Bài tập vật lí bài 10 lớp 8

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật lí lớp 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét

Bài 10.1 trang 32 SBT Vật lí 8: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào

  1. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
  1. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  1. trọng lượng riêng và thể tích của vật.
  1. trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V

Trong đó:

+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3]

+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ [m3]

Lời giải:

Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Chọn B

Bài 10.2 trang 32 SBT Vật lí 8: Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước [H.10.1]. Lực Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất?

  1. Quả 3, vì nó ở sâu nhất
  1. Quả 2, vì nó lớn nhất,
  1. Quả 1, vì nó nhỏ nhất.
  1. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V

Trong đó:

+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3]

+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ [m3]

Lời giải:

Vì ba quả cầu đều được nhúng trong nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau, quả 2 có thể tích lớn nhất nên lực đẩy Ác – si – mét tác dụng nên nó là lớn nhất.

Chọn B

Bài 10.3 trang 32 SBT Vật lí 8: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất?

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V

Trong đó:

+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3]

+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ [m3]

Lời giải:

Ba vật làm bằng ba chất khác nhau nên khối lượng riêng của ba chất đồng, sắt, nhôm khác nhau và theo thứ tự: Ddong>Dsat>Dnhom.

Theo công thức V=mD thì nếu ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng vật có khối lượng riêng nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.

Do đó thể tích của các vật như sau: Vdong

Chủ Đề