Bằng đánh giá mức độ thiếu máu cấp

Mức độ thiếu máu theo WHO được đánh giá như thế nào đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi nó mang đến hiệu quả trong việc chẩn đoán, xác định nguyên nhân của bệnh thiếu máu và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh. Để tìm hiểu về mức độ thiếu máu theo WHO hãy cùng lăn chuột theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Mức độ thiếu máu theo WHO là tình trạng giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố trong máu dẫn đến thiếu lượng oxy cung cấp đến các mô ở trong cơ thể. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới tính mà người bệnh thiếu máu được xác định các mức thiếu máu sau:

  • Đối với nam giới lượng Hp nhỏ hơn 130 g/l tương đương 13g/dl.
  • Đối với nữ giới thì lượng Hb nhỏ hơn 120 g/l tương đương 12 g/dl.
  • Đối với người lớn tuổi lượng Hb nhỏ hơn 110 g/l tương đương 11 g/l.

Khi người bị bệnh thiếu máu thì sẽ có những biểu hiện sau:

  • Da trông xanh xao, niêm mạc bị nhạt.
  • Hoa mắt, ù tai, ngất, chóng mặt.
  • Chán ăn, đường tiêu hoá bị rối loạn.
  • Tim đập nhanh, hay hồi hồi và dễ bị mệt.
  • Đối với nữ giới thì hệ nội tiết rối loạn, có thể vô kinh.

Phân loại thiếu máu

Dựa vào mức độ thiếu máu

Trong trường hợp mất máu cấp thì phân độ bệnh thiếu máu sẽ được dựa trên tốc độ mất máu, sự thay đổi ở huyết động học. Cụ thể hơn trên 15% [500ml] lượng máu bị mất thì được coi là thiếu máu mức độ nặng. Với thiếu máu mãn tính, mức độ thiếu máu dựa trên lượng Hemoglobin khi đo trong máu:

Phân loại thiếu máu và nguyên nhân

Diễn tiến của bệnh thiếu máu

  • Thiếu máu cấp: tình trạng thiếu máu xuất hiện nhanh và trong thời gian ngắn.
  • Thiếu máu mạn: tình trạng thiếu máu xuất hiện từ từ, chậm và dần tăng lên trong nhiều tháng.

Dựa vào nguyên nhân thiếu máu

  • Thiếu máu do bị mất máu:các yếu tố ở bên ngoài, bên trong cơ thể dẫn đến tổn thương như chấn thương, tai nạn, xuất huyết dạ dày.
  • Thiếu máu do tình trạng tan máu, lúc này tế bào hồng cầu nhanh chóng bị phá huỷ hơn do nguyên nhận từ bệnh ung thư máu, bệnh Thalassemia,…
  • Thiếu máu do quá trình tạo máu bị rối loạn: những bệnh lý về tủy xương chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu như: tuỷ xương rối loạn, suy tủy xương, ung thư máu,…

Dựa theo đặc điểm của hồng cầu

  • Dựa vào MCH: phân loại được thiếu máu ưu sắc hay nhược sắc.
  • Dựa theo MCV: phân loại được thiếu máu hồng cầu to hay nhỏ.

Làm sao để điều trị thiếu máu?

Sử dụng đúng thực phẩm để cải thiện bệnh

Theo như chia sẻ cách phân loại mức độ thiếu máu theo WHO ở bên trên, bạn có biết bản thân mình đang ở ngưỡng nào? Nếu chưa biết, hãy đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm và phân tích, đồng thời tìm ra nguyên nhân thiếu máu.

Ở mỗi nguyên nhân gây thiếu máu, diễn biến của bệnh thiếu máu, thì người bệnh sẽ được hướng dẫn phác đồ điều trị khác nhau. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ là cách tốt nhất để điều trị bệnh thiếu máu

Tuy nhiên, để người mắc bệnh thiếu máu có thể nhanh chóng trở lại hoàn toàn bình thường thì bạn cũng nên tham khảo những gợi ý điều trị sau:

Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm.

Sẽ thật khó cho người mắc bệnh thiếu máu có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng nếu chỉ biết uống thuốc hay sử dụng thực phẩm chức năng để bổ máu. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ và duy trì tình trạng sức khỏe về sau thì bạn cần thường xuyên cho những thực phẩm sau vào bữa ăn của mình. Bao gồm: đậu cô ve, su hào, cà tím, măng tây, nấm hương, cà chua, cà rốt, củ dền, rau dền,…

Bên cạnh đó, để giúp cho khả năng hấp thụ sắt tốt hơn, thì bạn cũng cần tránh ăn các thực phẩm gây cản trở việc hấp thụ sắt. Như nhóm các thực phẩm giàu canxi, nhóm thực phẩm chứa axit oxalic bao gồm khế, rau bina,..

Thực phẩm bổ sung thiếu máu

Hạn chế các thói quen không tốt, hoặc dung nạp chất kích thích vào cơ thể.

Sau khi đã nắm vững những thực phẩm cần có và không nên có trong thực đơn của mình thì bạn cũng cần xác định tránh một số những thói quen gây ảnh hưởng tới khí huyết. Như tránh: uống cà phê, trà. Bởi những loại thực uống này có chứa nhiều chất gây cản trở khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể như folate. Mà trong khi, sắt là một vi chất rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể và thiếu sắt cũng chính là thiếu máu.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các mẹ đã nắm được mức độ thiếu máu theo WHO và biết được thực phẩm bổ máu hiệu quả? Mặc dù việc xác định còn có nhiều phần khó khăn và vướng mắc, tuy nhiên khi đã có sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng, chắc chắn, bạn sẽ nhanh chóng tìm được cách giải quyết tốt nhất cho tình trạng của mình. Vì vậy, nếu đang có vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Chủ Đề