Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật

Năng lực của tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Ngày cập nhật: 09/12/2021

Hỏi: [Hoàng Thiện Anh - ]

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không có quy định về điều kiện năng lực của tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Công ty chúng tôi thực hiện dự án nhóm A, sử dụng vốn khác. Theo tôi hiểu là đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án này không cần có chứng chỉ hành nghề lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mà chỉ cần có chứng chỉ hành nghề thiết kế và định giá xây dựng phù hợp để lập thiết kế cơ sở và tính toán tổng mức đầu tư của dự án.

Trong trường hợp không cần quy định về năng của tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì công ty chúng tôi có được tự thực hiện lập dự án, và các cá nhân thực hiện chủ trì thiết kế cơ sở và tính tổng mức đầu tư có cần phải có chứng chỉ hành nghề cá nhân tương ứng hay không?

Trả lời:

Tại khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, quy định “Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiến khả thi đầu tư xây dựng [nếu có], Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng”.

Tại Điều 151 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 về Điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, cụ thể:

1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, tại điểm b khoản 3 Điều 2 Luật số 03/2016/QH14 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư đã bãi bỏ nội dung này.

Đồng thời, tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng không còn quy định về năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức lập, thẩm tra dự án.

Tại Điều 54 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm: Thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư dự án và một số nội dung khác. Theo đó, tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng về thiết kế xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ; các cá nhân, chủ trì, chủ nhiệm dự án cần phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với các lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại phụ lục VI Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

Cục Quản lý hoạt động xây dựng

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:10/08/2018

 Luật Xây dựng 2014  Báo cáo kinh tế kỹ thuật  Dự án đầu tư

Bạn cho mình hỏi chút: Công trình của mình có tổng mức 19 tỷ đồng, trong đó GPMB hơn 5 tỷ đồng. Như vậy chỉ lập BCKTKT hay phải làm 2 bước. Chi phí GPMB có phải tiền sử dụng đất nêu trong Điều 5, nghị định 59/2015/nđ-cp không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 52 Luật xây dựng 2014 thì: Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này......

    Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

    a] Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

    b] Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

    Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2014/NĐ-CP thì:

    Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

    a] Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

    b] Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất].

    Đối chiếu với trường hợp của bạn, công trình có tổng mức đầu tư 19 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 5 tỷ đồng thì so với quy định trên, dự án này vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật vì bản chất của khoản chi phí giải phóng mặt bằng không phải là tiền sử dụng đất mà là chi phí để phục vụ cho một giai đoạn để thi công công trình. Tổng mức đầu tư vẫn lớn hơn 15 tỷ đồng nên không thuộc trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Pháp luật đối với thắc mắc của bạn. Để nắm cụ thể hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2014/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

    Cảm ơn bạn đã ghé thăm NHPL. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng!


Báo cáo kinh tế kỹ thuật là một khái niệm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, nếu không phải người có chuyên môn thì sẽ không hiểu được thực tế báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về báo cáo kinh tế kỹ thuật qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ích.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?

Báo cáo kinh tế kỹ thuật là báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.”

Theo quy định này, báo cáo kinh tế kỹ thuật chính là văn bản thể hiện các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng, bao gồm sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả của việc đầu tư xây dựng với công trình quy mô nhỏ. Mục đích là làm căn cứ, cơ sở để xem xét và đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và được coi là giai đoạn ban đầu của dự án.

Bản báo cáo kinh tế kỹ thuật cho biết điều gì?

Sau khi hiểu rõ Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? chúng ta cần phải biết nội dung của một bản báo cáo kinh tế kỹ thuật phải thể hiện được các nội dung theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”

Như vậy, một báo cáo kinh tế kỹ thuật đầy đủ, đúng quy định pháp luật phải thể hiện được các nội dung trên.

Khi nào phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Không phải bất kỳ dự án nào cũng cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà báo cáo này thường hướng tới các đối tượng có quy mô nhỏ và không cần phải lập dạng báo cáo phức tạp hơn.

Theo Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các dự án thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà không cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư  xây dựng, bao gồm:

– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất].

Mặt khác, tại khoản 2 điều 13 Nghị định 59/2015/NĐ-CP Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm có:

– Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

– Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định như trên.

Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng như sau:

Theo quy định tại Điều 55 Luật xây dựng 2014 có quy định như sau:

Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật xây dựng 2014 thì Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng là nội dung của Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do vậy, đối với công trình Đường băng cản lửa, hệ thống biển báo biển tường phòng chống cháy rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ sông Tiêm thuộc chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư trình là 662.761.971 đồng thì sẽ phải tiến hành thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã làm rõ Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? cũng như các nội dung được thể hiện thông qua báo cáo và khi nào được lập loại báo cáo này cho bạn đọc tham khảo.

Căn cứ theo quy định nêu trên, báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cần phải có các nội dung chính cụ thể như sau: 

+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có]

+ Dự toán xây dựng.

+ Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề