Bán đất đến công chứng là như thế nào

Những loại thủ tục như thủ tục công chứng mua bán đất là những loại thủ tục cần chuẩn bị trước nhiều giấy tờ liên quan và khác phức tạp. Nếu bạn vẫn chưa biết mình phải chuẩn bị những giấy tờ gì thì hãy theo dõi bài viết này nhé!

Thủ tục công chứng khi mua bán nhà đất

Công chứng là gì?

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” – Theo Luật công chứng 2014

Công chứng có giá trị chứng minh cao hơn chứng thực nên khi trao đổi mua bán nhà đất người ta thường chọn công chứng.

Các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị

Nếu bạn chưa biết mình cần phải chuẩn bị giấy tờ gì trước khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất. Thì bạn có thể tham khảo dưới đây hoặc đến văn phòng công chứng, các công chứng viên sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cho bạn.

1. Giấy chứng nhận:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ được pháp luật quy định.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đai.

2. Giấy tờ tùy thân:

  • Bản chính của giấy tờ tùy thân của 2 bên mua và bán
  • CMND/hộ chiếu [còn hạn sử dụng] bản gốc
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy đăng kí kết hôn hoặc xác nhận độc thân [ giấy ly hôn]

3. Giấy tờ liên quan khác:

  • Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế…[ nếu có]
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thong tin mà các bên cung cấp.
  • Hợp đồng ủy quyền bán [nếu có]

Quá trình thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà

Ngoài việc chuẩn bị giấy tờ phục vụ cho việc công chứng hợp đồng diễn ra suôn sẻ. Thì bạn cũng nên biết các trình tự của thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà để không bị bỡ ngỡ khi bước vào làm thủ tục.

  • Các bên mang đầy đủ giấy tờ đã liệt kê ở trên đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng
  • Nếu hợp lệ sau khi công chứng kiểm tra giấy tờ thì sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên lien quan
  • Hai bên mua và bán đọc kĩ nội dung và các điều khoản trong hợp đồng, kiểm tra nội dung công chứng
  • Sau khi đã kiểm tra toàn bộ nội dung, tiến hành kí kết, lăn tay vào hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng
  • Thực hiện đóng lệ phí công chứng

Những lưu ý cần thiết trong khi làm

Trong thủ tục công chứng mua bán đất, bạn cần lưu ý những chi tiết sau để không xảy ra những thiếu sót không nên có.

1. Kiểm tra lại giấy tờ

Trước khi đi làm thủ tục công chứng mua bán đất bạn nhớ kiểm tra lại các giấy tờ trước khi mang đi công chứng. Tránh tình trạng mất thời gian của các bên liên quan [bên mua- bên bán- bên công chứng].

2. Thời gian công chứng

Thời gian công chứng của các cơ quan là khoảng 1-2h đối với những hợp đồng phức tạp. Đối với những trường hợp thiếu giấy tờ có thể mất đến 7-10 ngày.

3. Phân biệt rõ về ” Công chứng” và “Chứng thực” trong thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà

Trong quá trình làm thủ tục công chứng mua bán đất. Bạn nên hiểu rõ “Công chứng” và ” Chứng thực”.

Bạn có thể lựa chọn “ công chứng hoặc chứng thực” khi giao dịch nhà đất. Công chứng được thể hiện theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, còn chứng thực được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Các bạn nên phân biệt rõ công chứng và chứng thực để tránh những hiểu nhầm.

4. Yêu cầu trách nhiệm

Bên yêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các giấy tờ, các loại hợp đồng và các giao dịch.

5. Yêu cầu công chứng viên

Công chứng viên phải là người có đầy đủ nhận thức minh mẫn, làm chủ được hành vi của mình. Để đảm bảo tiến hành kiểm tra và xác minh được độ chính xác của văn bản.

Trong quá trình mua nhà, bạn sẽ luôn phải đi qua giai đoạn làm thủ tục công chứng mua bán đất. Do vậy, để cho mọi chuyện ” Đầu xuôi đuôi lọt” thì bạn nên cẩn thận, kỹ lưỡng từng chi tiết một trong giai đoạn đầu làm thủ tục công chứng mua bán đất. Tránh để những sai sót không nên có làm ảnh hưởng tâm lý của bạn. Tôi mong rằng, với những liệt kê trên đây sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc công chứng. Chúc bạn luôn thành công và thuận lợi trong mọi giao dịch!

Khi mua bán nhà đất, ngoài thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, các bên phải nộp phí, thù lao công chứng. Nhiều người thắc mắc ai sẽ phải nộp phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất?

Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Đồ họa: Minh Huy

Bên mua hay bên bán phải nộp phí công chứng?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014: Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

Theo quy định này, người nộp phí công chứng mua bán nhà đất là người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà đất. Và người này thường là người ghi thông tin, ký, ghi rõ họ tên trong phiếu yêu cầu công chứng.

Tuy nhiên, pháp luật quy định người yêu cầu phải nộp phí và thù lao công chứng nhưng không cấm các bên thỏa thuận về người nộp. Hay nói cách khác, các bên chuyển nhượng được phép thỏa thuận về người nộp.

Do đó, các bên có thể thoả thuận quyết định người nộp phí và thù lao công chứng. Nếu không có thoả thuận thì người nộp là người yêu cầu công chứng.

Phải nộp bao nhiêu phí khi công chứng mua bán nhà đất?

- Phí công chứng.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được tính như sau:

Ảnh chụp màn hình.

Lưu ý:

+ Trường hợp công chứng tại văn phòng công chứng thì mức thu phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng [VAT].

+ Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:

Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng [x] Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước quy định.

- Thù lao công chứng.

Ngoài tiền phí công chứng theo chuẩn quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC nêu trên, một khoản tiền nữa mà người yêu cầu công chứng sẽ phải nộp cho tổ chức hành nghề công chứng đó là thù lao công chứng.

Bởi khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch, căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Công chứng năm 2014, phí và thù lao công chứng là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng được phép thu từ người yêu cầu công chứng.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 67 Luật Công chứng năm 2014, thù lao công chứng có thể bao gồm việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến công chứng: Thù lao ký hồ sơ ngoài giờ, ký hồ sơ ngoài trụ sở.

Mức thù lao này sẽ do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại địa phương. Đặc biệt, mức phí và thù lao công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đều phải niêm yết công khai tại trụ sở của mình.

Nếu không niêm yết hoặc không niêm yết đầy đủ phí, thù lao công chứng, tổ chức hành nghề công chứng có thể bị xử phạt từ 03 - 07 triệu đồng theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nếu thu thù lao công chứng cao hơn mức trần hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết, thu các khoản chi phí cao hơn mức phí đã thoả thuận thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ bị phạt từ 7 - 10 triệu đồng theo điểm đ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 82 năm 2020 nêu trên.

Chủ Đề