Bảng kê chi tiết đính kèm hóa đơn tài chính năm 2024

Trong trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ thể hiện trên hóa đơn quá dài, kế toán thường lựa chọn lập bảng kê đính kèm hóa đơn để liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ. Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC, quy định về việc lập bảng kê kèm hóa đơn sẽ có một số điểm khác so với quy định cũ tại Thông tư 39.

1. Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Lưu ý: Chỉ những doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP áp dụng theo các quy định này. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, doanh nghiệp được phép sử dụng bảng kê để liệt kê tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn. Như vậy, chỉ những dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh mới được sử dụng bảng kê đính kèm hóa đơn. Một số quy định quan trọng về bảng kê kèm hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

  • Bảng kê được lưu trữ cùng hóa đơn để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Trên hóa đơn có đính kèm bảng kê phải ghi chú “kèm theo bảng kê số … ngày … tháng …. năm …”.
  • Nội dung bảng kê phải có: Tên, mã số thuế, địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập bảng kê.
  • Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê kèm theo thứ tự bán hàng trong ngày.
  • Trên bảng kê phải ghi chú “kèm theo hóa đơn số ngày … tháng … năm …”.
  • Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

Căn cứ theo Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán được lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán ra kèm theo hóa đơn. Hướng dẫn viếtbảng kê kèm theo hóa đơn: Người bán có thể tự thiết kế mẫu bảng kê phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các hàng hóa nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính sau:

  • Thông tin người bán: Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế.
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, “Tổng cộng tiền thanh toán [chưa thuế GTGT khớp với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT].”
  • Trên bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số … Ngày … tháng … năm …”, và có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn.
  • Nếu bảng kê có nhiều trang thì phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên trang cuối cùng bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn.
  • Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên trên hóa đơn, người bán hàng và người mua hàng cùng lưu trữ, quản lý bảng kê để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế khi có yêu cầu.

3. Hướng dẫn lập hóa đơn kèm bảng kê đối với doanh số bán lẻ cho khách hàng không lấy hóa đơn

Tại Công văn số 1460/CTHN-TTHT ngày 14/01/2022 hướng dẫn việc lập hóa đơn đối với doanh số bán lẻ cho khách hàng trong ngày không lấy hóa đơn, Cục Thuế Hà Nội đã cho ý kiến, hướng dẫn chi tiết. Cụ thể, theo Điểm g, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn: Trường hợp công ty là cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, việc hạch toán được thực hiện tại trụ sở chính hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng được việc kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng có in phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống thì cuối ngày công ty căn cứ thông tin trên phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho những khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn. Trên đây là quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn mới nhất năm 2022. Doanh nghiệp cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt được xuất hóa đơn điện tử GTGT kèm bảng kê, đặc biệt đối với doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78. Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy cần căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC để lập bảng kê đầy đủ các nội dung quy định.

Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách LIKE, CHIA SẺ và ĐĂNG KÝ qua các kênh như:

Hành động của các bạn có ý nghĩa rất lớn, hãy giúp chúng tôi duy trì website và các kênh thông tin.

Hiện nay, việc sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử đều vô cùng cần thiết trong các trường hợp mà số lượng hàng hóa, dịch vụ quá dài và phải ghi chép lại trên hóa đơn. Bên cạnh đó, nghị định mới 123/2020/NĐ-CP cùng thông tư 78/2021/TT-BTC được ban hành và có nhiều sự thay đổi mới về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn so với thông tư 39.

Vậy mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn là gì và có những quy định nào cần lưu ý? Hãy cùng NewCA đi sâu vào tìm hiểu.

1. Có được sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử hay không?

Trong một số trường hợp sau đây thì hóa đơn điện tử sẽ được xuất kèm với bảng kê: Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần phải được ghi nhận nhiều hơn số dòng của tờ hóa đơn, người bán cần lập thành nhiều hóa đơn hoặc “sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn” theo quy chuẩn Thông tư 78/2021/TT-BTC.

2. Đối tượng được phép sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử

Đối tượng được quy định sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử chính là những doanh nghiệp đã và đang sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng nghị định 123, thông tư 78 và cụ thể là:

  • Đối với các loại dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh thì được phép sử dụng bảng kê để thực hiện việc liệt kê các loại hàng hóa, dịch vũ đã bán ra kèm theo hóa đơn. [Điều 10 thuộc nghị định 123].

Do vậy, việc sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử sẽ chỉ được áp dụng với dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh.

3. Quy định về mẫu bảng kê kèm hóa đơn điện tử tại nghị định 123

Một số quy định liên quan đến mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn mà bất cứ kế toán nào cũng cần phải nắm rõ là:

  • Bảng kê khi được lập cần phải lưu trữ song song cùng với hóa đơn dùng cho mục đích kiểm tra hoặc đối soát của đơn vị cơ quan có thẩm quyền.
  • Hóa đơn đính kèm bắt buộc có ghi chú nội dung là: “kèm theo bảng kê số/ngày/tháng/năm”

Ngoài ra, mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử cũng cần:

  • Có đầy đủ ô thuế suất GTGT cũng như tiền thuế GTGT khi người bán thực hiện nộp thuế VAT theo cách thứ khấu trừ, kiểm tra sao cho tổng số tiền thanh toán sẽ đúng với số tiền thể hiện trên hóa đơn VAT.
  • Với hàng hóa hay dịch vụ bán ra, bảng kê sẽ cần ghi chú thứ tự bán hàng theo từng ngày.
  • Không cần ghi đơn giá với trường hợp hàng hóa hay dịch vụ sử dụng bảng kê đã liệt kê đầy đủ hàng hóa, dịch vụ bán theo hóa đơn đó.

Những quy định về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy

Theo như thông tư 39, với trường hợp danh mục hàng hóa hay dịch vụ phải ghi nhận có số lượng lớn, nhiều hơn số dòng của hóa đơn thì người bán cần lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kể để có thể liệt kê đầy đủ các loại hàng hóa, dịch vụ bán theo hóa đơn.

![Thông tin cần biết về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn ][//newca.vn/wp-content/uploads/2023/02/Thong-tin-can-biet-ve-mau-bang-ke-xuat-kem-hoa-don-1.jpg]

Và để thực hiện được mẫu bảng kê kèm hóa đơn thì người bán có thể tự thiết kế các mẫu bảng nhưng cần phải đảm bảo nội dung cần có.

Nội dung của mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn

1. Nội dung mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử

Một bảng kê đầy đủ và được chấp thuận sẽ cần yêu cầu với đầy đủ nội dung dưới đây:

  • Họ tên đầy đủ người bán
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ chi tiết của người bán
  • Tên hàng hóa hoặc dịch vụ
  • Số lượng hàng hóa chính xác
  • Đơn giá cụ thể của sản phẩm
  • Tổng số tiền
  • Ngày bảng kê được lập
  • Chữ ký người lập bảng kê

2. Nội dung mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy

Có thể nói rằng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy cũng tương tự như với hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nếu bảng kê có nhiều tờ thì người lập sẽ cần đánh số trang liên tục và đóng dấu giáp lai.
  • Tại trang cuối cùng của bảng kê thì nên xuất kèm hóa đơn VAT giấy cũng như có chữ ký đầy đủ của người bán, người mua đúng với trên hóa đơn.
  • Số lượng bảng kê sẽ cần khớp với số liên xuất hiện trên hóa đơn, người bán, người mua đều phải thực hiện việc lưu trữ, quản lý để bên cơ quan thuế kiểm tra khi có yêu cầu đưa xuống.

Đối tượng nào không được phép lập mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử?

Khi tiến hành phát hóa đơn điện tử có nhiều trang thì doanh nghiệp buộc phải đảm bảo những điều kiện cần:

  • Trang đầu tiên phải có cùng số hóa đơn, mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn cùng với trang sau.
  • Các trang cần khớp thông tin cần có của người bán như địa chỉ, mã số thuế, họ và tên,… Trong trường hợp người mua là kế toán thì từ trang thứ 2 trở đi cần có những thông tin trên.
  • Các trang sau được yêu cầu có ghi chú bằng tiếng Việt và không có dấu “tiep theo trang truoc – trang a/b“; với a là số thứ tự của từng trang và b là số trang.

Nếu đơn vị kinh doanh hay doanh nghiệp không đảm bảo được những yêu cầu này thì đơn vị sẽ không được xuất mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn.

Bài viết là toàn bộ các thông tin cần biết về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn được NewCA chia sẻ rất cụ thể, chi tiết. Nếu quý độc giả và khách hàng đang có bất cứ nhu cầu nào về các sản phẩm số thông minh, chất lượng cao như: hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán, chữ ký số,… thì hãy liên hệ ngay với NewCA để được chăm sóc và tư vấn tận tình.

Chủ Đề