Bao nhiều km thì thay dây curoa xe máy

Dây curoa là gì?

Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga. Với các dòng xe số hay xe mô tô có phân khối lớn thù người ta sẽ dùng dây xích [dây sên]. Hoặc bánh răng [nhông trước, nhông sau] để truyền động cho xe.

Để tạo cảm giác êm ái khi lái xe tay ga. Các nhà sản xuất đã áp dựng phương pháp truyền động vô cấp bằng cách sử dụng dây curoa và hai pu-li [pulley] ở trước và sau. Lợi ích của việc này là người dùng chẳng cần sang số, chỉ việc mở khóa và tăng ga là xe đã chạy được. Vì lực được truyền từ máy ra bánh sau làm cho xe hoạt động êm ái trên đường.

                                         Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga

Vì nó mang tính chất quan trọng như vậy. Nên khi sử dụng xe nếu không “quan tâm” đến nó sẽ dễ gây ra các hiện tượng. Như: hao xăng, mất lực, giật cục và hư pu-li, lâu dần sẽ rất hại cho máy xe.

Cách nhận biết dây curoa bị gãy và thời điểm cần thay

Tương tự như các dòng xe số dây curoa được dùng để thay thế cho xích tải. Nó cũng là bộ phận nhanh xuống cấp vì phải chịu rất nhiều lực truyền động đến. Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tới sự vận hành của xe tay ga.

Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Quãng đường hoạt động hoặc quá trình chăm sóc xe của người sở hữu ra sao. Lực truyền động từ động cơ đến bánh sẽ thông qua lực ma sát chủ động của dây đai. Chính vì thế, điều kiện làm việc của bề mặt curoa rất khắc nghiệt.

                                    Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng

Xuyên suốt quá trình hoạt động lâu ngày, trong hộp đai sẽ đóng nhiều bụi, khiến dây đai bị mòn nhanh hơn. Nếu để lâu mà không sửa chữa sẽ gây giảm hiệu quả truyền lực. Thêm vào đó, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động tạo ma sát. Sẽ khiến bề mặt dây curoa chai cứng đi, thậm chí có khả năng làm nứt dây.

Thông thường, người lái nên dùng trực quan của mình để kiểm tra tình trạng của bộ phận này. Các dây curoa sau khi hoạt động được một thời gian. Dùng tay bẻ ngược phần răng vào trong sẽ thấy có nhiều khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này, thì chưa cần thay thế. Vì nó vẫn có thể làm việc ổn định mà không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.

Nhưng khi quan sát thấy bề mặt tiếp xúc của 2 dây đai bị nứt, thì cách khắc phục tốt nhất là phải thay mới. Để đảm bảo hiệu quả truyền động cũng như đem lại sự an toàn cho người lái xe. Nếu chỉ có phần lưng dây đai bị nứt thì cũng phải thay mới. Vì lúc này khả năng chịu lực tải hay lực kéo suy giảm và gây đứt nếu tiếp tục sử dụng.

Các nhà sản xuất đều khuyến cao người dùng nên kiểm tra dây curoa thường xuyên. Sau khi đai truyền động được khoảng 8.000 km và thay mới sau khi làm việc được 20.000 km. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ sẽ duy trì hoạt động của xe tốt hơn.

Theo Cartimes

Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Nhiều chủ xe tay ga, mô tô tiền tỷ không tiếc bỏ ra tiền triệu để làm vệ sinh sạch sẽ từ trong ra ngoài xế cưng, để rồi lại đem cất gọn một chỗ vì không dùng đến.

Nhiều người đi xe tay ga thường thắc mắc khi nào nên thay dây curoa : 10.000 km, 15.000 km, 20.000 km hay 30.000 km; 1 năm, 2 năm hay 3 năm?

Dây curoa và pulley côn trước, sau đóng vai trò như bộ truyền động nhông xích ở xe số, là bộ phận truyền chuyển động từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi.

Tuy vậy dây curoa làm bằng cao su và các sợi tổng hợp nên có tính chất rất khác với xích làm bằng thép. Môi trường làm việc của dây curoa là ở trong lốc côn khác với sên ở trong hộp chắn sên hay sên trần. Có thể nói kẻ thù lớn nhất của nhông xích là đất cát còn kẻ thù lớn nhất của dây curoa là Nhiệt Độ.


Tuổi thọ dây curoa không chỉ phụ thuộc vào số km, thời gian xe chạy, người chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng dây curoa càng mau hư. Xe tay ga chạy liên tục Hà Nội – Hải Phòng nhiều khi chỉ cần 5,000 km đã phải thay dây curoa. Có những xe của các bạn nữ chỉ dùng để đi làm gần nhà, quãng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 - 5 năm vẫn chưa hư dây curoa.


Các nhà sản xuất xe máy Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki, SYM… đều khuyến cáo nên thay dây curoa khi xe chạy được khoảng 15.000 km. Đây là con số trung bình, tùy trường hợp xe chạy liên tục nhiều hay ít, kẹt xe nhiều hay ít, thói quen thốc ga hay không mà tuổi thọ dây curoa có thể dao động từ 5.000 km – 25.000 km


Ở đây MotoTech giới thiệu đến Quý Khách cách xem trực tiếp kiểm tra dây curoa để quyết định xem có nên thay hay không? Các đặc điểm cần chú ý bao gồm:


1. Xem phần bụng dây: 
Các răng cao su ở phần bụng của dây curoa chuyển động liên tục để truyền chuyển động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Nếu nứt nhỏ thì chưa cần thay dây curoa, nếu nứt lớn kèm theo dây bị rão nhiều thì nên thay thế.


2. Các vết nứt ở 2 bên hông của dây:

Hai bên hông dây là những bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Dây này không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Quý khách sẽ “tổn thất nặng nề” khi phải thay pulley.

3. Vết nứt ở mặt trên của dây:

Mặt trên của dây có những vế nứt như hình thì phải thay dây. Dây không còn khả năng chịu lực nữa, có thể đứt bất cứ lúc nào.

Theo khuyến cáo của các hãng xe, MotoTech khuyên các khách hàng nên thay dây curoa trong khoảng 24.000 km để đảm bảo sự vận hành ổn định của xe cũng như an toàn cho chính bản thân bạn! Tuy nhiên, Quý Vị cần kiểm tra dây theo các hướng dẫn bên trên để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất!

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đi xe tay ga khoảng bao lâu? bao nhiêu KM thì nên thay dây Curoa? Tuổi thọ dây cu-roa không chỉ lệ thuộc vào số km, thời gian xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng dây cu-roa càng nhanh hỏng. Xe tay ga chạy liên tục nhiều khi chỉ cần 5.000 km đã phải thay dây cu-roa. Ngược lại, có những xe chủ nhân chỉ dùng để đi làm gần nhà, quãng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 – 5 năm vẫn không bị hỏng dây cu-roa.

Dây cu-roa và pu-li nồi trước/sau trên xe tay ga đóng vai trò như nhông, xích trên xe số. Đây là bộ phận truyền động truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Tuy vậy, dây cu-roa làm bằng cao su nên có tính chất rất khác với sợi xích làm bằng thép. Môi trường làm việc của dây cu-roa là ở trong lốc nồi, khác với xích ở trong hộp chắn xích hay xích trần. Có thể nói, “kẻ thù” lớn nhất của nhông xích là đất cát, còn “kẻ thù” lớn nhất của dây cu-roa là nhiệt độ.

Tuổi thọ dây cu-roa không chỉ lệ thuộc vào số km, thời gian xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng dây cu-roa càng nhanh hỏng. Xe tay ga chạy liên tục nhiều khi chỉ cần 5.000 km đã phải thay dây cu-roa. Ngược lại, có những xe chủ nhân chỉ dùng để đi làm gần nhà, quãng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 – 5 năm vẫn không bị hỏng dây cu-roa.

Dù điều kiện sử dụng khác nhau như vậy, song, các nhà sản xuất xe máy Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki hay SYM… đều khuyến cáo nên thay dây cu-roa khi xe chạy được khoảng 15.000 km. Đây là con số trung bình, tùy trường hợp xe chạy liên tục nhiều hay ít, kẹt xe nhiều hay ít, thói quen thốc ga hay không mà tuổi thọ dây cu-roa có thể dao động từ 5.000 km – 30.000 km.

Dấu hiệu nhận biết để thay dây curoa xe tay ga

Do làm từ chất liệu cao su nên khi gặp nhiệt độ cao, dây curoa sẽ có sự biến đổi. Đối với xe chạy liên tục trên quãng đường dài thì dây curoa càng mau co giãn và dễ nứt rãnh hơn so với xe chạy ở quãng đường ngắn trong lúc chưa kịp nóng máy. Tương tự, xe di chuyển ở những đoạn đường gặp nhiều ách tắc cũng dễ mau hư dây curoa hơn xe chạy trên đường thoáng. Bên cạnh đó, tuổi thọ dây curoa không chỉ phụ thuộc vào số công-tơ-mét [km] xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ ở bộ phận truyền động. Do đó, trước khi xác định cần thay dây curoa mới, bạn nên kiểm tra các dấu hiệu như sau:

– Kiểm tra đồng hồ xem đã chạy được bao nhiêu km, tuỳ thuộc vào khuyến cáo của mỗi vào nhà sản xuất xe, thông thường là từ 15.000km trở lên.

– Xe có dấu hiệu ì ạch khi bắt đầu chuyển động, cảm giác kéo ga nặng và thiếu linh hoạt.

– Tiếng máy xe kêu không êm, bên trong bộ phận lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít.

– Tốn nhiên liệu hơn bình thường, đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley nồi trước ra pulley nồi sau sẽ dẫn đến công hao phí lớn.

– Trong quá trình bảo dưỡng hay sửa chữa, quan sát trực tiếp mà phát hiện thấy hiện tượng nứt bụng dây, hai bên hông dây hoặc trên bề mặt dây với rãnh khá sâu, mất đi hoạt tính đàn hồi, nghĩa là lúc bạn phải thay dây curoa mới.

Ngoài ra, khi xe hoạt động lâu ngày, bụi bẩn cùng với mạt sinh ra do các chi tiết động cơ hoạt động sẽ dần tích tụ trong hộp đai, bám vào đai truyền động. Do ma sát tạo ra khi quay, đai sẽ dần bị những bụi bẩn này bào mòn. Bề mặt bị mòn làm kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc nhỏ đi, gây giảm hiệu quả truyền lực. Đồng thời, nhiệt năng sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây curoa, thậm chí có khả năng làm nứt dây. Bạn cũng cần lưu ý nên thay loại dây curoa mới theo chủng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo để đảm bảo chất lượng sử dụng lâu bền, không gây ảnh hưởng đến các chi tiết hoạt động khác cũng như bảo vệ cho xe luôn vận hành tốt.

Video liên quan

Chủ Đề