Bài văn viết vè kế hoạch học tập

  1. Phần mở đầu:

Để xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả trước hết, sinh viên cần tự đánh giá

khả năng học tập của bản thân mình thông qua từng môn học, từng kỹ năng, sau

đó thiết lập mục tiêu cụ thể, phù hợp nhất.

Sau khi đã xác định được khả năng học tập của mình, cần tiếp tục phân tích các

thói quen, thời gian dành cho các công việc khác như thế nào? Có thể học nhiều

môn cùng lúc hay chỉ tập trung mỗi lần một chủ đề……Phân tích càng cụ thể

thì hiệu quả mang lại càng cao.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết như trên sinh viên cần thiết kế

một bản kế hoạch học tập cá nhân phù hợp nhất để có thể đạt kết quả cao trong

học tập cũng như định hướng về công việc sắp tới.

Sau khi đã có bảng kế hoạch chi tiết chỉ cần bám sát theo bảng kế hoạch đã đề

ra. Trong thời gian thực hiện nếu có vấn đề nào chưa khả thi hoặc có những nội

dung cần thay đổi với tình hình thực tế thì nên linh động điều chỉnh cho phù

hợp.

II. Phần nội dung:

  • Năm thứ nhất: Năm học đầu tiên thường là năm học nhẹ nhàng nhất vì chưa

học những môn chuyên ngành và cũng là năm mà sinh viên với tâm lý phải chơi

thoải mái bù cho những ngày tháng ôn thi ở THPT. Nhưng nếu với suy nghĩ đó

là bạn đang sai lầm nhé. Đại học là phải học, không phải bung xõa, nghỉ

ngơi. Năm học này bạn có rất nhiều thời gian rảnh rỗi bạn nên tận dụng để mở

rộng các mối quan hệ, học thêm ngoại ngữ, trau dồi kỹ năng mềm…

Ngoại ngữ là vé được các nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu. Điều đó được

minh chứng đó là: Sinh viên ra trường khi đi tuyển dụng vào một tập đoàn có

tiếng tăm, đêm trước khi đi phỏng vấn vòng cuối, em có gọi tôi và nói “Cô ạ,

em rất lo em không được trúng tuyển vì mấy người thi cùng em đợt này toàn là

tốt nghiệp trường A [một trường top đầu]. Em thấy họ tự tin lắm, còn em thì

không được tự tin vì họ học trường A cơ mà”. Tôi mới bảo “Em lo gì cứ tự tin

lên, đâu phải cứ trường A là hơn mình đâu”. Thế rồi đến khi có kết quả, em hồ

hởi gọi tôi thông báo: “Cô ơi, em trúng tuyển rồi vì em có lợi thế ngoại ngữ”.

Câu chuyện trên không phải chỉ với một cựu sinh viên mà dường như là rất

nhiều cựu sinh viên tôi đã cố vấn học tập.

+ Năm thứ hai: Với những kiến thức ngoại ngữ đã học từ năm nhất, sang

năm thứ hai bạn hãy cố gắng nâng cao thêm chúng nữa. Bạn hãy chinh phục các

chứng chỉ tiếng Anh - IELTS, TOEFL ... Ngoài tiếng Anh ra bạn có thể học

tiếng Nhật, tiếng Trung... Đó là ngôn ngữ đáng để học. Việc làm này sẽ giúp ích

rất nhiều cho bạn trong việc tìm việc sau này.

Bạn thấy được vai trò của ngoại ngữ chưa?

Nó thực sự cần thiết hàng đầu nhé. Nên ngay cả hiện tại cứ mỗi lần lên

lớp với sinh viên là tôi luôn nhấn mạnh cho sinh viên của mình cần phải học

ngoại ngữ.

Chủ Đề