Bao nhiêu kg tép tươi được 1 kg tép khô?

được chế biến từ những con tép tươi sống, sau khi đánh bắt từ biển vào bờ được lựa chọn tỉ mỉ và kích thước và độ tươi sống. Sau đó qua phần sơ chế theo những phương pháp riêng, rồi được các nghệ nhân đem phơi khô ngoài nắng và gió biển.   

Tép khô đặc sản Ông Ba

Thiên nhiên vô cùng ưu ái với đất nước Việt Nam ta, có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ mà thiên nhiên và đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy hải sản biển vô cùng phong phú.

Tép có nhiều loại: Tép nước ngọt, tép đồng, tép sông màu xám [thường gọi là tép bạc], cất vó lên còn nhảy tanh tách. Tép biển dễ nhận biết bởi có màu hồng nhạt. Mọi loại tép khi tươi có thể có màu sắc khác nhau, nhưng khi được chế biến thành các món ăn đều có màu đỏ au hấp dẫn.

Tép biển có tùy theo mùa, ăn mềm, vị đậm đà, giàu canxi nên được người vùng biển rất chuộng. Tuy nhỏ bé nhưng có khi giá của tép biển còn ngang với giá  của nhiều loài cá lớn như cá nục, cá thu, điêu hồng…

Vì đặc điểm tép theo mùa cũng như mục đích bảo quản để sử dụng lâu mà Hải sản Ông Ba đã chế biến ra loại tép khô. Tép khô được sản xuất tại đây về chất lượng và thành phần dinh dưỡng cao không hề kém tép tươi sống, thậm chí còn cho người sử dụng thêm nhiều trải nghiệm vị giác bởi cách chế biến gia truyền riêng biệt.

Cách chế biến và bảo quản tép khô

Sau khi được ngư dân đánh bắt từ biển, những con tép nhỏ kém chất lượng sẽ bị loại bỏ. Các đầu bếp trong Hải sản Ông Ba sẽ sơ chế theo phương pháp gia truyền trước khi mang ra phơi nắng và gió biển Quảng Ninh.

Bởi sự chọn lọc và sơ chế tỉ mỉ nên việc còn lại với người tiêu dùng rất đơn giản, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món như: Tép khô rang giòn, bắp xào tép khô, bí xào tép, tép kho rang khế, tép khô rang lá chanh.

Hướng dẫn chọn tép khô ngon, chất lượng

Tép khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên [màu của men gạch], đó là loại tép được phơi sống. tép khô có màu đỏ nhạt hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi, hoặc tép được tẩm bằng phẩm màu.

Tép khô ngon thịt săn chắc ngửi không có mùi nồng mà thay vào đó là mùi vị đặc trưng của loài tép biển.

Đặc biệt, loại tép khô ngon bảo quản tốt sẽ giúp cho chúng ta có thời gian sử dụng lâu hơn mà không bị ẩm mốc hay mất đi hương vị cũng như chất lượng của tép. Cần lựa chọn những con tép khô, khi cầm có cảm giác khô ran để không bị chảy nhớt trong quá trình bảo quản.

Lựa chọn những nơi sản xuất tép khô thủ công bởi vì phương pháp chế biến thủ công tuy tốn nhiều thời gian nhưng bù lại đây chính là loại tép khô ngon nhiều so với các dòng sản phẩm khác.

Bảo quản tép khô trong ngăn lạnh sẽ dùng được từ 1-3 tuần, nếu muốn sử dụng trong thời gian dài chúng ta có thể cho tép khô vào ngăn đông sẽ tăng thời gian sử dụng lên cả năm.

Tép khô – Hải sản Ông Ba, sản phẩm của chất lượng

Tép khô thường được xem là món ăn dân dã, có thể chế biến được nhiều món ngon lại tiện sử dụng, dễ mua, giá rẻ. Hải sản Ông Ba là nơi chế biến và bán ra thị trường những loại tép khô chất lượng.

Hướng dẫn làm tôm khô tại nhà



Để tránh tình trạng mua phải tôm khô không ngon, tôm khô bỏ phẩm màu hóa chất, … Hôm nay mình xin hướng dẫn cách làm tôm khô cực kì đơn giản. Các bạn có thể làm tại nhà và thưởng thức món đặc sản tự tay mình làm, đảm bảo an toàn VSTT.


Nguyên liệu:


Để làm được 1kg tôm khô chúng ta cần khoảng 5 – 6 kg tôm tươi, nên chọn loại tôm tươi sống để thịt tôm khô được săn chắc và ngọt thịt hơn. Thông thường mình dùng loại tôm tươi có kích cỡ dài khoảng 7-8cm vì như vậy thành phẩm của chúng ta sẽ rất ngon, nhỏ quá thì ăn không ngọt hoặc lớn quá ăn cứng nhai không nổi.


Cách làm:



Bước 1: Rửa sạch tôm vài lần bằng nước lạnh.


Bước 2: Pha 1 muỗng canh lưng muối [nếu bạn chọn loại tôm biển thì lấy ít muối hơn tôm sông 1 ít vì thịt tôm biển đã có sẳn vị mặn] với 1 lít nước. Đun sôi hỗn hợp.


Bước 3: Lần lượt thả tôm vào nồi nước muối. Mỗi lần thả lấy một lượng tôm vừa đủ thôi, đảo đều đến khi tôm chính đỏ là được.


Bước 4: Đỗ tôm ra rổ, trải đều ra để cho ráo nước. Muốn tôm nhanh khô, mình có thể lấy rổ tôm để gần quạt máy.


Bước 5: Lặp lại bước 2 -> 4 đến khi hết tôm :d.


Bước 6: Phơi tôm, rải đều tôm ra 1 cái nia rồi đem đi phơi nắng. Nhớ cách khoảng vài giờ lại đảo đều tôm lên cho khô đều. Chiều mang vào nhà để nơi thoáng mát là được, sáng mang ra phơi tiếp đến khi nào bạn bóp con tôm mà thấy vỏ tôm vỡ vụn ra là thực hiện bước tiếp theo.




Bước 7: Cho tôm đã phơi vào một túi vải, lấy chày đập nhẹ đều. Sau đó đổ tôm ra sàn bỏ vỏ, lọc lấy phần cơm thịt của tôm thôi.


Bước 8: Tiếp tục cho tôm đã bỏ vỏ phơi đến khi khô, săn chắc thịt. Xong món tôm khô.



Chủ Đề