Bản hay phân tích biểu tượng đen và trắng ở trong bộ phim Thiên nga đen

Dùđàn thiên nga xinh đẹp thả tại Hồ Gươm đã sớm bị "bốc" ngay trong đêm, nhưng có lẽ tâm trạng của đa số người dân thủ đô Hà Nội vẫn cảm thấy nao nức lạ.

Câu chuyện thả thiên nga tại Hà Nội thực chất cũng gây nhiều tranh cãi xen lẫn những ủng hộ. Nhưng tạm bỏ qua vấn đề này, thì đáng chú ý là nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi biết rằng thiên nga có cả màu đen.

Nhắc đến thiên nga, ai cũng nghĩ đến một loài chim tuyệt đẹp với màu trắng tinh khôi. Nhưng còn thiên nga đen, nó cũng có vẻ ngoài ấn tượng như thế, chỉ là màu sắc trái ngược hẳn với họ hàng của nó mà thôi. Hai sắc màu trắng đen của thiên nga cũng giống như âm dương ngũ hành trong văn hóa của người Á Đông vậy.

Nhưng trên thực tế, không chỉ mình bạn có thắc mắc như vậy đâu. Trước kia, đã từng có thời điểm con người chỉ biết đến thiên nga trắng. Cả châu Âu tưởng vậy, châu Mỹ cũng thế. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi vào năm 1697, khi nhà thám hiểmWillem de Vlamingh người Hà Lan đến Úc và tìm ra loài thiên nga đen.

Về mặt hình thể, thiên nga đen cũng không có nhiều khác biệt so với thiên nga trắng. Điểm khác biệt nhất là màu lông đen và mỏ màu đỏ, trong khi mỏ thiên nga trắng có màu trắng ngà. Ngoài ra, cổ thiên nga đen có phần dài hơn một chút.

Vlamingh sau đó bắt một vài cặp mang về châu Âu, nhờ thế mà người dân ở "lục địa già" mới biết đến một màu sắc khác của thiên nga. Và cũng kể từ đó, thiên nga đen được xác nhận là loài bản địa của vùng Tây Úc [Western Australia], thậm chí từng được đưa vào quốc kỳ của khu vực.

Thiên nga đen là biểu tượng của vùng Tây Úc

Những giai thoại gắn với thiên nga đen

Với màu sắc ấn tượng như vậy, cũng chẳng trách thiên nga đen gắn liền với những câu chuyện dân gian cực kỳ thú vị.

Trong đó, phổ biến nhất là câu chuyện về nguồn gốc của màu lông đen. Cụ thể, có một anh chàng xưa kia vì muốn quyến rũ cô gái nọ mà biến thành thiên nga trắng bơi trên sông. Cô gái chạy đến gần, nhưng rồi sau đó phát hiện ra mình đã bị lừa và đuổi đánh thiên nga đến khu vực có đại bàng sinh sống.

Đại bàng tấn công thiên nga, giật hất lông ra khỏi người. Chú thiên nga đau khổ và trần trụi, may được đàn quạ thương tình tặng cho ít lông. Từ đó, chú trở thành thiên nga đen.

Một câu chuyện khác về thiên nga đen có phần nổi tiếng hơn, chính là bộ phim "The Black Swan" [2010]. Bộ phim do Natalie Portman thủ vai đã khắc họa một hình ảnh quá đen tối và ma mị về thiên nga đen, nhưng cũng vì vậy mà vô tình nhiều khán giả cho rằng loài vật này chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người.

Nguồn: Owlcation, Black swan

Phải nói là mình háo hức chờ đợi được xem Black Swan vì nó nói về múa, vì Natalie Potman – 1 nữ diễn viên thông minh, xinh đẹp. Nhưng sau khi xem phim này khoảng 3 tháng trước đây mình thật sự chưa thấy thỏa mãn. Vì thấy bài viết dưới đây phân tích đúng ý mình rồi nên mình không muốn mất thời gian phân tích tác phẩm nữa 😀 Tóm lại, nhận xét chung về Black Swan như thế này: Ý tưởng, nội dung film hay nhưng cách thể hiện chưa thuyết phục được mình. Hơi tiếc 1 chút, dù sao đây cũng không phải là 1 bộ phim dở.

Đạo diễn đang cố tạo nên một phim ấn tượng, vì vậy xem xong khán giả cũng phải cố, diễn xuất của diễn viên, cảnh quay cũng phải cố, đến ánh sáng cũng phải có cho nó tối lại.

Những đoạn múa trong film không có gì ấn tượng, mà thậm chí là đơn điệu. Dù đây không phải là 1 bộ film nội dung chính nói về múa, mà chỉ mượn hình tượng Thiên Nga Đen để nói lên sự đấu tranh giữa cái “tôi trong tôi” – đây là cụm ừ mà từ lâu mình rất rất yêu thích & cũng luôn phải đấu tranh với nó. Tuy nhiên mình không thích trong phim đạo diễn thể hiện lại 1 tác phẩm ballet kinh điển trên nền 1 bộ phim tâm lý kinh dị. Mà phần tái hiện ấy không khán giả nào lại chưa từng được xem, mà thậm chí còn không đẹp bằng. Mình nghĩ sẽ tuyệt hơn nếu nó sử dụng ngôn ngữ múa hiện đại, sẽ tạo được sự khác biệt & dữ dội của Thiên Nga Đen. Điều này sẽ có thể giúp bộ film ấn tượng hơn. Thêm nữa, thật sự mình cảm thấy thất vọng khi đọc 1 số bài váo về vấn đề diễn viên đóng thế cho Nat. Rõ ràng là các nhà làm film PR quá nhiều về việc Nat tập luyện thế nào để thể hiện vai 1 diễn viên múa Ballet, tuy nhiên với những gì mình được xem trên film thật sự không ấn tượng cho lắm.

Ngoài ra tạo hình nhân vật có cảm giác “cường điệu” hơi quá, như ông giám đốc nhà hát, cô diễn viên solo bị sa thải. Mình thích mỗi nhân vật bà mẹ của Nina là thấy còn chân thật. Natalie diễn tốt, nhưng trong bối cảnh phim lại khiến nó không tạo ấn tượng lắm với mình, dù vai này mang đến cho cô thành công vang dội trong sự nghiệp.

Đó là cảm giác lần đầu khi xem, hôm nào đó sẽ xem lại xem có thấy hay hơn tí nào không 😀

Nhặt sạn trong ’Thiên nga đen’

Thiên nga đen, ngay từ buổi đầu công chiếu, đã được đánh giá là một bộ phim có diễn xuất tuyệt vời, hình ảnh đẹp. Nhưng khi xem kỹ hơn tác phẩm này, người ta sẽ cảm nhận thấy được sợ hơi mập mờ, khó hiểu của kịch bản. Chỉ đạo diễn xuất và sản xuất trong một số đoạn khiến người xem thất vọng.

Kịch bản mơ hồ

Trong Thiên nga đen, Natalie Portman vào vai nữ vũ công Nina Sayers, một diễn viên múa ballet tài năng, nhưng trên vai chất chồng khá nhiều gánh nặng. Nina, bên cạnh một vũ công tài năng, cũng là một cô gái yếu đuối, mong manh và thiếu tự tin. Không những thế, cô lại bị mẹ mình [do Barbara Hershey thủ vai], một nữ vũ công thất bại trong nghề, cả đời chưa một lần được múa chính, nuôi dưỡng trong một chiếc lồng kính. Bà mẹ luôn xem cô con gái như một đứa trẻ hơn là một người phụ nữ tài năng.

Một trong số những rắc rối của cuộc đời Nina bắt nguồn từ Giám đốc công ty ballet, Thomas Leroy [Vincent Cassel]. Thomas vô cùng ngưỡng mộ khả năng múa của Nina nhưng không thích vẻ nhút nhát, được thể hiện ngay trong cách múa của cô. Vị giám đốc này muốn Nina phải trở nên khiêu khích, đầy hiếu chiến hơn nữa. Mong muốn này của Thomas thúc đẩy ông đi đến một quyết định quan trọng trong mùa diễn mới. Ông muốn tạo ra sự đổi mới trong vở diễn Hồ thiên nga nổi tiếng. Theo đó, nữ diễn viên múa chính phải đóng đạt hai vai cùng lúc: một Thiên nga trắng rụt rè, ngây thơ, trong trắng và một Thiên nga đen có sức cám dỗ của ma quỷ, ác độc và xảo quyệt.

Khán giả bị rơi vào mê cung của sự thật và ảo giác của nhân vật chính.

Để thực hiện sự cách tân này, Leroy sa thải nữ vũ công lớn tuổi [Winona Ryder], người từng được múa chính trong vở Hồ thiên nga dàn dựng trước đó. Vị giám đốc muốn chọn một nữ diễn viên trẻ hơn, một khuôn mặt mới, và, quan trọng nhất, đảm nhận được hai vai Thiên nga trắng và Thiên nga đen. Và Nina chính là sự lựa chọn hàng đầu bởi tài năng tuyệt vời. Tuy nhiên, Thomas nghi ngờ cô sẽ không thể nào diễn tả được mặt độc ác, tàn bạo của Thiên nga đen. Leroy nhiều lần nhắc nhở Nina về điều này, khiến cô càng thêm thiếu tự tin vào bản thân mình.

Khi nữ vũ công mới, Lily [Mila Kunis] xuất hiện, thì sự không chắc chắn về việc được đảm nhận vai càng tăng lên trong lòng Nina. Trong mắt Nina, Lily là cô gái bí ẩn, có tâm hồn phóng khoáng và một chút nham hiểm. Cô rất hợp với vai Thiên nga đen.

Cuối cùng Nina vẫn được lựa chọn vào vai Nữ hoàng thiên nga. Tuy nhiên, Thomas yêu cầu cô phải học trở thành người dữ dằn, độc ác hơn nữa, ngoài việc rèn thêm kỹ thuật biểu diễn. Điều này đã khiến cuộc sống của Nina chìm ngập trong những sức ép. Ngoài ra, cô còn phải cố công tìm hiểu vì sao Lily lại xuất hiện trong đoàn múa đúng vào lúc này. Lily đã trở thành nỗi ám ảnh thực sự trong cuộc đời của Nina, cô có mặt khắp mọi nơi, ở nhà, ở phòng tập và cả trong giấc ngủ.

Đến đoạn này, người xem bắt đầu rơi vào trạng thái mơ hồ. Còn một số nhà phê bình thẳng thắn nhận định: Sự nhập nhằng chính là phần cốt lõi của kịch bản Thiên nga đen. Nỗi ám ảnh mang tên Lily cùng những trường đoạn nói về sự có mặt của cô trong cuộc sống của Nina đã khiến sự mập mờ của Thiên nga đen đẩy lên đến cao trào.

Nina với đôi mắt đỏ ngầu máu giống một cảnh trong phim Saw.

Tiếp đến là những đoạn Nina cào da thịt mình đến mức chảy máu. Khán giả lại được một phen băn khoăn, bối rối. Những cảnh này là có thật hay là chứng rối loạn tâm thần, sự ảo giác và lo lắng trong con người Nina ngày càng tăng cao.

Và chính sự bối rối, băn khoăn đã khiến Thiên nga đen không giữ được khán giả. Đạo diễn Darren Aronofsky đưa đẩy câu chuyện một cách quá dữ dội, từ sự thật hợp lý và tình trạng hồi hộp thành sự cường điệu thái quá và nỗi khiếp sợ vượt quá ranh giới. Khán giả không thể hiểu bộ phim mình đang xem thuộc thể loại gì.

Thiên nga đen là bộ phim về múa ballet, về cuộc sống của những diễn viên trong cuộc cạnh tranh giành vai chính trên sân khấu, hay Thiên nga đen là bộ phim kinh dị tâm lý bởi nhân vật chính trở thành người rối trí và không thể vượt qua được sức ép? Hay Thiên nga đen, ở một số phương diện nào đó, chỉ là phim kinh dị đơn thuần?

Nhiều cảnh trùng khớp với các phim khác

Trong phim người xem còn bắt gặp khá nhiều đoạn trùng ý tưởng với các bộ phim trước đó. Chẳng hạn cảnh Nina, hoảng loạn tột cùng, dùng tay cào nát da thịt để những chiếc lông màu đen mọc lên trên da trong khi đôi mắt đỏ ngầu máu. Cảnh này giống với hình ảnh của Jeff Goldblum trong phim kinh dị The fly của đạo diễn  David Cronenberg. Một cảnh khác khi Nina đến thăm nữ vũ công quá tuổi trong bệnh viện. Hình ảnh nữ vũ công vô hồn rạch tay chân đến đổ máu khá giống cảnh trong phim kinh dị khác, Saw.

Natalie Portman dường như bị mờ nhạt mỗi khi Mila Kunis xuất hiện.

Hay đoạn cuối, Nina ngã từ trên cao xuống sau khi biểu diễn thành công. Trường đoạn này giống với vở nhạc kịch The red shoes. Nina và Vicky [nhân vật trong nhạc kịch] đều có đoạn kết là ngã từ trên cao xuống. Vicky nhảy từ trên ban công xuống đoàn tàu, Nina từ trên bục cao nhất. Câu nói cuối cùng của Vicky là: “Hãy cởi đôi giày đỏ ra” [đôi giàu đỏ thể hiện khát vọng cao nhất của nhân vật]. Còn Nina nói: “Tôi từng hoàn hảo”.

Ngoài ra, một điều khiến người xem thấy không hài lòng là vai diễn của Natalie Portman trong phim đôi lúc bị lu mờ. Sự xuất hiện của cô thường trở nên quá mờ nhạt mỗi khi có Mila Kunis. Vai diễn của Vincent Cassel cũng không được đánh giá cao. Nhân vật của Thomas Leroy bị nhận xét là một vũ công không chuyên nghiệp, không hợp lý. Ngoài ra, vai diễn này cũng không phản ánh đúng hình ảnh người đàn ông trong thế giới của ballet.

Nhân vật Thomas Leroy không phản ánh đúng hình ảnh người đàn trong thế giới ballet.

Có thể nhận thấy, sự đưa đẩy dữ dội giữa hiện thực, ảo giác và sự kinh dị đã khiến Thiên nga đen có gì đó thiếu hấp dẫn, làm người xem thấy mệt mỏi và nản lòng. Những cảnh cuối cùng của phim đã đem đến câu trả lời cho toàn bộ băn khoăn của khán giả. Nhưng khi ấy chắc chắn sẽ có người lại băn khoăn liệu điểm đến này có xứng đáng cho một chuyến đi quá dài.

Theo Mai Mai

Comments

comments

Video liên quan

Chủ Đề