tuần của hai năm khác nhau. Ví dụ nhật thực toàn phần vào cuối năm, như ngày 25/12/1935, theo sau đó là lần nguyệt thực khoảng 2 tuần sau, vào ngày 8/1/1936. Ví dụ khác, sau lần nhật thực ngày 19/12/2121 thì khoảng hai tuần sau sẽ đến lần nguyệt thực, đó là ngày 2/1/2132.

Có thể xảy ra 8 lần nhật, nguyệt thực trong một năm? Không. 8 lần nhật, nguyệt thực sẽ xảy ra trong thời gian tối thiểu là 12,5 tháng âm lịch [khoảng 369 ngày] trong khi một năm dương lịch chỉ có 365 hoặc 366 ngày.

Mặc dù mỗi năm có ít nhất hai lần xảy ra nguyệt thực, thì một hoặc cả hai lần đó đều có thể là nguyệt thực nửa tối, nghĩa là Mặt Trăng không đi vào vùng che khuất hoàn toàn của Trái Đất. Trong năm 2016, cả hai lần nguyệt thực đều là nguyệt thực nửa tối. Sơ đồ minh họa nguyệt thực nửa tối ngày 16/03/2014.

Tóm lại: Bất kỳ năm nào cũng có tối thiểu là bốn lần nhật, nguyệt thực: Hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực. Tuy nhiên có năm lại có đến 5, 6 và tối đa là 7 lần nhật, nguyệt thực.

Sau hôm nay, phải đến năm 2031, người dân Việt Nam mới lại cùng nhau chứng kiến hiện tượng nhật thực trên toàn quốc.

Nhật thực là gì?

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm tuần tự trên một đường thẳng. Tại một số điểm trên Trái Đất, Mặt Trăng sẽ che bớt một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời, gây nên hiện tượng nhật thực.

Do Mặt Trăng che mất Mặt Trời, một số khu vực trên Trái Đất sẽ rơi vào vùng bóng tối [hiện tượng nhật thực toàn phần], một số khu vực khác rơi vào vùng nửa tối [hiện tượng nhật thực một phần].

Tại Việt Nam có thể xem được nhật thực không?

Lần nhật thực này có vùng quan sát rộng lớn kéo dài từ khu vực châu Phi tới cả các quốc gia thuộc khu vực châu Á.

Hiện tượng này có thể quan sát tại các quốc gia gồm Cộng hòa Trung phi, Ethiopia, phía nam Pakistan, phía bắc Ấn Độ và một phần Trung Quốc.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể quan sát được nhật thực một phần với vùng che phủ đáng chú ý. Theo đó, người dân tại Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần với độ che phủ lên tới 77%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi đi xuống các tỉnh phía nam.

Tỷ lệ che phủ của nhật thực tại các tỉnh thành trên khắpViệt Nam. Số liệu: Cộng đồng thiên văn Việt Nam.

Đây cũng là lần hiếm hoi mà người dân trên khắp cả nước đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Phải đến năm 2031 thì nhật thực mới diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam một lần nữa.

Bạn đọc có thể truy cập theo đường dẫn dưới đây để biết thêm chi tiết:

Danh sách các địa điểm quan sát nhật thực.

Lịch trình nhật thực diễn ra tại các thành phố của Việt Nam.

Cần chuẩn bị gì khi quan sát nhật thực?

Trong thời điểm diễn ra nhật thực, người dân cần hết sức lưu ý không được quan sát bằng mắt thường. Điều này là bởi bức xạ của Mặt Trời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mắt.

Người xem cần có thiết bị chuyên dụng để quan sát nhật thực.

Người dân cũng không nên sử dụng kính râm hay các dụng cụ tự chế khác để quan sát nhật thực. Thay vào đó, cần sử dụng các dụng cụ chuyên dùng.

Để quan sát hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này, bạn đọc có thể tham khảo cách quan sát nhật thực tại Việt Nam theo hướng dẫn của VietNamNet.

Nhật thực đang diễn ra trên khắp Việt Nam

Hà Nội: 13h15′ chiều 21/6, nhật thực vừa chớm xuất hiện tại Hà Nội. Tuy vậy hiện vẫn chưa có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường.

Hình ảnh nhật thực được quan sát qua kính thiên văn tại Hà Nội
Điểm quan sát nhật thực tại Trường Đại học Khoa học Công nghệ: Trời đang có nắng và nhiệt độ ngoài trời khá cao, lên tới 37 độ C. Tuy nhiên thời tiết không làm giảm đi quyết tâm chờ đón nhật thực của những người yêu thiên văn.
Hà Nội: Mặt Trăng đã ăn sâu hơn ở thời điểm 2h chiều.

Một số người phản ánh đã bắt đầu có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Ảnh hiện tượng nhật thực ghi lại bằng camera smartphone.

Công viên Hoà Bình [Hà Nội]: Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội đang set-up kính thiên văn để chuẩn bị quan sát cực điểm của nhật thực một phần vào 2h55′ chiều.

Chủ Đề