Bài tập 6.34 lều thọ trình cơ kết cấu 2 năm 2024

1.1. Quy trình này là cơ sở đến bố trí cấu tạo và tính toán các công trình phụ trợ đối với công tác thiết kế và thi công của ngành Giao thông vận tải.

Những quy định trong quy trình được áp dụng đối với các công trình cầu, cống trên.

1.2. Việc thiết kế các kết cấu, thiết bị và các công trình phụ trợ phải thực hiện khi lập thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công cầu.

Khi lập thiết kế kĩ thuật của cầu, phần "Các kết cấu, thiết bị và công trình phụ trợ" bao gồm:

  1. Các phương án về những giải pháp kết cấu của các công trình phụ trợ phải đồng

bộ với thiết kế cầu và thiết kế tổ chức thi công. Các phương án này lập ra thông thường đối với những kết cấu cần thiết của công trình về mặt khối lượng đủ đến lập các chỉ tiêu dự toán

  1. Những so sánh kinh tế - kĩ thuật cơ bản của các giải pháp kết cấu những công trình định làm.

ở giai đoạn bản vẽ thi công, phần "Những kết cấu, thiết bị và công trình chuyên dụng" bao gồm:

  1. Những bản vẽ chi tiết cần cho việc chế tạo và thi công của kết cấu những công trình phụ trợ phải kèm theo những chỉ dẫn về chất lượng của vật liệu được sử dụng phù hợp với những tiêu chuẩn quốc gia và quy trình kĩ thuật.
  1. Những yêu cầu công nghệ chế tạo ở trong nhà máy hoặc trong các phân xưởng của đơn vị thi công.
  1. Những chỉ dẫn về khả năng sử dụng ở những vùng khí hậu khác nhau và trong trường hợp cần thiết bao gồm cả yêu cầu thí nghiệm.
  1. Các bản tính chủ yếu, bao gồm những kết quả tính toán. e] Những chỉ dẫn về kĩ thuật an toàn;

1.3. Danh mục những kết cấu và công trình phụ trợ, cũng như những vật liệu và kết cấu vạn năng dùng cho nó, được xác định bởi thiết kế kĩ thuật.

Những hản vê thi công của các công trình phụ trợ được thiết kế trên cơ sở thiết kế kĩ thuật, và phù hợp với những nhiệm vụ đề ra trong thiết kế.

1.4. Khi thi công các công trình phụ trọ, theo sự thỏa thuận với cơ quan quản lí công trình và cơ quan thiết kế, cho phép có những thay đổi đến phù hợp hơn với điều kiện thi công thực tế, và những thay đổi này phải ghi trong bản vẽ thi công.

1.5. Các công trình phụ trợ phải lắp bằng những kết cấu vạn năng được chế tạo ở nhà máy. Việc sử dụng những kết cấu phi tiêu chuẩn [kể cả kết cấu gỗ] được coi là ngoại lệ khi không có kết cấu vạn năng đáp ứng được yêu cầu.

Những công trình phụ trợ phải đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, khả năng cơ giới hóa cao và những yêu cầu về kĩ thuật an toàn trong thi công.

1.6. Các công trình phụ trợ phải được tính toán, bảo vê đủ chịu tác dụng của mưa, lũ và bão.

Độ chôn sâu của chân cọc ván đê quai, của các móng và những công trình dưới nước phải xét đến mức độ xói lở của đất.

Những công trình phụ trợ nằm trong phạm vi thông thuyền của cầu, thì ngoài việc đặt các tín hiệu, còn cần phải đảm bảo tránh tao nên sự ùn tắc tầu thuyền trong giai đoạn thi công bằng cách tổ chức việc dẫn tầu thuyền ở luồng lạch quy định dưới cầu.

Những biện pháp này cần phải có sự thỏa thuận với cơ quan quản lí đường sông.

Trong trường hợp đặc biệt, khi có những chỉ dẫn thích hợp trong thiết kế tổ chức thi công, phải dự tính đặt những vòng vây bảo vệ riêng, hoặc phải tính toán sao cho công trình phụ trợ chịu được tải trọng va đập của thuyền bè.

1.7. Việc theo dõi, kiểm tra các công trình phụ trợ cần được thực hiện theo nề nếp quy định trong quy chế hoặc trong các văn bản hướng dẫn của ngành.

1B. Khổ giới hạn

1.8. Các công trình phụ trong giai đoạn thi công xây dựng bên đường sắt, đường ô tô và đường thành phố, cần tuân theo khổ giới hạn hiện hành.

Trong trường hợp cần thiết, việc giảm khổ giới hạn cần phải có sự thỏa thuận của các cơ quan quản lí.

1.9. Những khổ giới hạn ở dưới cầu, trong khoảng trống của đà giáo trong phạm vi thông thuyền và có vật trôi được quy định phụ thuộc vào đặc điểm qua lại của tàu thuyền trong giai đoạn thi công và phụ thuộc vào cấp đường sông có xét đến những yêu cầu của cơ quan quản lí đường sông địa phương.

1.10. Việc xác định tĩnh không của các công trình phụ trợ và khoảng thông thuỷ giữa các trụ cầu phải được quy định trong thiết kế tùy thuộc vào điều kiện nơi thi công và có xét đến những yêu cầu sau:

  1. Trong thiết kế lấy mức nước lớn nhất theo mua có thể xẩy ra trong giai đoạn thi công công trình, tương ứng với lưu lượng tính toán theo tần suất l0% mức nước thi công. Đồng thời phải xét đến cao độ ứ dềnh và chiều cao sóng.

Trên những sông có sự điều tiết dòng chảy thì mức nước thi công được quyết định trên cơ sở những tài liệu của cơ quan điều tiết dòng chảy.

  1. Đỉnh của các vòng vây cọc ván, thùng chụp và đê quai bằng đất cần cao hơn mực nước thi công tối thiểu 0,7m và pbải ở trên mực nước ngầm trong đất. Đảo đến hạ giếng chìm và giếng chìm hơi ép cần phải cao hơn mức nước thi công tối thiểu 0,5m.
  1. Đáy kết cấu nhịp của cầu tạm thi công, cầu cho cần cẩu và của các đà giáo ở những sông không thông thuyền và không có bè mảng, cây trôi, cũng như ở những nhịp không thông thuyền của sông có tàu bè qua lại phải cao hơn mức nước thi công ít nhất 0,7m. Cho phép giảm trị số tlên, khi mức nóc cao chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và có khả năng tháo dỡ nhanh những kết cấu được phép ngập nước tạm thời.
  1. ở những nhịp vượt, mà có gỗ trôi và có dòng bùn + đá thì không nên xây dựng những công trình phụ trợ ở trong khoảng giữa các trụ chính. Khi cần thiết phải xây dựng chúng thì khoảng cách tĩnh giữa các trụ của đà giáo không được nhỏ hơn 10m, và nên xây dựng chúng vào lực ít có khả năng xuất hiện các tác động lũ nguy hiểm nhất.

ở những dòng chảy có gô trôi và có dòng bùn + đá [lũ núi] thì đáy kết cấu nhịp của cầu cho cần cẩu và của cầu tạm thi công yêu cầu phải cao hơn mực nước thi công tối thiểu 1m.

1.11. Bề rộng của các lối đi và đường bộ hành không được nhỏ hơn 0,75m.

1C. Những chỉ dẫn về tính toán kết cấu và nền

1.12. Những kết cấu của các công trình phụ trợ và nền của chúng cần phải được tính toán chịu đựng những lực dụng của lực và những tác dụng khác theo phương pháp trạng thái giới hạn.

Trạng thái giới hạn là trạng thái mà khi bắt đầu xuất hiện thì kết cấu hoặc nền không còn đáp ứng được những yêu cầu của sử dụng trong thi công.

Các trạng thái giới hạn được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất: [trạng thái giới hạn thứ 1]

Là trạng thái mà kết cấu công trình phụ trợ không đáp ứng được yêu cầu về sử dụng, do mất khả năng chịu lực, hoặc do cần thiết phải ngừng sử dụng mặc dù còn khả năng chịu lực hay đã tưới trạng thái lầm giới.

+ Nhóm thứ hai: [trạng thái giới hạn thứ 2]

Là trạng thái do xuất hiện biến dạng quá mức, có thể gây khó khăn cho việc sử dụng bình thường những kết cấu phụ trợ.

Các trạng thái giới hạn thuộc nhóm thứ nhất gây ra bởi:

- Sự mất ổn định về vị trí và mất ổn định về độ nổi,

- Mất ổn định về hình dạng tổng thể.

- Mất ổn định về hình dạng cục bộ dẫn đến mất khả năng chịu lực.

- Sự phá hoại do ròn, dẻo hoặc ao các đặc trưng khác, trong đó có cả sự vượt quá sức bền, kéo đến, sự trượt, hay trồi của đất nền.

- Sự biến dạng chảy sự ép lún, hoặc những biến dạng dẻo quá mức của vật liệu [khi có vùng chảy].

- Sự vượt quá mức trong những liên kết bằng ma sát.

- Sự mất ổn định cục bộ về hình dạng, dẫn đền biến dạng quá mức, nhưng chưa đến nỗi làm mất khả năng chịu lực.

- Biến dạng đàn hồi quá mức, có thể guy ra những ảnh hưởng không cho phép đến hình dạng hoặc khả năng chịu lực của những công trình chính được xây dựng.

Thuộc nhóm thứ hai là trạng thái giới hạn gây ra bởi những chuyển vị đàn hồi hay chuyển vị dư [độ võng, độ vồng, độ lún, độ dịch chuyển, độ nghiêng, góc xoay và độ dao động].

1.13. Ngoài những tính toán chịu tác dụng của các lực, trong những trường hợp cần thiết phải tiến hành tính toán khác như sau:

- Những tính toán về thấm của vòng vây hố móng.

- Những tính toán xói của nền các trụ tạm và của vòng vây cọc ván [nếu sự xói mòn không được loại trừ bằng nhưng giải pháp kết cấu].

Tính toán lực kéo đến di chuyển các kết cấu lắp ghép.

1.14. Việc tính toán các kết cấu của các công trình phụ trợ và nền của chúng theo trạng thái giới hạn thứ nhất được tiến hành với những tải trọng tính toán, xác định bằng: Tích số của tải trọng tiêu chuẩn với hệ sổ vượt tải tương ứng n, hệ số xung kích l+ M, và với hệ số tổ hợp Kc.

Chỉ dẫn về giá trị của các hệ số với những tính toán khác nhau nêu ở mục 2 - 6

Việc tính toán kết cấu và nền của chúng theo trạng thái giới hạn thứ hai được tiến hành với những tác động và tải trọng tiêu chuẩn.

1.15. Khi tính toán cần chọn tổ hợp tải trọng bất lợi nhất có thể xảy ra trong mọi giai đoạn thi công riêng biệt, đối với những bộ phận và kết cấu khác nhau của công trình phụ trợ và nền của chúng. Vị trí và tổ hợp của tải trọng được xác định khi thiết kế theo những chỉ dẫn nêu ở mục 3- 7.

Các tổ hợp tải trọng khi tính toán chịu tác động của trôi phải được xác định với sự xem xét trạng thái của công trình khi có cây trôi, thường chi tính với trường hợp công trình không làm việc [ở mục 3- 7 những Tính toán này thường không được xét trong danh mục những tổ hợp tải trọng kiến nghị].

Đối với công trình phụ trợ không tính lực động đất.

1.16. Cường độ tính toán của vật liệu [đất] khi tính toán về độ bền và ổn định cần phải lấy theo chỉ dẫn của mục 7- 10.

Trong những trường hợp cần thiết chúng được giảm hoặc tăng bằng hệ số điều kiện làm việc m, khi xét đến sự gần đúng của những sơ đồ tính toán. Đồng thời không phụ thuộc vào giá trị của hệ số m còn có hệ số tin cậy k, khi xét đến mức độ quan trọng của công trình và độ nghiêm trọng của hậu quả khi sự xuất hiện các trạng thái giới hạn.

Phương thức áp dụng những trị số m, k được quy định theo những yêu cầu của bảng 1 và phù hợp với những điều của các mục 3 - 10. Trong những trường hợp không quy định trong bảng 1 thì k và m được lấy bằng 1.

Bảng 1

Tên kết cếu [hoặc những bộ phận kết cấu] của các công trình phụ trợ

Hệ sế tin cậy k và điều kiện làm việc m

kH

m

Dây cáp đến treo và nâng hạ các giá và đà giáo thi công

Những bộ phận chịu lực khác của giá và đà giáo thi công được treo và nâng hạ

Trị số của lực giữ [hàm], những kết cấu được kẹp chặt bằng ma sát [trừ những kết cấu của đà giáo dùng cho người ]

Vòng vây cọc ván ở chỗ ngập nước

Kết cấu nhịp của cấu cho cấu, những bộ phận của trụ và đà dọc của các thành bến tàu [không kể móng]

Cố định bằng neo chôn trong bê tông:

+ Neo của kết cấu nhịp và của công xôn đón dầm

+ Liên kết cột trụ với bệ

Những kết cấu kim loại của neo, giữ chò kết cấu nhịp khỏi lật

Những trụ nổi bằng phao, được giữ cân bằng qua lỗ đáy

Những trụ nổi bằng xà lan, được giữ cân bằng nhờ các máy bơm

Những sà lan đáy bằng đến đặt giá búa hoặc cần cấu

Những sà lan đáy bằng đến đặt cần cấu chân đê cũng như đến chuyên chở các vật liệu và kết cấu thi công.

Những bộ phận bằng gỗ của ván khuôn và lều ủ nhiệt chịu tác dụng của hơi nước

Những tấm ván lát tăng cầng vách hố móng

Những bộ phận ván khuôn của kết cấu đổ bê tông toàn khối [trừ gỗ chống] Những kết cấu gỗ nằm ở dưới nước .

Những tường cọc ván [nhưng không chống]

- Có dạng vòng trên mặt bằng

- Có chiều dài < 5m với các tầng kẹp chống trung gian

5

1,3

2

1,1

1,05

2,0

1,5

2

1,125

1,20

2

1,25

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0,08

1,10

1,15

0,90

1,15

1,10

Chú thích:

1. Cần phải chia trị số cường độ tính toán [lực giữ] cho hệ số kH, nhân trị số cường độ tính toán với hệ số m. Khi tính toán độ nổi, trọng lượng tỉnh toán của tàu được nhân với hệ số tin cậy.

2. Những hệ số kH và m được sử dụng đồng thời với những hệ số điều kiện làm việc khác nêu ở phần 7, 8, 10 của tập quy trình này.

3. Hệ số m khi tính toán về ổn định cần lây phù hợp với những yêu cầu của các phần1 và 4 [đối với vòng vây cọc ván].

1.17. Độ ổn định chống lật của kết cấu phải tính toán theo công thức:

M1 ≤ mMg

Trong đó:

M1- Mômen của các lực lật đối với trục quay của kết cấu; khi kết cấu tựa trên những gối riêng biệt thì trục quay được lấy là trục đi qua tim của gối ngoài cùng [gối biên], còn khi kết cấu được tựa có tính chất liên tục, thì, trục quay là trục đi qua cạnh thấp nhất, ngoài cùng của kết cấu.

Mg - Mômen của các lực giữ ổn định, cũng đối với trục trên

m - Hệ số điều kiện làm việc, đối với những kết cấu có điểm tra tập trung [trên những điểm riêng biệt] thì lấy m - 0,95; đối với những trụ chống nề và lồng gỗ thì lấy m = 0,9; còn đối với tường cọc ván thì lấy theo phần 4.

Khi tính toán độ ổn định của kết cấu có neo thì cần phải kế đến mômen giữ ổn định của các lực bằng khả năng chịu lực tính toán của neo.

1.18. Độ ổn định chống trượt của kết cấu phải tính toán theo công thức:

Trong đó:

Tt - Lực trượt bằng tổng hình chiếu của các lực trượt lên mặt phẳng có khả năng bị trượt.

Tg - Lực trượt giới hạn bằng hình chiếu các lực giữ ổn định trượt theo thiết kế tác dụng cùng lên mặt phẳng trượt.

m - Hệ số điều kiện làm việc; m = 0,9 đối với kết cấu ở trên mặt đất m = 1,0 đối với kết cấu chôn trong đất. 1

kH - Hệ số an toàn theo vật liệu, xét đến sự biến đổi của các hệ số ma sát và lắy bằng 1,1

Khi Tính toán ổn định của kết cấu được tăng cường bằng neo hoặc bằng thanh chống thì phải tính lực giữ ổn định bằng khả năng chịu lực tính toán của neo hoặc của thanh chống.

Khi tính toán độ ổn định thì hệ số ma sát, của những vật liệu khác nhau lấy theo phụ lục 2.

1.19. Khi tính toán độ ổn định của những kết cấunằm trên mặt đất thì trị số của những lực trượt được xác định với hệ số vượt tải lớn hơn 1, còn trị số của những lực giữ ổn định thì được xác định với hệ số vượt tải nhỏ hơn 1.

Khi xác định ổn định của cọc ván, cần tuân theo các chỉ dẫn của phần 4. Việc kiểm toán độ nổi cần được thực hiện theo công thức:

Trong đó:

γ- Trọng lượng riêng của nước lấy bằng 1t/m3 đối với nước ngọt.

∑Vn: Lượng choán nước giới hạn của tàu, bằng lượng choán nước của nó ứng với mớn nước bằng chiều cao thành tàu ở mặt cắt giữa [tính bằng m].

∑Q: Trọng lượng tính toán của tàu, lấy theo chỉ dẫn ở chương 6 [Tính bằng t].

kH: Hệ số tin cậy, lấy theo chỉ dẫn trong bảng l và chương 6.

1.20. Độ ổn định của hệ nổi được đảm bảo khi tân theo các điều kiện sau:

  1. Chiều cao tâm nghiêng có giá trị dương.
  1. Mép boong không được phép ngập trong nước [*].
  1. Không cho phép đáy nổi lên khỏi mặt nước [ở giữa lườn tàu].

Những công thức đến kiểm tra trạng thái giới hạn theo mục "a", "b", 'c" nêu ở chương 6.

1.21. Những biến dạng đàn hồi của các kết cấu và công trình phụ trợ theo trạng thái giới hạn thứ hai được tính với tải trọng tiêu chuẩn [không tính hệ số vượt tải và hệ số xung kích].

* [ở trạng thái giới hạn thứ nhất]. Và phải kiểm toán thỏa mãn điều kién mép boong cao hơn mặt nước một khoảng cách bằng chiều cao sóng [ở trạng thái giới hạn thứ 2].

ở những công trình có mối nối lắp ráp bằng bu lông thường [không phải bu lông cường độ cao] thì những biến dạng khi tính toán được xét đến khả năng biến dạng của liên kết [mối nối] vì vậy cần phải tăng độ võng đàn hồi tính toán lên 30%.

Trong những kết cấu có mối nối kiểu mặt bích chịu kéo thì được tính thêm những biến dạng của mối nối.

Những trị số của biến dạng dư ở những chỗ tiếp giáp [ở một chỗ giao nhau] cần phải lấy như sau:

Gỗ với gỗ: 2mm

Gỗ với kim loại và bê tông: 1mm

Kim loại với bê tông: 0,5mm

Kim loại với kim loại: [ở những chỗ nối bằng mặt bích chịu nén]: + 0,2 mm

Phải lấy độ lún của tà vẹt kê lót một cách khít chặt bằng l0mm và độ lún của hõm cát, trong đó đựng đầy cát bằng 5mm.

1.22. Sơ đồ tính toán kết cấu của các thiết bị và công trình phụ trợ cần phải phù hợp với sơ đồ hình học thiết kế của nó, trong đó có xét đến những giải pháp kết cấu đối với từng giai đoạn thi công và thứ tự đặt tải của kết cấu. Khi quyết định sơ đồ tính toán không cần kể đến độ vồng xây dựng và độ võng của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng, trừ kết cấu dây.

Việc xác định ứng lực trong các bộ phận của kết cấu được tiến hành với giả thiết vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, khi đó cho phép phân tích sơ đồ kết cấu không gian thành những hệ phẳng riêng biệt. Trong những trường hợp cần thiết được xét đến ảnh hưởng tương hỗ của các hệ phẳng trong những kết cấu kim loại trong sơ đồ không gian.

Chương II

TẢI TRỌNG VÀ NHỮNG HỆ SỐ CỦA CHÚNG

2.1. Việc tính toán kết cấu của các công trình phụ trợ cần phải tiến hành với các tổ hợp bất lợi nhất của tải trọng và lực tác động đối với các bộ phận riêng biệt với liên kết, hoặc đối với toàn bộ kết cấu nói chung [hay đối với nền của chúng được nêu trong bảng 2].

Bảng 2

Số thứ tự

Tên tải trọng và lực tác động

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trọng lượng bản thân của các công trình phụ trợ

áp lực do trọng lượng của đất.

áp lực thuỷ tĩnh của nước

áp lực thuỷ động của nước [bao gồm cả sóng]

Tác dụng của việc điều chỉnh nhăn tạo các ứng lực ở trong các công trình phụ trợ.

Những tác động bởi các kết cấu được xây dựng [lắp ráp, đổ bê tông, hoặc được di chuyển] tải trọng gió, tải trọng cần cẩu và trọng lượng của các thiết bị đạt ở kết cấu.

Trọng lượng của các vật liệu xây dựng và của các khối nàng thi công khác.

Trọng lượng của giá búa, của các thiết bị lắp ráp [hoặc thiết bị nâng tải và của các phương tiện vận tải.

Trọng lượng của người của dụng cụ và của các thiết bị nhỏ.

10

Lực ma sát khi di chuyển kết cáu nhịp, máy móc và các kết cấu khác

11

Lực quán tính nằm ngang của cần cẩu, giá búa và của các xe ô tô.

12

Tải trọng do đồ và đầm chấn động hỗn hợp bê tông

13

Lực tác dụng của kích khi điều chỉnh ứng suất hoặc điêu chỉnh vị trí và độ vồng cầu tạo của những kết cấu láp ráp. Lực tác dụng do căng cốt thép dự ứng lực.

14

ứng lực hông do sự xiên lệch của những con lăn hoạc do đường trượt không song song, hoặc do độ lệch của chân cần cẩu.

15

Lực tác đụng do lún của đất

16

Tải trọng gió

17

Tải trọng do sự va đập của tàu và hệ nổi

18

Tải trọng do gố trôi

19

Tải trọng do sự va chạm của những xe ôtô.

20

Tải trọng do thay đổi nhiệt độ

2.2. Tùy thuộc vào thời gian tác động mà tải trọng được chia ra là tải trọng cố định hoặc tạm thời [tải trọng tác động lâu dài hoặc tải trọng tác động ngắn hạn]

Thuộc vào loại tải trọng tác động ngắn hạn là:

  1. Những tải trọng ghi ở mục 11, 14, 16, 19;
  1. Những tải trọng do đầm chấn động hỗn hợp bê tông và do sự rung lắc khi xả hỗn hợp bê tông bao gồm tải trọng nêu ở mục 12;

Thuộc vào loại tải trọng tác động lâu dài là những tải trọng ghi ở mục 5, 8, l0, 13, 15,20 và áp lực ngang của hỗn hợp bê tông tơi [tải trọng ghi ở mục 12].

Chú thích: Khi tính toán những công trình phụ trợ không tính những tải trọng đặc biệt như: lực động đất, tác động do sụ cố của máy móc.

2.3. Những đặc trưng cơ bản của tải trọng là những giá trị tiêu chuẩn của chúng được xácđịnh theo điều 2.4 ~ 2.23. Tải trọng tính toán được xác định bằng tích số của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải n, do xét đến sự sai lệch của tải trọng, có thể thiên về phía bất lợi so với giá trị tiêu chuẩn và nó được xác định tuỳ thuộc vào trạng thái giới hạn được kiểm toán.

Những trị số của hệ số vượt tải n lấy theo bảng 13.

Những đặc trưng của tổ hợp tải trọng được xét đến khi tính toán các công trình phụ trợ dùng cho những mục đích khác nhau nêu trong các chương 3: 6.

Xác suất của những tổ hợp tải trọng khác nhau được tính bằng hệ số tổ hợp Kc trị số của nó lấy phù hợp với chỉ dẫn trong các chương 3.6. Trong trường hợp không có những quy định riêng thì trị số Kc lấy bằng 1.

Những hệ số tổ hợp Kc được đưa vào dưới dạng thửa số cho tải trọng tác dụng ngắn hạn.

ảnh hưởng của tải trọng xung kích được xét đến khi tính toán những kết cấu trên mặt đất bằng cách đưa vào những hệ số xung kích theo chỉ dẫn của các điều 2.9; 2.10; 3.34;4.89; 4.91; 5.17; 5.19.

2.4. Tải trọng thẳng đứng do trọng lượng bản thân của các công trình phụ trợ được xác định theo bảng thống kê vật liệu thiết kế, hoặc thể tích thiết kế và trọng lượng riêng của các vật liệu và của đất nêu ở phụ lục 2 và 3.

Trong mọi trường hợp cần phải xét đến những lực ngang của tải trọng thẳng đứng [lực xô lực kéo, v.v...].

Việc phân bố tải trọng do trọng lượng bản thân trong những kết cấu tính toán được lấy như sau:

  1. Trong các tấm lát, dầm ngang, dầm dọc, xà mũ dàn kiểu dầm, giàn giáo kiểu vòm, hộp ván khuôn v.v... và trong các cấu kiện thẳng khác lấy theo phân bố đều theo chiều dài kết cấu nếu như mức độ không đều thực tế không vượt quá l0% trị số trung bình.
  1. Trong các cột đứng cửa đà giáo, cầu bến vận chuyển, trụ tạm, cầu cạn cho cần cẩu, vv dùng đến đỡ các kết cấu thì tải trọng được coi là phân bố đều giữa tất cả các cột đúng của khung hay trụ.
  1. Trong những kết cấu khác thì tải trọng được phân bố théo trọng thực tế của từng bộ phận riêng biệt của nó.

2.5. áp lực thẳng đứng do trọng lượng của đất P [tính bằng T/m2] tác dụng vào vòng vây của hố móng, tường chắn đất, v.v... được xác định theo công thức:

P= γ H

Trong đó:

γ - Trọng lượng theo thể tích[dung trọng] của đất [t/m3]

H - Chiều dầy tính toán của lớp đất [m]

áp lực ngang, [áp lực hông] của đất tác dụng vào vòng vây hố móng được xác định theo phụ lục 4.

Khi xác định áp lực ngang lên tường chống loại tạm thời cũng cho phép sử dụng phụ lục 4.

2.6. áp lực thuỷ tĩnh của nước đối với các bộ phận công trình và đất nằm dưới mặt nước hoặc thấp hơn mức nước ngầm trong đất được tính bằng cách giảm trọng lượng của bộ phận công trình đó và đưa vào trong tính toán áp lực ngang của nước và áp lực nước đối với mặt đáy kết cấu.

Mực nước được xem là bất lợi nhất ứng với mỗi giai đoạn thi công công trình là mực nước thấp nhất hoặc cao nhất tính với tần suất 10% trong thời gian thi công nó.

Mực nước tác dụng vào vòng vây của hố móng được xác định căn cứ vào chỉ dẫn của phụ lục 4 và chương 4.

áp lực của nước theo phương bất kỳ bằng:

P =γ. H

Trong đó:

γ: Dung trọng của nước lấy bằng [t/m3]

H: Chiều cao tính toán của nước [m]

2.7. áp lực động của nước tác dụng lên những bộ phận nằm dưới nước của kết cấu:

NBn [tính bằng kg] được lấy bằng:

Trong đó:

Nđ = Nn + Ns

Nn- áp lực của nước [tính bằng kg] lên những bộ phận nằm dưới nước của kết cấu tính như sau:

Nn = 50. j0.. F . V2

Ns - Lực ma sát của nước theo bề mặt của vật nổi [kg] tính như sau:

Ns = f. S. V2

V- Đối với những kết cấu không di động, V là vận tốc trung bình của dòng nước, lấy theo số liệu quan sát bằng phao hoặc đo bằng máy đo lưu tốc trong phạm vi mớn nước; Đối với những kết cấu di chuyển được thì V là vận tốc di chuyển tương đối của dòng nước và vật nổi [m/s]

Trong trường hợp nếu như phần dưới nước của kết cấu [hệ nổi] làm thắt hẹp mặt cắt ướt của dòng chảy lớn hơn 10% thì cần phải xét đến sự tăng vận tốc của dòng chảy.

j0 - Hệ số xét đến mức độ dạng thuôn của vật thể ngập nước, đối với loại có dạng đầu nhọn hay dạng lượn tròn trên mặt bằng thì lấy j0 = 0,75. Còn đối với dạng chữ nhật thì lấy j0 = 1,0

f- Hệ số đặc trưng cho ma sát của nước với bề mặt bị ngập nước của vật thể, đối với bề mặt kim loại lấy bằng 0,17; đối với bề mặt gỗ là 0,25; đối với bề mặt bê tông là 0,2 kg/m4/sec2

F- Diện tích mặt cản nước [tiết diện ngang của bề rộng nhất] m2

S- Diện tích mặt cắt ướt [bề mặt ma sát của nước] m2

Giá trị F và S lấy bằng

  1. Đối với hệ phao và sà lan: F = t.B; S = L [2t +B]
  1. Đối với các loại thùng chụp, hộp thông đáy và giếng chìm hơi ép v.v...

F = [H+ 0,5 ÷1]B; S = L2 [H + 0,5 ÷ 1] + B

Trong đó:

t - Độ chìm của hệ phao hay sà lan [m]

H- Chiều sâu nước ở chỗ hạ thùng chụp hay giếng chìm hơi ép [m]

A- Bề rộng của hệ phao, sà lan, thùng chụp, giếng chìm [m]

L- Chiều dài của hệ phao, sà lan, thùng chụp, giếng chìm [m]

Khi V≥2m/sec thì cần phải tính độ dềnh mực nước ở chỗ có công trình:

Trong đó

g- Gia tốc trọng trường [m/s2]

Khi dòng chảy xiên liên và khi mà trục dọc của vật thể làm với phương của dòng chảy một góc z00 thì áp chính diện của nước N, không tính theo diện tích của mặt cắt ngang ở giữa vật nổi lên mặt phẳng vuông góc với phương của dòng chảy.

Ngoài áp lực của nước chảy, cần phải tính đến tải trọng do sóng với cường độ 0,03 t/m đối với sông rộng dưới 300m và cường độ 0,12t/m đối với sông rộng 500m: Khi thi công ở những vùng có chiều cao sóng lớn [như ở hồ, hồ chứa nước, sông rộng] thì cần phải tiến hành tính toán theo các công thức chính xác. Có thể tham khảo theo CH3 II 57-75: Tải trọng và tác động đối với công trình thuỷ công.

2.8. Tác dụng của việc điều chỉnh nhân tạo những ứng lực trong kết cấu của công trình phụ trợ được xét đến trong những trường hợp đã được dự tính trong thiết kế [ví dụ việc tạo cho hệ phao có độ võng ngược ban đầu bằng trình tự chất đối trọng phù hợp của chúng]. Trị số của ứng lực được xác định khi lập bản vẽ thiết kế.

2.9. Tải trọng thẳng đứng do trọng lượng của kết cấu cầu đang thi công, cũng như của các vật liệu xây dựng và của các vật thể khác được xác định theo bảng thống kê vật liệu thiết kế hoặc khối lượng và dung trọng của vật thể nêu trong thiết kế kết cấu.

Khi thiết kế cải tạo lại những cầu hiện có thì trọng lượng của kết cấu được xác định có xét đến tình trạng thực tế của chúng.

Trong những trường hợp thích đáng cần phải tính đến tác dụng theo phương ngang của tải trọng thẳng đứng [lực xô, lực kéo, v.v...]

Trọng lượng của những kết cấu được xây dựng truyền xuống các công trình phụ trợ [chồng nề lắp ráp, xà dọc. v.v...] cho phép tính là phân bố đều theo chiều dài, nếu như sự dao động [biến đổi] thực tế của nó không vượt qua 10%.

Khi đặt một số [nhiều hơn 2] dầm dọc, hàng chồng nề lắp ráp v.v... trong mặt phẳng theo phương ngang cầu, thì tải trọng do kết cấu được xây dựng lấy là phân bố đều theo phương ngang, nếu như độ cứng chống xoắn của chúng bằng hoặc lớn hơn độ cung chống xoắn của các công trình phụ trợ.

Trọng lượng của các bộ phận và vật nâng [trừ bê tông] được điều chỉnh hoặc đặt bằng cần cầu lên những công trình phụ trợ [đà giáo] thì được tính với hệ số xung kích bằng l,1.

2.10. Tải trọng thẳng đứng của giá búa, thiết bị lắp ráp [thiết bị nâng tải] và của phương tiện vận chuyển được lấy theo số liệu ghi trong lí lịch hay thuyết minh của máy. Tải trọng của các thiết bị phi tiêu chuẩn được xác định theo các tài liệu thiết kế.

Các giá búa, thiết bị lắp ráp và vận chuyển cần phải xếp đặt vào vị trí sao cho gây ra lực tác dụng lớn nhất lên kết cấu của công trình phụ trợ, cũng như lên các bộ phận và các phần liên kết của chúng [ví dụ các trường hợp tương ứng giữa độ vươn nhỏ nhất và sức nâng lớn nhất của cần cấu, hoặc giữa độ vơn lớn nhất và sức nâng nhỏ nhất của nó, hay trường hợp không có vật cấu, đồng thời xét cả những trường hợp tay cần vươn ở các từ thể khác nhau trên mặt bằng và có độ nghiêng theo phương đứng khác nhau].

Trọng lượng cần vươn của cấu có treo vật, kể cả trọng lượng của thiết bị treo buộc và chằng kéo được tính với hệ số xung kích bằng 1,1; trọng lượng của búa được lấy với hệ số xung kích bằng l,2.

Những tải trọng thẳng đứng tác dụng lên những chân riêng biệt [bộ chạy của cần cẩu, của búa, phải được xác định có kế đến sự phân bố của trọng lượng cần cẩu và vật nâng, cũng như có xét đến sự tác dụng của những lực ngang [lực kéo, lực gió lực quán tính] lên cần cấu, giá búa. Khi đó những điểm đặt của các tải trọng riêng biệt kế trên cần phải lấy phù hợp với những điều kiện làm việc của thiết bị.

2.11. Tải trọng của người, dụng cụ và các thiết bị nhỏ được tính dưới dạng:

  1. Tải trọng thẳng đứng phân bố đều với cường độ 250kg/m], khi tính các tấm ván khuôn, ván lát sàn của đà giáo thi công, lối đi, đường bộ hành cũng như khi tính các kết cấu trực tiếp chống đỡ chúng [các sườn chịu lực, đà ngang đà dọc, v.v...].
  1. Tải trọng thẳng đứng phân bố đều với cường độ 200kg/ml khi tính các đà giáo thi công, trụ tạm, bến vận chuyển, cầu tạm, có chiều dài của phần đặt tải < 60m, và với cầng độ l00kg/m2 khi chiều dài của phần đặt tải > 60m. Những phần không bị chiếm chỗ bởi những kết cấu lắp ráp cũng được chất tải bằng tải trọng kế trên [thường được tính như tải trọng tác dụng lên đường bộ hành].
  1. Tải trọng bằng 75kg/m2 đối với sự chất tải của những kết cấu nhịp lắp ghép không có đường bộ hành [khi xác định lực lên các trụ tạm].
  1. Tải trọng nằm ngang tập trung có trị số bằng 70kg đặt ở điểm giữa các cột lan can hoặc đặt vào mỗi cột lan can.

Những tấm ván khuôn và ván sàn của đà giáo, cũng như các bậc của cầu thang và các kết cấu trực tiếp chống đỡ chúng, mà không phụ thuộc vào việc tính toán với những tải trọng đã nêu ở trên, được kiểm tra với tải trọng tập trung có trị số bằng 130kg. Khi bề rộng của tấm ván nhỏ hơn 15cm, thì người ta phân bố tải trọng đó lên hai tấm ván kề nhau [với điều kiện chúng được ghép với nhau bằng những thanh ngang]

Tải trọng đối với các móc dùng đến móc [treo] thang láy bằng 200kg.

Tải trọng [trọng lượng vật liệu, dụng cụ, người] đối với các sàn tleo thi công dùng cho một người thì lấy bằng: 120kg, còn dùng cho 2 người thì lấy bằng 250kg.

Mỗi thanh dọc của thang gun thêm vào được tính với tải trọng tập trung 100kg.

2.12. Trị số của lực ma sát NTH khi dịch chuyển kết cấu nhịp, thùng chụp, bộ chạy của cần cẩu hay giá búa, v.v... theo mặt phẳng nằm ngang được xác định theo công thức:

  1. Khi di chuyển theo đường ray trên tấm lót [bàn trượt] hoặc theo nền bê tông, nền đất và nền gỗ;
  1. Khi di chuyển theo đường ray trên con lăn:
  1. Khi di chuyển theo đường ray trên xe lăn có ổ trục bạc:

Trường hợp xe có ổ trục bi:

  1. Khi di chuyển trên thiết bị trượt bằng pôlime:

Trong đó:

P- Tải trọng tiêu chuẩn do trọng lượng của kết cấu di chuyển tính bằng t.

f1- Hệ số ma sát trượt, lấy theo phụ lục 2.

f2 - Hệ số ma sát lăn của con lăn [bánh xe] trên đường ray, lấy theo bảng.

f3 - Hệ số ma sát trượt trong ổ trục bạc lấy bằng 0,05 - 0,l0cm.

f4 - Hệ số ma sát lăn trong ổ trục bi bằng 0,02cm.

f5 - Hệ số ma sát trượt, đối với vật liệu pôlime lấy theo bảng 4.. R1 - Bán kính của con lăn [cm].

R2 - Bán kính của bánh xe [cm].

k = 2 - Hệ số xét đến ảnh hưởng do sự lồi lõm cục bộ của đường ray và con lăn của các đường lăn và những yếu to khác làm tăng sức cản chuyển động

r - Bán kính trục bánh xe [cm]

Bảng 3

Đường kính con lăn [bánh xe] [mm]

200-300 và nhỏ hơn

400-500

600-700

800

900-1000

Hệ số ma sát lăn [cm]

0,04

0,06

0,08

0,10

0,12

Bảng 4

Vật liệu tiếp xúc

áp lực kg/cm2

f5 của các thiết bị trượt polime ứng với t0

âm

Dương

Tấm đánh bóng + chất dẻo chứa flo

100

0,12

0,09

0,07

0,06

Tấm đánh bóng + nafilen

100

0,12

0,10

0,07

0,06

Tấm đánh bóng +kim loại dẻo chứa flo

100

0,12

0,08

Tấm đánh bóng +pôliêtylen BH

100

0,18

0,12

0,10

0,06

Chú thích:

  1. Trong bảng cho những giá trị của hệ số ma sát khi khởi động. Khi trượt giá trị f5 được giảm trung bình đến 80%.
  1. Khi thay thế tấm đánh bóng bàng tấm tráng men thì giá trị của hệ số ma sát được tăng 10%

2.13. Lực quán tính ngang theo phương dọc đường di chuyển cần cẩu [giá búa] được lấy bằng 0,08 trọng lượng bản thân của bộ phận bất kì của cần cẩu [chân cầu, dầm ngang, xe treo, vật cẩu] và đặt ở trọng tâm của bộ phận tương ứng.

Lực dọc do vênh và nêm chèn [kẹt] chân cẩu lấy bằng 0,12 tải trọng thẳng đứng tiêu chuẩn tác dụng vào bánh xe chủ động của cẩu đang di động và đặt vào đỉnh ray của đường di chuyển cẩu. Chiều của lực đặt ở chân cẩu đang chuyển động được nêm chèn lấy theo chiều ngược lại.

Lực ngang tiêu chuẩn theo phương ngang của đường di chuyển cẩu sinh ra do hãm bộ chạy thì lấy bằng 0,05 tổng trọng lượng vật nâng của xe treo và của các dây cáp, pa lăng tải.

Lực quán Tính ngang T [tính bằng tấn] phát sinh khi ngừng cơ cấu quay của cần [hoặc giá búa] lấy bằng:

  1. Do trọng lượng bản thân tay cẩu: [cần vươn]
  1. Do tổng trọng lượng của vật cẩu và của dây cáp nâng hàng:

Trong đó:

Gc - Trọng lượng của cần vươn đưa về đỉnh cần [t]

a' - Trị số giảm tốc của chuyển động quay [m/sec2] được xác định theo công thức:

Trong đó:

n - Tốc độ quay của bệ quay cần cấu [hoặc giá búa] tính bằng vòng/phút.

l - Độ vươn của tay cẩu [m]

t - Thời gian được tính bằng giây [sec] xác định theo bảng 5

Chú thích:

1. Trọng lượng của vật cầu bao gồm cả trọng lượng của thiết bị móc kẹp, đòn gán,quang treo và dây chằng.

2. Khi nâng hàng có số cơ cấu nâng lớn hơn hoặc bằng 2 thì phải xét đến mức độ phân bố không đều của trọng lượng vật cẩu, nếu như điều đó có thể xảy ra do điều kiện thi công.

Khi công suất của động cơ quay đã biết, thì những lực phát sinh khi quay, cho phép xác định theo điều 4- 92.

Lực T được đặt ở đỉnh cần [tay cẩu].

Tải trọng do hãm ôtô, hoặc cần trục ôtô [khi tốc độ 30km/h] thì lấy bằng 0,25Pa, trong đó: Pa - trọng lượng của cấu ôtô [hoặc ôtô] và bằng 0,3Pr; trong đó Pr trọng lượng của cẩu xích [máy kéo, máy ủi]. Khi tốc độ < 5km/h thì cho phép không tính lực hãm.

Bảng 5

Độ vươn của cần 1[m]

5

7,5

10

15

20

25

30

thời gian dừng t [sec]

1

1,5

2,5

4

5

8

10

Chú thích: Đối với những giá trị trung gian của l thì trị số được xác định theo phép nội suy.

2.14. Tải trọng do đổ và đầm hỗn hợp bê tông được lấy như sau:

  1. Tải trọng thẳng đứng do dầm chấn động hỗn hợp bê tông lấy với cường độ bằng 200kg/m2 tác dụng trên bề mặt nằm ngang của ván khuôn.
  1. Tải trọng nằm ngang [tác dụng lên mặt bên của ván khuôn]:

+ Do áp lực của hỗn hợp bê tông tươi - lấy theo bảng 6.

+ Do rung lắc khi xả hỗn hợp bê tông tươi - lấy theo bảng 7.

+ Do đấm chấn động hỗn hợp bê tông lấy bằng 400.k3. [kg/m2] Trong đó:

k3 - Hệ số tính đến sự làm việc không đồng thời của các đấm chấn động theo bề rộng của cấu kiện đổ bê tông và được dùng vào việc tính toán các thanh nẹp dọc và cột chống đứng của ván khuôn.

k3 = 1 - Đối Với những cấu kiện có bề rộng < 1,5m, và những cấu kiện được gắn các đầu chấn động bên ngoài.

k3 = 0,8 - Đối với những cấu kiện có bề rộng > 1,5m..

Đối với bề mặt của ván khuôn nghiêng về phía cấu kiện khi áp lực của hỗn hợp bê tông được xác định bằng cách nhân áp lực ngang của hỗn hợp bê tông với sin của góc nghiêng của bề mặt ván khuôn so với phương nằm ngang. Khi góc nghiêng đó nhỏ hơn 30o thì không cần tính áp lực của bê tông lên ván khuôn, [xem tiếp bảng 6]

Ký hiệu trong bảng 6:

P - áp lực bên lớn nhất tiêu chuẩn hôn hợp bê tông [kg/m2].

γ - Dung trọng của hỗn hợp bê tông [γ = 2350kg/m3 đối với bê tông nặng

H - Chiều cao của lớp bê tông gây áp lực lên ván khuôn [nhưng không lớn hơn chiều cao của lớp bê tông đổ trong 4 giờ].

V - Tốc độ đổ bê tông [theo phương thẳng đứng] [m/h]

Bảng 6

Phương pháp đổ và đầm chặt hỗn hợp bê tông

Những công thức tính toán đến xác định trị số lớn nhất của áp lực bên

Phạm vi áp dụng công thức

Khi dùng đầm chấn động bẽn trong

P= γ.H

H ≤ R

V< 0,5

Như trên

P= γ [0,27V + 0,78].k1k2

V ≥ 0,5 ứng với điều kiện H ≥ 1

Khi dùng đắm chấn động ngoài

P= λ.H

V 2m

Đổ bê tông dưới nước bằng phương pháp ống dẫn di chuyển thẳng đứng

P= hg[γ -1000]

R - Bán kính tác dụng của đầm chấn động bên trong [m]

R1 - Bán kính tác dụng của đầm chấn động mặt ngoài [m]

k1 - Hệ số tính đến ảnh hưởng của độ sụt của hôn hợp bê tông: khi độ sụt từ:

0- 2cm thì k1 = 0,8

4 - 6cm thì k1 = 1,0

8 – 10cm thì k1= 1,2

k2 - Hệ số tính đến ảnh hưởng của nhiệt độ của hỗn hợp bê tông: đối với hỗn hợp bê tông có nhiệt độ từ:

5 - 70 thì k2 = 1,15

12 – 170 thì k2= 1,00

20 – 320 thì k2 = 0,85

hg - chiều cao "Cột tác dụng" của bê tông dưới nước, lấy bằng hg = k.I [m], trong đó k là hệ số duy trì độ lưu động của hỗn hợp bê tông [tính bằng giờ]; I là tốc độ đổ bê tông [m/h].

Chú thích:

1 - Sơ bộ có thể lấy bán kính tác dụng của đầm chấn dộng bên trong R = 0,75m của đầm chấn động bên ngoài R1 = 1m.

2 - Trong trường hợp nếu nhiệt độ của bê tông không biết thì hệ số k2 được lấy = 1

3 - Hệ số duy trì độ lưu động của phối hợp bê tông cần phải lấy < 7 – 0,8 giờ và tốc độ đổ bê tông I lấy ≤ 0,3m/h.

Bảng 7

Phương pháp đổ bê tông vào ván khuôn

Tải tọng ngang tác dụng lên ván khuôn thành [kg/m2]

Xả bê tông theo máng, và ống vòi voi hoặc trực tiếp từ ống bê tông

Xả bê tông bằng gầu có dung tích từ : 0,2 ÷ 0,8 m3

\>0,8m3

400

400

600

2.15. Lực tác dụng của kích vào các kết cấu của công trình phụ trợ khi điều chỉnh ứng suất hoặc điều chỉnh vị trí và độ vồng xây dựng của những kết cấu đang lắp ráp được xác định như áp lực gối tác dụng lên kích do tải trọng tiêu chuẩn cộng với lực phụ được quy định bởi thiết kế kết cấu cần thiết đến điều chỉnh ứng suất [hoặc vị trí] của nó.

Việc xác định áp lực gối tựa [phản lực tác dụng lên kích của kết cấu đang lắp ráp được tiến hành theo sơ đồ tính phát sinh lực bắt đầu điều chỉnh ứng suất hoặc điều chỉnh vị trí và độ vồng thi công, áp lực đó không phụ thuộc vào trình tự lắp ráp và sự phân bố lực trước đó [khi tính toán chính bản thân kết cấu không được bỏ qua các yếu tố vừa kể trên].

2.16. ứng lực hông H do sự cong lệch của con lăn, do sự xê dịch ngang của kết cấu đang lao lắp và do sự không song song của đường lăn được xác định theo công thức:

  1. Khi lao theo cầu tạm trên các bộ chạy, một đầu kết cấu nhịp có giá kê di động

H = 0,015 P

  1. Như trên, nhưng có thiết bị tựa cố định ở cả 2 đầu kết cấu nhịp: H = 0,15P
  1. Khi lao dọc trên coh lăn: H = 0,03P
  1. Khi lao bằng thiết bị trượt pôlime: H = 0,015P

Trong đó:

P - Tải trọng tiêu chuẩn của trọng lượng kết cấu đang lao lắp.

Trị số của lực hông nêu trên chỉ được xét đến đối với việc tính toán các kết cấu chống đỡ và các chi tiết liên kết chúng, cũng như đối với các xà dọc của đường lăn và của trụ có chiều cao nhỏ hơn 1m.

Khi tính toán các trụ của đường lăn có chiều cao lớn hơn lm và tính toán nền của chúng thì trị số của lực hông được tính bằng 50% trị số đã nêu ở trên.

2.17. Giá trị thành phần tĩnh của tải trọng gió tiêu chuẩn qcl [tính bằng kg/m2] thẳng góc với bề mặt tính toán của các công trình phụ trợ, của các thiết bị lắp ráp và các kết cấu thi công được xác định theo công thức:

Trong đó:

q0 - áp suất gió động [kg/m2] C - Hệ số khí động lực

k - Hệ số xét đến sự thay đổi của áp suất gió động theo chiều cao [được tính riêng cho từng bộ phận của công trình ứng với từng chiều cao của nó]

Những trị số của áp suất gió động nêu ở bảng 8. Giá trị của các hệ số k, c nêu ở bảng 9- 10.

Phân vùng áp lực gió trên toàn miền Bắc Việt Nam

[K.V. miền Nam sẽ được bổ sung sau]

Bảng 8

Số TT

Tên vùng

áp lực gió q0 kg/m2 ]

1

2

3

4

Vùng đồng bằng

Vùng duyên hải miền Trung

Vùng trung du

Vùng núi [toàn miền]

120

100

80

50

Chú thích cho phân vùng áp lực gió

Phân vùng áp lực gió toàn quốc xem trong TCVN 4088: 1985 . Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng".

Chú thích:

1- Vùng đồng bằng gồm các tỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.

2 - Vùng Duyên hải miền Trung bao gồm dải đất ven biển rộng 40km.

3 - Vùng trung du bao gồm các tỉnh và dải đất cách biển 40-80km.

Ninh Bình áp lục gió lấy bằng: 100kglm2

Tam Đảo, Sa Pa áp lực gió lấy bằng: 100kg/m2

Các hải đảo áp lực gió bằng: 140kg/m2

áp lực gió cua những vật kiến trúc ở địa điểm khuất gió lấy theo bảng phân vùng áp lực gió, rồi nhân với hệ so giảm áp G đến xét đến ảnh hưởng của hoàn cảnh khuất gió. Địa điểm khuất gió là những chỗ xung quanh có nhiều cây cối, có nhà cửa có thể chắn

Hệ số G

Khoảng cách từ mép công trình tưới các vật chắn gió xung quanh

6H

7H

8H

10H

G

0,5

0,6

0,7

0,8

H; là chiều cao trung bình của các vật chắn gió [m]

Bảng 9 - Hệ số K

Chiều cao của công trình kể từ mặt nước mùa cạn [điểm thấp nhất của lòng sông cạn, [m]

10

20

40

100

Hệ số k, tính đến sự thay đổi áp lực gió theo chiều với sự phân vùng khác nhau

A

1,00

0,65

1,25

0,90

1,55

1,20

2,1

1,8

B

Chú thích:

1- Các vùng thuộc loại A là: bãi hoang [sa mạc], hồ, bể chứa nước.

2 - Các vùng thuộc loại B là: thành phố, khu rừng lớn có chiều cao cản gió lớn hơn.

Bảng 10

Tên của các bộ phận

Hệ số khí động lực C

Ván khuôn và những bộ phận tương tự, hợp thành trong mặt phẳng ngang

Những cấu kiện đặc có tiết diện chắn gió chữ nhật

Những bộ phận có tiết diện tròn và kết cấu dàn

Hệ dây treo và dây chằng

Tầu kéo, sà lan và tầu thuỷ

Hệ phao

Những bề mặt nằm ngang [vùng hút gió ra]

+0,8

-0,6

1,4

1,2

1,1

1,4 theo phương ngang]

0,8 [theo phương dọc]

1,4

-0,4

Chú thích: Trong những trường hợp khi mà tốc độ gió lực thi công phải hạn chế đến đảm bảo điều

kiện thi công và an toàn kỹ thuật, thì cầng độ áp lực gió được lấy bằng:

  1. Khi tính toán các tàu lai, dắt và thiết kế cấu nhịp trên các trụ nổi – 9kg/m2 [xuất phát từ điều kiện thi công ứng với gió của tốc độ 0

    Trong đó:

    r- Bán kính tâm nghiêng: bằng khoảng cách từ trọng tâm của khối nước đã bị choán chỗ ở trạng thái cân bằng: Zv đến tâm nghiêng Zm; Z m là điểm giao nhau của đường thẳng đứng đi qua tâm của khối nước bị choán chỗ dịch chuyển khi nghiêng Z’v với trục 0 - 0 của hệ nổi hay trụ nổi.

    a - Khoảng cách tế trọng tâm của hệ nổi Z0 đến tâm Zv .

    1. Khi nghiêng [có độ chênh mớn nước] các trụ nổi và hệ nổi nói chung khi đồng thời chịu tác dụng của tải trọng gió tính toán thì một điểm bất kì ở mép boong cững không được ngập dưới nước. Việc tính toán độ chìm cần phải tiến hành theo những chỉ dẫn của điều 6.138 và 6.139.

    Chú thích:

    1. Khi kiểm tra ổn định tất cả mọi tải trọng cần phải lấy theo tải trọng tính toán. Hệ số vượt tải đối với trọng lượng bản thân của hệ phao, kể cả kết cấu sàn đà, đàn liên kết và thiết bị đặt trên nó phải lấy với giá trị bất lợi cho việc tính ổn định [0,9 hoặc 1,1]

    2. Trong các tính toán độ ổn định của hệ nổi, cũng như các trụ nổi riêng biệt, mà chúng được ghép từ những phao đơn, trong những phao đơn đó, có phao được tạo đối trọng thông qua các lỗ đáy, thì tất cả các phao đối trọng này phải tách ra khỏi hệ thống chung khi tính J, có nghía là coi như trong trường hợp các van ở mỗi phao ngừng làm việc, điều đó phải quy định trước trong thiết kế.

    6.136. Trị số của bán kính tâm nghiêng U [tính bằng m] được xác định theo công thức:

    Trong đó:

    I - Mômen quán tính của diện tích hệ phao ghép [hoặc sà lan] ở cao độ đường mớn nước của các trụ nổi đối với trục quay của nó khi trụ nổi bị nghiêng: lấy với trục có mômen quán tính nhỏ; còn khị có độ chênh mớn nước [nghiêng dọc] thì lấy đối với trục có mômen quán tính lớn [m4].

    ∑in - Tổng của những mômen quán tính của bản thân bề mặt trong những phao [hoặc các khoang của sà lan] làm đổi trọng đối với trục đi qua trọng tâm của những bề mặt này song song với trục nghiêng của trụ nổi hoặc hệ nổi [m4].

    ∑Vn- Thể tích phần chìm [lượng nước rẽ] của hệ nổi hay trụ nổi riêng biệt [m3]. Trong những hệ nổi được phép từ các phao đơn và được tạo đối trọng phù hợp với điều 6.127 thông qua các lỗ đáy thì những mômen quán tính bản thân của bề mặt đối trọng trong các phao chỉ được tính đối với những phao đối trọng.

    Những ví dụ xác định mômen quán tính đối với trường hợp bố trí các phao trong trụ nổi và phương pháp tạo đối trọng của chúng khác nhau nêu ở phụ lục 6.

    Trình tự tạo đối trọng trong các phao được ghép tế các phao đơn và được tạo đối trọng thông qua các lỗ đáy phải được chỉ rõ trong những bản vẽ thi công.

    6.137. Độ chìm của những trụ nổi tB [tính bằng m] d0 các tải trọng thẳng đứng gây ra, cần phải xác định theo công thức:

    Trong đó:

    Q- Tải trọng tính toán [hoặc tải trọng tiêu chuẩn xem điều 6.131] tác dụng lên trụ nổi [tính bằng t]

    Ω- Diện tích của trụ nổi, tính theo mặt phẳng đường mớn nước [m2].

    kB- Hệ số làm đầy của khối nước bị choán chỗ đối với phao KC lấy bằng 0,97.

    Trong trường hợp tạo đối trọng của phao lỗ đáy [theo điều 6.127] thì độ chìm của trụ nổi riêng biệt t’B [tính bằng m] được xác định khi không có áp lực dư của khí nén ở trong những phao đối trọng theo công thức:

    Trong đó:

    ∑ω- Diện tích tổng cộng của các phao không được tạo đối trọng.

    Khi kiểm tra độ ổn định của hệ nổi đỡ các nhịp cầu, thì độ chìm của nó phải xét cả lượng nước dằn chứa trong phao mà lực cần sê bơm ra.

    Độ chìm sà lan của trụ nổi được xác định theo số liệu ghi trong lí lịch của sà lan tùy thuộc vào tải trọng tính toán tác dụng lên sà lan.

    6.138. Độ chìm của những trụ nổi tr [tính bằng m] do tải trọng gió tính toán gây ra nghiêng hoặc độ chênh mớn nước của trụ nổi riêng biệt [hoặc qua hệ nổi] được xác theo công thức:

    tr = b.tgj

    Trong đó:

    j - Góc nghiêng hay độ chênh mớn nước của trụ nổi [hoặc của hệ nổi]

    b - Một nửa kích thước của trụ nổi trong mặt phẳng của mômen nghiêng [hình 56]

    Trong đó:

    ∑M- Tổng mômen đối với tâm của đường nước rẽ do tải trọng gió tính toán, tác dụng trụ nổi [t.m].

    m - Hệ số xét đến lực xung kích của gió và lực quán tính của trụ nổi [hoặc hệ nổi] lấy bằng 1,2.

    góc j cần phải thỏa mãn điều kiện:

    j ≤ j1 ; j ≤ j2

    Trong đó:

    j1 - Góc nghiêng [hoặc góc chênh] tương ứng với vị trí khi mép boong bắt đầu chạm nước.

    j2 - Góc nghiêng [hoặc góc chênh] tương ứng với vị trí khi đáy hệ nổi [giữa lườn] bắt đầu hở khỏi mặt nước.

    6.139. Khối lượng đối trọng nước V [tính bằng m3], để cân bằng trụ nổi được xác định

    V = Vlv +Vđc +Vđ

    Trong đó:

    Vlv Vđc, Vđ: Tương ứng là khối lượng nước đối trọng làm việc, đối trọng điều chỉnh và đối trọng dư [tính bằng m3].

    Trị số Vlv cần thiết để trụ nổi chìm xuống [hoặc nổi lên] khi chất tải kết cấu nhịp hoặc đặt nó lên gối được xác định theo công thức:

    Vlv = p + ∆kBΩ

    Trong đó:

    P là trọng lượng tiêu chuẩn của kết cấu nhịp [t].

    ∆ = ∆1 +∆ 2 + ∆3 + ∆4

    ∆- Lượng chìm yêu cầu [hoặc nổi lên] của trụ nổi [m].

    ∆1- Trị số biến dạng đàn hồi của kết cấu nhịp khi chất tải hoặc đặt nó lên gối.

    ∆2 và ∆3 - Trị số biến dạng của các kết cấu đỡ tải và trụ nổi

    ∆4- Khe hở giữa đáy kết cấu nhịp và đỉnh kết cấu chất tải, hoặc với đỉnh gối, lấy bằng 0,02 - 0,03m.

    Để tính toán sơ bộ cho phép lấy ∆= = 0,15 - 0,20m

    Khối lượng đối trọng điều chỉnh Vđc được xác định theo công thức:

    Vđc = kB Ωhđc

    Trong đó:

    hđc - Trị số điều chỉnh độ chìm của trụ nổi trong trường hợp có sự dao động của mực nước trong vòng một chu trình chuyên chở, nhưng không ít hơn một ngày đêm.

    Trị số hper cần phải lấy không nhỏ hơn trị số mức nước thay đổi lớn nhất ghi được trong vòng l0 năm gần đây qua theo dõi vào thời kì chuyên chở. Trong những trường hợp cần thiết phải tính đến đối trọng dùng để khắc phục độ nghiêng hoặc chệnh mớn nước của các trụ nổi hoặc hệ nổi không đối xứng.

    Khối lượng của đối trọng dư cần phải được xác định theo công thức:

    Vđ = kB.Ωδ

    Trong đó:

    δ - Chiều dầy của lớp đối trọng dư [m] đối với phao KC được xếp đối trọng bằng cách dùng máy bơm nước thì lầy bằng 0,1m, còn đối với sà lan thì lấy tùy thuộc vào kết cấu của khung sườn đáy. Đối với những phao KC được xếp đối trọng thông qua nhưng lỗ ở đáy, thì chiều dầy của lớp đối trọng dư được lấy bằng 0,08m, còn đối với những phao kín của hệ phao không xếp đối trọng thì lấy bằng 0.

    6.140. Dung tích của những khoang đối trọng của trụ nổi, cần phải đủ để bố trí khối lượng đối trọng tính toán và đối trọng đó phải được kiểm toán.

    Khi việc chất đối trọng của phao được tiến hành thông qua các lỗ ở đáy thì cần phải tính toán để mực nước ở trong các phao đối trọng không cao hơn mực nước ở ngoài thành phao.

    6.141. Đài chỉ huy của hệ nổi cần phải được trang bị hệ thống thông tin liên lạc bằng máy vô tuyến điện thoại với các tầu kéo và các công trình ở trong bờ, đồng thời phải có loa phóng thanh để liên lạc với các trụ nổi.

    6.142. Khi tính toán hệ phao và sà lan chịu uốn và chịu lực ngang [cắt] do áp lực thuỷ tĩnh tác dụng vào đáy hệ phao [hoặc sà lan] thì hình dạng của biểu đồ áp lực thuỷ tĩnh cần phải phù hợp với hình dạng của biểu đồ của khối nước bị hệ phao [hoặc sà lan] choán chỗ.

    Các lực cắt và những mômen uốn đã xác định được cộng đại số với những mômen và lực cắt do tải trọng sóng tính theo phụ lục 7.

    6.143. Thiết bị để di chuyển hệ nổi [tầu kéo, tời hệ múp] cần phải đảm bảo việc di chuyển nó theo hướng đã định khi tốc độ gió < l0m/s. Những thiết bị neo chằng, kể cả neo cấp cứu, cần phải đảm bảo giữ được hệ nổi ổn định khi chịu áp lực gió tính toán. áp lực gió tiêu chuẩn được xác định theo điều 2.17.

    6.144. Chỉ được phép dùng tời tay để đưa hệ nổi lực rời bển và lực định vị hệ nổi để đưa nhịp cầu vào vị trí lắp ráp. Việc di chuyển hệ nổi cần phải thực hiện bằng tàu kéo chì khi cự li di chuyển không lớn mới dùng tời điện.

    Việc đặt chính xác kết cấu nhịp lên trên gối cần được thực hiện bằng palăng đặt trên đinh trụ và tời có cáp ngăn đặt trên hệ phao [hoặc sà lan].

    6.145. Những tời để di chuyển hệ nổi cần phải bố trí như sau:

    Đặt trên phao của hệ nổi khi di chuyển kết cấu nhịp bằng tầu kéo.

    - Đặt trên phao của hệ nổi và ở trên một hoặc hai bờ khi di chuyển kết cấu nhịp bằng tời.

    - Khi lao dọc kết cấu nhịp có tựa một đầu trên trụ nổi thì:

    - Những tời kéo đặt trên kết cấu nhịp

    - Những tời hãm đặt ở trong bờ

    - Những tời chỉnh hướng đặt ở trên phao của hệ nổi.

    Số lượng tời và công suất của hệ múp cần phải chọn như thế nào để trọng tải tiêu chuẩn của mỗi tời lớn hơn lực tiêu chuẩn ở nhánh ra của hệ múp ít nhất 30%.

    6.146. Cáp của tời kéo phải đi qua kết cấu cố định ở mặt boong và phải đảm bảo:

    1. Sự thay đổi phương của dây trên mặt bằng cũng như trong mặt phẳng thẳng đứng.
    1. Buộc cáp nhanh chóng [d 5 phút] để có thể chịu toàn bộ tải trọng trong trường hợp cố định hệ nổi vào neo khi gió mạnh.
    1. Cáp buộc không bị trượt.

    Cấu tạo các mối buộc của cáp kéo cần phải đơn giản và đảm bảo tháo, buộc chúng được nhanh khi điều chỉnh.

    6.147. Những "neo đáy để di động" cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

    1. Đảm bảo sức chịu tải tính toán khi thay đổi phương của dây trong phạm vi hình quạt < 120o cách vị trí ban đầu của neo > 15m.
    1. Có phao tiêu để xác định vị trí neo và chô buộc dây. ở những sông có tầu bè qua lại thì các phao tiêu phải được trang bị những tín hiệu của cơ quan quản lí đường sông.

    6.148. Việc bố trí neo không được làm cản trở tới điều kiện thông thuyền và cần phải đảm bảo sự di chuyển của hệ nồi được thuận tiện. Những “neo đáy để di động” thường bố trí ở trên tuyến định hướng với các trụ chính.

    6.149. Những tời kéo hoặc neo để di chuyển và cố định hệ nồi [hoặc trụ nổi] cần phải tính toán với các tổ hợp tải trọng nêu ở bảng 29.

    Bảng 29

    Tải trọng tính toán

    Tính toán dời

    Tính toán neo

    Gió từ thượng lưu

    Gió từ hạ lưu

    Gió ngang

    Gió từ thượng lưu

    Gió từ hạ lưu

    Gió ngang

    Tải trọng gió Wp với cường độ tính toán tác dụng lên hệ nổi

    -

    -

    -

    +

    +

    +

    Tải trọng gió ứng với tốc độ gió V=10m/s.

    +

    +

    +

    -

    -

    -

    áp lực thuỷ động lớn nhất Nmax tác dụng lên phần dưới mặt nước của hệ nổi

    +

    -

    -

    +

    -

    -

    áp lực thủy động nhỏ nhất Nmintác dụng lên phần dưới mặt nước của hệ nổi.

    -

    +

    -

    -

    +

    -

    Chú thích:

    1. Những tải trọng trên được xác định theo chỉ dẫn của các điều 2. 7, 2.17 và 2.18.

    2. Lực gió ngang là gió ngang đối với dòng chảy.

    3. Lực truyền cho neo và tời cần phải được xác định với vị trí quy ước của neo [chỗ cố định dây cáp] và góc bất lợi của dây buộc vào chúng [trên mặt bằng].

    6.150. Neo và dây cáp neo cần phải tính toán với lực ngang S[kg] [hình 57], xác định theo công thức:

    - Đối với dây neo thượng lưu: S = W + Nmax

    “Neo đáy đểdi động” là những neo thả lưới đáy sông mà trong quá trình di động của hệ nổi sẽ lần lượt được sử dụng.

    - Đối với dây neo hạ lưu: S = W - Nmin

    Trong đó: W, Nmax, Nminlấy theo bảng 29 với các hệ số vượt tải tương ứng.

    Từ điều kiện để cho đoạn dây cáp vào neo nằm ngang thì chiều dài tối thiểu của dây neo lmin [m] được xác định theo công thức:

    Trong đó:

    q - Trọng lượng trên một mét dài của cáp neo [kg/m]

    H - Lấy theo hình 57 [tính bằng m]

    Lực ngang S tác dụng vào neo hải quân cho phép lấy như sau:

    - Khi neo nằm trong cát thì lấy bằng 5- 6 lần trọng lượng neo.

    - Khi neo nằm trong đất sét thì lấy bằng 8- 12 lần trọng lượng neo.

    Lực neo tác dụng vào neo hút [neo bám] bằng bê tông cốt thép cho phép lấy trong khoảng 1,3 - 1,6 trọng lượng neo, những không được lớn hơn 70% lực giới hạn khi thí nghiệm neo.

    6.151. Việc chọn tời và cáp chỉnh hướng cần phải tính với lực lớn nhất phát sinh do tác dụng của những tải trọng tính toán trong tổ hợp lực đã chỉ rõ ở bảng 29 đối với những vị trí khác nhau của hệ nổi.

    Lực kéo trong cáp được Tính theo công thức:

    Các ký hiệu như trên.

    6.152. Nói chung hệ số an toàn đối với dây cáp tính theo vật liệu được lấy bằng 3,5 lần lực kéo đứt của cáp.

    6.153. Khi di chuyển hệ nổi bằng tầu kéo thì công suất của tầu kéo [tính bằng mã lực] được phép xác định theo công thức:

    Trong đó:

    W10- áp lực gió tính toán tác dụng vào phần trên mặt nước của hệ nổi ứng với vận tốc gió V = 10m/s.

    Nmax- Lực thủy động tính toán tác dụng vào phần dưới mặt nước của hệ nổi [kg]

    P - Lực kéo riêng của tầu, lấy bằng 10 - 15kg/mã lực.

    6G. Những sà lan. [tàu đáy bằng, hoặc hệ phao] để đặt cần cẩu: Giá búa, chuyên chở vật liệu kết cấu thi công.

    6.154. Việc thiết kế các sà lan [hoặc hệ phao] để đặt cần cẩu, giá búa cũng như để chuyên chở vật liệu và các kết cấu thi công cần phải tuân theo những chỉ dẫn của các chương đã nêu ở trên và những chỉ dẫn bổ sung được trình bày ở dưới đây.

    6.155. Cho phép đặt búa và cần cẩu trên sà lan khi chiều sâu nước lớn hơn 0,6m. Những kích thước và kết cấu của sà lan trên mặt bằng khi đặt giá búa trên chúng được quyết định tùy thuộc vào công nghệ thi công móng, trình tự đóng cọc và những kích thước trụ.

    Trên các sà lan cho phép đặt giá búa lệch tâm [trên một sà lan] và đúng tâm [trên đà giáo, hoặc trên kết cấu kiểu cổng, tựa trên 2 sà lan ghép có khoảng hở ở giữa.

    Trong trường hợp thứ hai các sà lan cần có liên kết cứng tháo lắp được đặt trên mặt boong phía mũi hoặc phía đuôi của sà lan.

    Việc đặt lệch tâm giá búa và các máy đóng cọc khác chỉ cho phép đối với búa điêzen hoặc búa dùng hơi ép, còn búa rung hoặc các phương tiện đóng cọc khác hì ở trạng thái làm việc, chúng được cố định với đầu cọc.

    Việc đặt giá búa lệch tâm [đặt ở mép boong] cho phép sà lan di chuyển tự do xung quanh đám cọc [chỉ khi không có vòng vây cọc ván].

    Đối với búa đóng cọc có qua búa rơi từ do thì cần phải đặt đúng tâm trên đà giáo tay trên kết cấu long môn, để búa nằm trên tâm diện tích tính toán của đường mớn nước của 2 sà lan. Trong trường hợp đó loại trù được tình trạng giá búa bị nghiêng khi nâng hoặc thả quả búa.

    Những kích thước và sự bổ trí sà lan cũng như tải trọng dằn [đối trọng] được chọn sao cho quá trình đóng cọc giá búa luôn luôn thắng đứng hoặc có độ nghiêng cho trước.

    Chiều cao kết cấu sàn đà trên sà lan cần phải phù hợp với cao độ đỉnh cọc sau

    6.156. Những cần cẩu chân dê phải đặt trên 2 sà lan được bố trí có khoảng hở. Việc đặt cần cẩu chân dê trên sà lan và liên kết chúng với nhau cho phép tiến hành tương tự như đối với trường hợp đặt giá búa trên đà giáo hoặc kết cấu kiểu cổng [xem điều 6.155].

    6.157. Khi đặt trên sà lan những loại cần cẩu có cần không quay được, thì kích thước của sà lan [hoặc hệ phao] trên mặt bằng được xác định bởi độ nổi và độ ổn định cửa hệ nổi.

    6.158. Khi đặt trên sà lan, những loại cần cẩu có cần quay được, thì bề rộng của sà lan hoặc hệ phao] được quyết định xuất phát từ điều kiện để khi cẩu nặng nhất, ứng với độ vươn cần thiết của cần theo phương vuông với tim dọc sà lan thì góc nghiêng của sà lan không vượt quá góc nghiêng giới hạn của cần cẩu được xác định theo lí lịch máy.

    Chiều dài của sà lan [hoặc hệ phao] và trọng lượng đối trọng tĩnh cần thiết bố trí ở phần đuôi sà lan cần được xác định từ điều kiện sao cho khi cẩu nặng nhất ứng với độ vươn cần thiết theo phương dọc sà lan thì độ chênh mớn nước ở mũi sà lan bằng độ chênh mớn nước ở đuôi sà lan khi cẩu không làm việc, còn góc nghiêng thì không vượt quá góc nghiêng giới hạn của cần cẩu xác định theo lí lịch máy.

    6.159. Khi thiết kế các phương tiện nổi để bố trí ở trên chúng các.loại cần cẩu giá búa và các thiết bị tương tự khác, cũng như dùng để chuyên chở hàng hóa, thì cần phải tiến hành những tính toán sau:

    1. Theo tlạng thái giới hạn thứ nhất [với những tải trọng tính toán]:

    - Tính toán độ nổi của hệ nổi.

    - Tính toán độ ổn định của hệ nổi

    - Tính độ bền của sà lan, của các hệ phân bố và của những bộ phận khác.

    - Tính công suất của các phương tiện kéo, và của liên kết neo.

    1. Theo trạng thái giới hạn thứ hai [với những tải trọng tiêu chuẩn]:

    - Tính toán khối lượng đối trọng và bố trí chúng xuầt phát từ điều kiện độ nghiêng

    [hoặc độ chênh] cho phép của sà lan đối với loại cần cẩu hoặc búa đóng cọc đặt trên nó.

    Những tải trọng và tổ hợp của chúng để tính toán các phươngtiện nổi dùng cho cần cẩu, giá búa và các thiết bị khác được lấy theo chỉ dẫn của bảng 30

    Bảng 30

    Tải trọng và lực tác dụng

    Tổ hợp tải trọng

    Khi tính độ bền của sà lan

    Khi tính độ nổi và độ ổn định

    1

    2

    3

    4

    [1]

    [2]

    [3]

    [4]

    [5]

    Trọng lượng bàn thân của sà lan kể cả kết cấu đặt trên

    +

    +

    +

    +

    Trọng lượng cần cẩu giá búa và các thiết bị khác

    +

    +

    +

    +

    Trọng lượng hàng treo ở móc cẩu quả búa, cọc treo ở giá búa

    - Không kể xung kích

    -

    -

    +

    -

    - Có kể xung kích

    +

    -

    -

    -

    Trọng lượng đối trọng và tải trọng dằn

    +

    +

    +

    +

    áp lực gió

    - Tác dụng lên sà lan

    +

    +

    +

    +

    - Tác dụng lên cần cẩu [hoặc giá búa]

    - Tác dụng lên vật cẩu [hoặc cọc]

    +

    +

    +

    -

    +

    +

    +

    -

    áp lực thuỷ tĩnh của nước

    +

    +

    +

    +

    Lực sóng

    +

    -

    -

    -

    Chú thích:

    1. Trong tổ hợp 2 và 4 cường độ của tải trọng gió lấy bằng cường độ tính toán đối với những vùng đã cho, trong tổ hợp 1 và 3 thì cường độ tải trọng gió lấy ứng với vận tốc gió V= 10m/s

    2. Trong tổ hợp 1 và 3 trọng tâm của vật cần phải lấy ở điểm treo nó vào cần cẩu hoặc giá búa] với vị trí bất lợi nhất của giá búa [hoặc cần cẩu] trên sà lan.

    3. Trong tổ hợp 1 và 3 được xét trường hợp vật cẩu bị đứt.

    4. Khi tính toán sà lan dùng cho cần cẩu, thì trong tổ hợp 1 và 3 cần phải xét đến các trường hợp

    1. Chiều cao cẩu vật lớn nhất
    1. Độ vươn lớn nhất khi cẩu vật

    5. Lực sóng được xác định theo phụ lục 7.

    6.160. Độ nổi của sà lan cho phép xác định theo công thức ở điều 6.133 ứng với những hệ số tin cậy sau đây:

    1. Khi đặt giá búa và cần cẩu trên sà lan kH = 2.
    1. Khi đặt trên sà lan cần cẩu loại chân đế, cũng như khi dùng nó để chuyên chở các kết cấu thi công và vật liệu xây dựng kH = 1,25

    6.161. Độ ổn định của sà lan cần phải kiểm tra theo những chỉ dẫn của điều 6. 135 cùng với những yêu cầu bổ sung về sự không cho phép đáy sà lan rời khỏi mặt nước.

    6.162. Khi đặt giá búa và cần cẩu trên sà lan thì cần phải tính toán độ nghiêng của sà lan do tác dụng của mômen nghiêng. Độ chìm thêm được xác định theo điều 6.139, còn góc nghiêng, hay độ chênh của sà lan được tính theo công thức:

    Trong đó:

    Mt - Mômen tính toán do tĩnh tải

    Mh - Mômen tính toán do hoạt tải m lấy bằng 1,2.

    6.163. Trên mặt bằng hệ phao tối thiểu phải có 2 phao ghép theo phương dọc và 2 phao ghép theo phương ngang. Không cho phép dùng phao đơn.

    6.164. Những phao ghép thành hệ phao [phà] cần phải đặt sát nhau với chiều cao mạn là 1,8m.

    6.165. Hệ phao có đặt giá búa [hoặc cần cẩu] thì trong thời gian làm việc cấn phải có ít nhất 4 giây chằng cố định vào neo đặt ở trên bờ, dưới sông, hoặc vào cọc đã đóng trước.

    6.166. Khi đạt giá búa và cần cẩu chân để trên 2 phao riêng biệt, thì sự liên kết giữa chúng với nhau cần phải tính toán với ứng lực do căng kéo khi vận chuyển và do sự quay của hệ nổi nhờ tời kéo: Khi đó trong tính toán cần xét đến hệ liên kết ngang [giữa các hệ phao sà lan] chỉ ở 1 phía [mũi hoặc đuôi].

    6.167. ở những góc của sà lan [hệ phao] cần phải dùng sơn kẻ thước đo mực nước. Số 0 của thước tương ứng với cao độ của đáy.

    6.168. Những hệ phao [hoặc sà lan] được thiết kế để chuyên chở vật liệu và kết cấu thi công cần phải dùng sơn vạch đường mớn nước ở chiều cao l,40m kể từ đáy sà lan khi chiều cao mạn là 1,80m.

    Chương VII

    NỀN VÀ MÓNG

    7A. Những chỉ dẫn chung

    7.1. Khi xây dựng những công trình phụ trợ [liệt kê trong phụ lục 1]; ở phạm vi lòng chủ của sông thông thường dùng móng cọc. Khi quyết định dùng cọc gỗ, cọc thép hay bê tông cốt thép phải được so sánh trên cơ sở kinh tế kĩ thuật.

    Trong trường hợp không có điều kiện hạ sâu cọc trong tầng đất không bị xói hoặc khi chịu lực va chạm lớn, được phép dùng móng bằng lồng gỗ hoặc móng cọc- lồng gỗ đổ đá bên trong.

    Khi áp dụng móng lồng gỗ hoặc móng cọc - lồng gỗ cần xem xét đến sự thắt hẹp lòng sông do các lồng gỗ gây ra, và việc tháo dỡ chúng đến mức độ cần thiết kế không cản trở thông thuyền và cây trôi.

    Ngoài phạm vi dòng chủ của sông ngoài móng cọc có thể sử dụng móng trên chồng nề tà vẹt, và khi có đầy đủ căn cứ thích hợp có thể dùng móng bê tông trên nền thiên nhiên, nhưng phải có biện pháp bảo đảm móng không bị xói.

    7.2. Khi thiết kế móng cần phải dựa vào những kết quả nghiên cứu địa chất công trình và địa chất thủy văn tại nơi cầu vượt qua; và nếu xét cần thiết phải nghiên cứu bổ sung địa chất ở ngay chỗ bố trí công trình phụ trợ. Việc này do đơn vị thiết kế tiến hành theo yêu cầu của đơn vị thi công.

    7.3. Việc thiết kế móng các công trình phụ trợ bằng cọc ống không nêu ra ở chương này; trong trường hợp cần thiết, phải tiến hành thiết kế phù hợp với mọi chỉ dẫn về thiết kế cọc ống hiện hành.

    7B. Vật liệu và chế phẩm

    7.4. Khi thiết kế móng cọc của các kết cấu và công trình phụ trợ cho phép sử dụng:

    1. Cọc gỗ đơn hay bó cọc gỗ gồm 2, 3, 4 cây gỗ hoặc gỗ xẻ.
    1. Cọc bê tông cốt thép thường hoặc bê tông cốt thép dự tíng lực có tiết diện tích vuông hay chữ nhật.
    1. Cọc ống bê tông cốt thép.
    1. Cọc thép bằng các thép hình chữ I, , thép ống, cọc ván thép, cọc bó ray gồm 2,3 ray cũ, cọc bằng thép góc cánh rộng v.v...
    1. Cột ống [bê tông cốt thép hay thép]. Trong trường hợp cần thiết cho phép nhồi trong lồng bằng bê tông.
    1. Khung thép và bệ bằng kết cấu vạn năng, khi cần thiết có thể bổ sung kim loại phi tiêu chuẩn.

    Việc sử dụng cọc thép phải có cơ sở so sánh đầy đủ và trong thiết kế phải đề ra được yêu cầu và biện pháp nhổ chúng sau khi thi công xong.

    7.5. Khi thiết kế móng trên nền thiên nhiên có thể áp dụng:

    1. Trong trường hợp đặc biệt, trên cơ sở so sánh kinh tế - kĩ thuật đầy đủ, có thể dùng móng bê tông cốt thép toàn khối hoặc bê tông cốt thép lắp ghép.
    1. Móng trên chồng nề tà vẹt. Sử dụng loại gỗ đáp ứng những yêu cầu của phần 8 về tà vẹt và dầm gỗ.
    1. Móng lồng gỗ sử dụng loại gỗ thoả mãn yêu cầu của phần 8.

    7.6. Mác bê tông và bê tông cốt thép toàn khối cho phép sử dụng theo chỉ dẫn ở chương 9: Với các trường hợp: Móng trên nền thiên nhiên, mà không cần phá bỏ khi tháo dỡ những kết cấu phụ trợ [đà giáo v.v...]. Bệ cao dưới tải trọng nặng, đổ liền khối với cọc. Bệ tuy của đường trượt đặt ở cao độ thấp, có đường trượt đặt trực tiếp lên trên.

    7.C. Cường độ tính toán của nền đất và khả năng chịu lực tính toán của cọc

    7.7. Cường độ tính toán của nền đất được ghi rõ trong điều 7.8 -7.10.

    Khả năng chịu lực tính toán của cọc và của cột ống [đường kính I > 0,80m] được ghi ở điều 7.11- 7.15.

    7.8. Cường độ nén dọc trục của nền đất xác định theo công thức:

    Trong đó:

    R’ – Cường độ quy ước của đất nền [với chiều sâu h= 3m] lấy theo bảng 31 – 34 [kg/cm2].

    b- Bề rộng [cạnh nhỏ hay đường kính] của đáy móng[m] khi bề rộng lớn hơn 6m thì lấy b=6m.

    h- Độ sâu đặt móng, được tính như sau:

    - Với các trụ công trình phụ trợ: tính từ mặt đất tại trụ đó, có xét đến khả năng xói cục bộ [m].

    - Khi h< 1m, để xác định R lấy h= 1m đưa vào công thức tính toán.

    K1. K2- Hệ số lấy theo bảng 35.

    -Dung trọng [t/m3] của đất khô hoặc đất ẩm nằm ở phạm vi từ đáy móng trở lên; với đất bão hoà nước lấy J = 2t/m3.

    hB [m] – Chiều sâu nước; tính từ mực nước mùa khô đến đáy sông.

    Bảng 31.

    Tên đất

    R’ đối với đất sét không lún [kg/cm2] ứng đối với độ sệt là

    Cứng B25%

    Cát thô - trọng lượng hạt lớn 0,05mm chiếm >50%

    Cát vừa - trọng lượng hạt 0,25mm chiếm >50%

    Cát nhỏ- trọng lượng hạt 0,20mm chiếm >75%

    Cát bột - trọng lượng hạt 0,10mm chiếm 60mm] có lẫn sỏi

    Đá đầu sư, đá hộc [dạng tròn Ф> 60mm có lẫn cát sỏi]

    Đá dăm [có góc cạnh Ф 20-60mm] lẫn cát

    Đá cuội [dạng tròn Ф20-60mm] lẫn cát

    Đá dăm [có góc cạnh Φ 10-20 mm] lẫn cát

    Sỏi [dạng tròn Φ10-20 mm] lẫn cát

    Sỏi vừa [Φ 6-10mm]

    Sỏi nhỏ [Φ 2-4mm]

    35

    30

    25

    20

    15

    10

    8

    6

    Cường độ tính toán của đất yếu ở cao độ bề mặt của chúng lấy theo bảng 36

    Bảng 36

    Tên đất

    Cướng độ tính toán của lớp đất phủ R [kg/cm2] ứng với độ ẩm của đất

    Khô

    Rất ẩm

    Bão hoà nước

    Đất bùn và sét yếu, trong đó có tạp chất hữu cơ, đất thực vật xốp, đất đen, đất bùn...

    Cát nhỏ tơi hoặc bùn, đất thực vật nén chặt

    1,0

    1,0

    0,5

    0,8

    0,2

    0,5

    7.9. Cường độ tính toán của đá gốc nứt nẻ nhiều cần phải xác định tùy thuộc vào mức độ phong hoá như đối với đất có đá hoặc có đá dăm theo điều 7-8.

    Với những loại đá còn lại, cường độ tính toán không quy định.

    7.10. Cường độ tính toán của đất ở mép đáy móng chịu tải trọng lệch tâm, khi tính toán với tổ hợp tải trọng phụ phải lấy bằng 1,3R [bảng 35].

    7.11. Khả năng chịu lực tính toán nén dọc trục [theo đất nền] của dọc đơn hay cột ống được xác định theo công thức:

    Khả năng chịu lực tính toán nén dọc trục [theo đất nền] của cọc đơn hay cột ống được xác định theo công thức:

    Trong đó:

    k1 - Hệ số tin cậy theo đất tuỳ thuộc vào số lượng cọc trong bệ móng:

    - Khi cọc ở trụ >20 cọc lấy k1= 1,3

    - Khi cọc ở trụ >10-20 cọc lấy k1= 1,5

    - Khi cọc ở trụ 6-10 cọc lấy k1= 1,6

    - Khi cọc ở trụ > 1- 5 cọc lấy k1= 1,7

    - Khi cọc là cọc thay cột chống k1= 1

    k2 - Hệ số tin cậy theo đất: với cọc đóng sâu ≥ 3m thì k2= 1,3

    U - Chu vi tiết diện ngang của thân dọc hay cột ống [m]

    li - Chiều dầy mỗi lớp đất cọc xuyên qua, kể từ đường xói lở cục bộ ứng với lưu lượng nước tính toán [m].

    fi - Cường độ lực ma sát tính toán của các lớp đất ở mặt bên của thân cọc [t/m2], lấy theo bảng 37. Với than bùn hoặc đất bùn fi = 0,5t/m2 không phụ thuộc vào chiều sâu. Khi hạ cọc có sỏi thì giá trị fi được nhân với hệ số 0,8. Khi đóng cọc trong hố đã được khoan trước [lỗ dẫn] có đường kính bằng cạnh của cọc vuông hay đường kính của cọc tròn, thì giá trị fi được nhân với hệ số 0,5. Khi đường kính lỗ khoan nhỏ hơn kích thước đã cho của thân cọc 5cm, thì fi nhân với hệ số 0,6.

    F- Diện tích tựa của cọc, hay cột ống [m2]. Đối với cọc gỗ đơn không phải là hình trụ thì F bằng:

    F1 - Diện tích tiết diện ngang của mũi cọc

    F2 - Diện tích tiết diện ngang ở cao độ, đường xói lở cục bộ ứng với lưu lượng nước tính toán.

    Rc - Cường độ tính toán của đất nên không phải là đá [t/m2] ở mặt phẳng mũi cọc xác định theo bảng 38. Đối với á cát và cát chặt, mà độ chặt được xác định bằng thăm dò tĩnh, thì giá trị Rc được nhân với hệ số bằng 2. Trường hợp không có thiết bị xuyên tĩnh cát và á cát nằm ở độ sâu 10m tính từ mặt đất hay đáy hồ nước thì cho phép coi là chặt. Khi đó trị số Rc trong bảng được nhân với 1,6. Khi nhân mà Rc >2000t/m2 thì mọi trường hợp tính toán lấy Rc = 2000t/m2.

    Bảng 37

    Chiều sâu trung bình của lớp đất [m]

    fi [t/m2] đối với đất cát có độ chặt trung bình [đối với cọc đóng không xói]

    Hạt to, vừa

    Nhỏ

    Bột

    -

    -

    -

    Đất sét có độ sệt B bằng

    ≤ 0,2

    0,3

    0,4

    0,5

    0,6

    0,7

    [1]

    [2]

    [3]

    [4]

    [5]

    [6]

    [7]

    1

    2

    3

    4

    5

    7

    10

    15

    20

    25

    3,5

    4,2

    4,8

    5,3

    5,6

    6,0

    6,5

    7,2

    7,9

    8,6

    2,3

    3,0

    3,5

    3,8

    4,0

    4,3

    4,6

    5,1

    5,6

    6,1

    1,5

    2,1

    2,5

    2,7

    2,9

    3,2

    3,4

    3,8

    4,1

    4,4

    1,2

    1,7

    2,0

    2,2

    2,4

    2,5

    2,7

    2,8

    3,0

    3,2

    0,8

    1,2

    1,4

    1,6

    1,7

    1,8

    1,9

    2,0

    2,0

    2,0

    0,4

    0,7

    0,8

    0,9

    1,0

    1,0

    1,0

    1,1

    1,2

    1,2

    Bảng 35

    Tên đất

    K1- M-1

    K2

    Đá hộc, đá dăm

    Đá vụn, sỏi, cát [lớn và vừa]

    Cát nhỏ

    Cát bột, á cát, á sét và sét cứng [B= 0] và nửa cứng [B = 0+0,25]

    á sét và sét dẻo cứng [B = 0,26 –0,5] và dẻo mềm [B t 0,51 ÷ 0,75]

    0,15

    0,10

    0,08

    0,05

    0,02

    0,40

    0,30

    0,25

    0,20

    0,15

    Bảng 38

    Chiều sâu của đóng cọc [m]

    Rc [t/m2] đối với đất cát chặt vừa

    Sỏi sạn

    Hạt to

    -

    Vừa

    Nhỏ

    Bột

    -

    Đất sét có độ sệt B bằng

    ≤ 0

    0,1

    0,2

    0,3

    0,4

    0,5

    0,6

    3

    750

    700

    660

    400

    300

    310

    200

    200

    120

    110

    69

    4

    830

    680

    510

    380

    320

    250

    210

    160

    125

    70

    5

    880

    700

    620

    400

    340

    280

    220

    200

    130

    80

    7

    970

    730

    620

    430

    370

    330

    240

    220

    140

    85

    10

    1050

    770

    730

    500

    400

    350

    260

    240

    150

    90

    15

    1170

    820

    750

    560

    440

    400

    290

    165

    100

    20

    1260

    850

    620

    480

    450

    320

    180

    110

    25

    1340

    900

    680

    520

    350

    195

    120

    30

    1420

    950

    740

    560

    380

    210

    130

    Chú thích: Giá trị của từ số cho đất cát, ở mẫu số cho đất sét.

    Chiều sâu trung bình của lớp đất thứ i [khi xác định fi ]và độ sâu hạ cọc [khi xác định Rc]nêu ở bảng 37 và 38 phải tính từ độ cao độ tính toán như sau:

    + ở trên bãi cạn – Là cao độ mặt đất

    + ở dưới sông – Khi chiều sâu nước của nó hB d 10m thì lấy cao độ là mức nước thấp nhất.

    - Khi hB> 10m thì lấy cao độ tương ứng với hB = 10m.

    Khi đóng cọc ống có đầu dưới hở vào trong đất kì loại đất nào [còn búa rung chỉ đối với đất cát] có thể lại lõi đất thì Rc được lấy theo bảng 38.

    Đối với cột ống tựa trên đất không phải là đá thì lấy Rc = 1,3R - R là cường độ tính toán theo điều 7-8. Trong đất có tính lún [đất thực vật], giá trị của fi và Rc lấy như với á sét có độ sệt tương ứng.

    Trong đất đá khối lớn [đá dăm, cuội, đá tảng v.v...] và đất dính ở trạng thái rắn, thì lấy Rc =2000t/m2.

    αi: hệ số xét đến ảnh hưởng của chấn động đến đất nền, lấy theo bảng 39.

    Bảng 39

    Sự chấn động ở trong đất

    Hệ số i

    ở mặt bên của cọc

    ở dưới đầu của cọc

    Cát bão hoà nước ở độ chặt trung bình

    - Hạt to và vừa

    - Hạt nhỏ

    - Bột

    Đất sét có độ sệt B = 0,5

    - á cát

    - á sét

    - Sét

    Đất sét có độ sệt B ≤ 0

    1,0

    1,0

    1,0

    0,9

    0,9

    0,9

    0,1

    1,2

    1,1

    1,0

    0,9

    0,8

    0,7

    1,0

    7.12. Với cọc có mở rộng đáy, khả năng chịu lực tải trọng nén dọc trục, xác định theo công thức [xem hình 58]:

    Trong đó:

    Fπ- Diện tích phần mở rộng đáy [m2]

    Fσπ- Diện tích mặt bên thân cọc ở trên phần mở rộng đáy và phần đầu dưới của cọc chỗ tiếp xúc với đất [m2]

    Fσc- Diện tích mặt bên thân cọc ở trên phần mở rộng đáy [m2]

    fσπ- Cường độ lực ma sát tính toán của đất dọc theo mặt bên cứng với ở đáy cọc lấy theo bảng 37.

    fσc- 1t/m2 cường độ chịu lực ma sát tính toán của đất dọc theo mặt bên thân cọc ứng với, chỉ được tính cọc xuyên qua chiều dầy lớp đất khoáng.

    k1 - xem giải thích điều 7-11

    7.13. Đối với cột [ống Ф> 0,8m đến 2m] tựa trên đất không phải là đá, lấy Rc = 1,3 R, R- cường độ tính toán theo điều 7-8.

    7.14. Khi chỉ biết những tài liệu tổng quát về đất, cho phép xác định cường độ tính toán của cọc theo công thức:

    P = UL0

    Trong đó:

    - Khả năng chịu lực riêng [quy đổi] của cọc, lấy theo bảng 40 [t/m2]

    U- Chu vi tiết diện ngang của thân cọc [m] L0 - Chiều sâu hạ cọc trong đất [m]

    7.15. Khi không có những tài liệu thí nghiệm về đất ở chỗ đóng cọc, thì cho phép xác định tải trọng tính toán của cọc bằng công thức thử động, trên cơ sở những số liệu về hạ cọc thử bằng búa xung kích hay búa rung.

    7.16. Năng lượng xung kích tối thiểu của búa W [kgm] cần được thoả mãn điều kiện:

    W= 40 P’

    Trong đó: W= Năng lượng xung kích tính bằng kgm

    P’ = Tải trọng tính toán của cọc theo thiết kế [tấn]

    Chú thích:

    - Trường hợp cần hạ sâu đến cao độ khống chế, cần tính P theo điều kiện đất nền, và cần xem xét

    để đảm bảo Pt theo đất nền < Pt theo vật liệu làm cọc.

    - Khi chọn búa để đóng cọc xiên thì năng lượng xung kích tính toán cần phải tăng lên bằng cách nhân với các hệ số 1,1- 1,5 –1,25 – 1,4 – 1,7 tương ứng với độ xiên: 5: 1; 4; 3; 1; 2; 1; 1; 1.

    7.17. Độ chối tính toán [e] xác định theo công thức:

    n: Hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cọc và phương pháp đóng cọc, lấy theo bảng 41

    k1: Xem giải thích điều 7.11.

    F: Diện tích giới hạn bởi chu vi của mặt ngoài của mặt cắt ngang thân cọc đặt hay rỗng [không phụ thuộc vào có hay không có mũi cọc] [m2]

    Đối với cọc có mở rộng đáy thì F được lấy bằng toàn bộ tiết diện ngang của phần mở rộng đáy [m2]

    Wp: Năng lượng xung kích tính toán [t.cm]

    1. Với búa điêzen:

    - Kiểu ống Wp = 0,9 QH

    - Kiểu cột Wp = 0,4 QH

    Trong đó:

    Q: Trọng lượng phần xung kích của búa [T]

    H: Chiều cao rơi phần xung kích của búa ở giai đoạn kết thúc đóng cọc, lấy bằng:

    - Búa điêzen kiểu ống H: 280cm.

    - Búa điêzen kiểu cột lấy H = 170; 200; 220cm tương ứng với trọng lượng phần xung kích của búa là 1250; 1800; 2500 kg.

    Chú thích: Khi đóng cọc trong đất yếu, khả năng chiều cao rơi của phần xung kích của búa có thể nhỏ hơn trị số ở trên. Lúc đó cần lấy trị số H bằng cách đo thực tế.

    1. Đối với búa trọng lực [búa treo] và búa hơi nước đơn động:

    Wp = Q.H

    Trong đó:

    H- Chiều cao rơi thực tế của phần xung kích của búa [cm]

    1. Đối với búa hơi song động thì Wp lấy theo số liệu ghi trong lí lịch búa.
    1. Đối với búa chấn động được lấy trị số tương đương Wp theo công thức

    Wp = 44B

    Trong đó:

    B: Lực kích thích của búa chấn động [t]

    Khi đóng cọc xiên thì trị số Wp của búa và trị số Wp tương đương cần phải giảm theo các trị số tương ứng với các độ xiên của cọc nêu ở điều 7-16.

    M - Hệ số xét đến ảnh hưởng của tác dụng chấn động đối với đất, lấy = 1 khi dùng búa xung kích khi dùng búa chấn động lấy theo biểu 42.

    Q - Trọng lượng toàn bộ của búa xung kích hay búa chấn động [t]

    q - Trọng lượng cọc, mũ cọc và đệm búa [t]. Khi dùng cọc dẫn thì q gồm cả trọng lượng cọc dẫn.

    H- Hệ số hồi phục xung kích, khi đóng bằng búa xung kích H = 0,2; khi dùng búa chấn động H = 0

    Bảng 40

    Điều kiện của đất

    Khả năng chịu lực đơn vị [quyđổi của cọc V [t/m2]

    Thân cọc và mũi cọc nằm trong đất cát

    Thân cọc xuyên qua các lớp đất khác nhau, còn mũi cọc nằm trong đất cát sởi, hoặc đất sét và á sét chặt

    Thân cọc và mũi cọc nằm trong đất bùn sét dẻo mềm

    9

    5

    3

    Bảng 41

    Cọc

    Hệ số n

    Cọc bê tông cốt thép có mũ cọc

    Cọc gỗ không có cọc đệm

    Cọc gỗ có đệm cọc bằng gỗ

    Cọc thép có mũ cọc, không có cọc đệm

    Cọc thép có mũ cọc và cọc đệm bằng thép

    150

    100

    80

    500

    300

    Bảng 42

    Nền đất ở vùng múi cọc

    Hệ số M

    Sỏi chặt vừa

    Cát to, vừa có độ chặt trung bình

    Cát nhỏ, có độ chặt vừa

    Cát bột chặt vừa

    á cát dẻo, á sét và sét rắn

    á sét và sét dẻo cứng

    á sét và sét dẻo cứng

    á sét và sét dẻo mềm khi B = 0,6

    á sét và sét dẻo mềm khi B = 0,7

    1,3

    1,2

    1,1

    1,0

    0,9

    0,8

    0,7

    0,6

    0,5

    Chú thích: Trong cát chặt và sói, á cát rắn; giá trị của M được tăng 60%, khi xác định độ chặt bằng xuyên tĩnh thì M tăng 100%.

    7.18. Khả năng chịu lực tính toán thực tế của cọc p0 theo số liệu đóng cọc, xác định theo công thức:

    Trong đó:

    e0: Độ chối thực tế, bằng trị số lún xuống của cọc [cm]. Khi dùng búa xung kích

    eo = độ lún của cọc đo một lần xung kích, ứng với chiều cao H rơi của búa để có Wp tương ứng. Khi sử dụng búa rung e0 = độ lún của cọc do búa hoạt động trong 1 phút.

    Khi độ chối eo < 0,2cm thì cần sử dụng những công thức 7- 17 và 7- 18.

    7D. Cấu tạo

    7.19. Độ sâu đặt móng của các công trình phụ trợ dựa vào kết quả tính toán nên đất; trong đó cần xét tới:

    1. Điều kiện địa chất, thủy văn tại nơi đặt móng. b] Điều kiện xói lở của nền đất
    1. Đặc điểm kết cấu móng và phương pháp thi công móng.

    7.20. Cần đặt đáy móng loại lắp ghép, lồng gỗ, chồng nề tà vẹt như sau:

    1. Trên bãi cạn và không xói lở: với các loại cuội sởi và cát, cũng như với đá thì cao độ đặt móng không khống chế.
    1. Trên bãi có xói lở thì cao độ đặt móng thấp hơn chiều sâu xói cục bộ ở gần trụ 05m. Trong trường hợp có các biện pháp bảo vệ chống xói [bở đá, vòng vây cọc ván, v.v...] thì không khống chế.
    1. ở dưới sông: Khi đất bị xói, cao độ đặt móng phải thấp hơn chiều sâu xói cục bộ tại trụ đó 0,5m, trong trường hợp có điều kiện bảo vệ chống xói hoặc đất không xói thì cho phép đặt móng trực tiếp trên bề mặt san phẳng.

    7.21. ở những nơi không xói cho phép cao độ đặt móng trên nền đắp đầy < 0,3m bằng lớp đệm đá dăm, cuội, sởi hoặc cát thô.

    Khi đắp đất ở những móng được xây dựng trên cạn, cần dọn dẹp sạch lớp phủ thực vật trên bề mặt.

    Kích thước đắp đất dưới đáy móng trên mặt được xác định do tính toán và phải bảo đảm bề rộng bờ hộ đạo lớn hơn kích thước đáy móng 0,5m.

    Không dốc quá 1 : 1,5. Khi xây dựng ở vùng ngập nước lớp đệm phải bằng đá với mái dốc 1: 1,5.

    7.22. Trong đất rắn, cần sử dụng cọc thép.

    7.23. Tùy theo chiều dài tủ do của cọc, các loại móng cần phải áp dụng các biện pháp cấu tạo:

    1. Cọc gỗ đơn thẳng đứng, khi chiều dài tự do của nó d 2m cần có thanh kẹp ngang, dọc ở gần đỉnh cọc.

    Nếu chiều dài tự do của nó x d 1m thì không nhất thiết phải có thanh kẹp.

    1. Bó cọc gỗ thẳng đứng, khi chiều dài tự do của nó d 4m cần có thanh kẹp ngang dọc ở gần đỉnh cọc: khi chiều dài tự do của nó d 2m thì không nhất thiết phải có thanh kẹp.
    1. Với cọc gỗ đứng và cọc gỗ xiên [cả cọc đơn lẫn bó cọc] phải bố trí cấu tạo để

    chiều dài tự do của chúng d 4m.

    1. Với cọc thép và cọc bê tông cốt thép thẳng đứng phải bố trí đảm bảo chiều dài tự do của chúng > 6m và đảm bảo độ cứng yêu cầu của trụ.
    1. Cọc thẳng đứng loại bất kì cần được liên kết bằng khung không gian khi chiều sâu nước > 4m..

    7.24. Độ sâu hạ cọc trong đầt được xác định tùy thuộc vào tải trọng tính toán trên cọc và điều kiện địa chất, nhưng đối với cọc ma sát thì chiều sâu cọc trong đất cần đảm bảo < 3m kể từ đường xói cục bộ tại vị trí trụ.

    Trong trường hợp móng cọc đặt trong cũi lồng gỗ bở đá thì cho phép giảm chiều sâu đóng cọc, nhưng phải đạt được độ chồi yêu cầu.

    Đối với cọc chống thì độ sâu chôn cọc được xác định bởi cao độ tầng đỡ của đất.

    7.25. Với những cọc làm việc chịu kéo cần phải có độ bền chịu kéo cần thiết ở chỗ tiếp giáp với bệ, ở chỗ mối nối và ở chỗ ngàm chúng vào trong đất.

    7.26. Khi tính toán khớp tựa của cọc vào tầng đá thì đầu dưới của cọc phải được chôn sâu vào trọng lớp đá trầm tích chặt hoặc chặt vừa không bị xói ít nhất là lm. Khi xét thấy cần thiết, móng cọc được gia cố bằng đổ đá [ví dụ vòng vây dưới dạng lồng gỗ cao < 1m trong đổ đá].

    Khi cọc tựa trực tiếp trên nền đá [không gia cố bằng đổ đá]; độ sâu chôn cọc dưới đường xói < 3m; và trong mọi trường hợp khi chiều sâu nước ở chỗ thi công trụ H > 4m thì kết cấu móng cọc cần có khung liên kết giữa các cọc ở dưới nước, hoặc có cọc xiên.

    7.27. Trong đất có tính lún thì cần phải áp dụng móng cọc và những cọc này phải xuyên qua tầng đất lún.

    7.28. Với móng cọc xiên cần xét cọc có độ xiên theo phương dọc và phương ngang cầu.

    7.29. Trong trường hợp móng gồm những cọc thẳng đứng không đủ sức chịu lực ngang tính toán thì phải bố trí một số hoặc toàn bộ xiên tế 5: 1 đến 2: 1[Đặc biệt đến 1:1] không phụ thuộc vào chiều dài tự do của chúng.

    7.30. Sơ đồ bố trí các cọc: Các cọc được bố trí thành từng hàng song song hoặc theo kiểu hoa mai để sự phân bổ tải trọng cho chúng được đều hơn. Với cọc ma sát, khoảng cách tim đến các cọc ở cao độ mũi cọc không được nhỏ hơn 3 lần đường kính cọc, còn ở cao độ đáy bệ khoảng cách đó không được nhỏ hơn 1,5 lần đường kính cọc. Trường hợp với cột ống ma sát thì khoảng cách tĩnh giữa chúng không được nhỏ hơn 1m; Và nếu bố trí 2 hàng cọc thẳng đứng thì cho phép khoảng cách giữa tim các hàng cọc giảm xuống bằng 2 lần đường kính cọc.

    Với cọc chồng thì khoảng cách giữa tim đến tim các cọc ở cao độ mũi cọc không được nhỏ hơn 2 lần đường kính cọc.

    7.31. Việc bố trí cọc trên mặt bằng của móng chịu tải lệch tâm cần phù hợp với tải trọng tính toán, tác dụng ở đáy bệ. Khi đó hợp lực của tĩnn tải tác dụng lên móng cọc cần phải đặt gần trọng tâm của mặt bằng móng ở cao độ mũi cọc.

    7.32. Với móng cho phép sử dụng cọc gỗ đơn khi có đường kính ở đầu ngọn đã gọt đi còn lại không nhỏ hơn 18cm. Khi cần thiết được phép nối cọc [xem hình 59] bằng đinh và bằng các tấm nối bằng thép [thép bản, sắt góc, sắt v.v...]. Số lượng không ít hơn 4 cái, mỗi tấm nối được liên kết bằng 4- 6 vít gỗ hoặc bu lông. Chiều dài của mỗi tấm nối phải bằng 3 lần đường kính cọc. Khi các cọc được thi công hạ qua khung dẫn hướng thì các tấm nối phải phẳng, các đầu bu lông và êcu phải ngang với bề mặt thân cọc và tiết diện ngang của cọc phải không đổi trên suốt chiều dài thân cọc [điều này cần quy định trước trong thiết kế].

    7.33. Những mối nối của các cọc gỗ đơn cần bố trí so le và nằm dưới đường xói cục bộ không nhỏ hơn 1,5 - 2m. Nếu mối nối không ngập ở trong đất, cần phải bắt gỗ kẹp.

    7.34. Bó cọc gỗ được cấu tạo bằng gỗ cây hoặc gỗ thanh và được liên kết chúng với nhau bằng bu lông.

    Mối nối của gỗ cây hoặc gỗ thanh được bố trí so le với mối nối của các đoạn cọc kề nhau một khoảng cách không nhỏ hơn l,5m và được phủ bằng thép bản tốt nhất là các tấm nối bằng sắt góc dài bằng 3 lần đường kính của gò cây hoặc cạnh của gỗ thanh với 4- 6 bu lông cho một tấm nổi.

    Khoảng cách giữa các bu lông liên kết gỗ cây hoặc gỗ thanh trong bó cọc gỗ không được vượt quá 55cm [trong một hàng].

    Với các cọc hạ trong khung dẫn hướng, cần phải thỏa mãn yêu cầu nêu ở điều 7.32.

    7.35. ở bãi bồi hay bãi cạn thì đáy của sà mũ và thanh kẹp của trụ cọc cần bố trí ở vị trí cao hơn mặt đất thiên nhiên ít nhất là 0,5m. Còn ở dưới sông thì có thể bố trí ở gần cao độ nước.

    7.36. Trong trường hợp cần gia cố đất ở đáy sông để chồng xói, cần áp dụng biện pháp đồ đá hay rọ đá v.v....

    7.37. Cho phép không cần làm hệ giằng chéo ở dưới nước khi đảm bảo việc theo dõi, kiểm tra có hệ thống và có các giây lèo [điều này cần phải quy định trong thiết kế]

    7.38. ở những chỗ đất yếu và đất tương đối yếu có chiều dày lớn thì cho phép cọc có đáy mở rộng. Thông thường thân cọc xuyên qua những lớp đất dẻo, dẻo chảy và than bùn; còn phần đáy mở rộng phải đặt trong tầng đất cứng ở sâu hơn.

    Trong trường hợp với vật liệu của phần mở rộng đáy có thể đem ra chế tạo cọc có chiều dài đủ để đặt mũi cọc vào trong đất có khả năng chịu lực cao thì việc áp dụng cọc đóng mở rộng đáy là không hợp lí.

    Đáy mở rộng của cọc gỗ cần phải cấu tạo theo sơ đồ nêu ở hình 60.

    7.39. Đầu cọc gỗ cần phải có xà mũ bằng gõ, hoặc bằng thép, đảm bảo sự phân bố tải trọng tác dụng lên móng cho các cọc. Trong những trường hợp đặc biệt cho phép giằng đinh cọc bằng bản bê tông cốt thép.

    7.40. Xà mũ bằng gỗ cần đảm bảo chiều dầy < 22cm và bề rộng đủ phủ được đỉnh cọc của một hàng. Liên kết cọc với xà mũ sử dụng đai kẹp hoặc lập lách bắt bu lông.

    7.41. Những bộ phận bằng gô của chồng nề phân bố cần liên kết vào xà mũ và liên kết giữa chúng với nhau. Còn liên kết của các bộ phận bằng kim loại với gỗ thì bằng bu lông móc hoặc vít.

    7.42. Đai của tất cả các loại cần phải khắc vào cọc và liên kết với chúng bằng bu lông. Các đai phải dùng từng cặp để đảm bảo đầu cọc được ngàm chặt.

    7.43. Những cọc bê tông cốt thép được liên kết với nhau bằng bệ bê tông cốt thép. Bề dày của bệ tùy thuộc theo tính toán nhưng không được nhỏ hơn 50cm. Đầu cọc hay cột ống cần phải ngàm vào trong bệ không nhỏ hơn 15cm đồng thời các cột thép dọc của cọc hay cột ống [không uốn móc] phải được thò ra một đoạn dài tùy theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn 20 lần đường kính đối với cốt thép gai, và không nhỏ hơn 40 lần đường kính đối với cốt thép trơn.

    Khoảng cách từ mép bệ đến cọc ngoài cùng không được nhỏ hơn 25cm. Mác bê tông bệ không được nhỏ hơn 150.

    7.44. Đỉnh các cọc thép cần liên kết cứng với cọc bằng cách hàn vào chúng những gối cỡ chuyển tiếp.

    7.45. Chồng nề kiểu cũi lợn cần chọn bề rộng [theo hướng dọc cầu] không nhỏ hơn 1/3 chiều cao của nó và không nhỏ hơn 2m. Đỉnh chồng nề cao hơn mực nước thi công < 0,75m. Khi chọn chiều cao chồng nề cần xét dự phòng 5% do lún và co ngót.

    7.46. ở những bãi cạn và sông có lưu tốc nhỏ thì cho phép làm chồng nề dạng chữ nhật trên mặt bằng.

    7.47. Tường vây của chồng nề kiểu cũi lợn được đặt với cự li tính bằng chiều cao của tà vẹt hoặc gỗ xẻ, hay xếp sát vào nhau.

    7.48. Với những chồng nề kiểu cũi lợn có đổ đá đầy ở trong, tường vây xung quanh cần đặt sao cho các đá hộc ở trong không lọt được ra ngoài.

    7.49. Kích thước của tà vẹt chồng nề không nhỏ hơn 18 x 18cm hoặc bằng gỗ tròn vát mép có đường kính không nhỏ hơn 18cm, đồng thời kích thước đó tùy thuộc vào trị số áp lực truyền lên chồng nề.

    7.50. Giữa các tường ngoài của chồng nề cần cấu tạo vách ngăn ngang dọc [tường phía trong], kích thước của ô được hình thành bởi các tường phía trong không được vượt quá 2m.

    7.51. Những mối nồi của gỗ cây hay tà vẹt ở vách ngăn chồng nề phải được bố trí so le nhau. Và ở những ô dưới cùng của chồng nề phải dùng gô cây và tà vẹt nguyên chiều dài và không được nối.

    7.52. ở các góc của vách ngoài chồng nề, cũng như ở các chỗ tiếp giáp của các vách ngăn cần đặt tà vẹt hay gỗ xe thẳng đứng và được kẹp chặt theo chiều cao bằng những bu lông xở qua lỗ ôvan thông qua 3 lớp đến lớp thứ t.

    Trong phương ngang, nhưng vách ngoài của chồng nề phải được liên kết bằng những thanh kéo bằng thép có đường kính I 22mm.

    7.53. Dưới các gối tựa trên kết cấu chồng nề hoặc dưới cột của khung cần làm tường ở toàn bộ chiều cao của chồng nề. ở những nơi khác có thể làm các tường ngang, dọc dưới dạng thanh giằng có chiều cao ở một vài lớp bố trí chúng có dạng ô cờ theo mặt chính của chồng nề. Các lớp của chồng nề cần liên kết với nhau bằng đinh đỉa.

    7.54. Phần dưới của chồng nề cần làm sàn [đáy] ở chiều cao 2- 4 lớp kể từ đáy [trên lớp đất yếu] bằng gỗ xẻ, cắt theo vành của tường ngoài. Khoảng cách giữa các gỗ của sàn cần quyết định tuỳ thuộc vào kích thước đá bỏ vào trong chồng nề kiểu cũi lợn.

    ở những chồng nề đặt trên hệ nổi thì những lớp tà vẹt đặt ở đáy sàn được liên kết bằng những đai thép gồm 2 lớp bố trí cao hơn mặt sàn.

    7.55. Những chồng nề được đặt trên đáy đã đổ đá san bằng. Hai lớp dưới của nó cần vùi vào đá đổ.

    7.56. Để đề phòng xói, thì theo chu vi của chồng nề cần đổ đá đến chiều cao 1,0 -1,5m kể từ đáy chồng nề có bề rộng từ mép chồng nề 0,5m và mái dốc 1: 1,5 - 1: 2.

    7.57. Khi thiết kế bệ thép và gỗ cũng như chồng nề thì ngoài những yêu cầu nêu trên cần phải tuân theo chỉ dẫn của các chương VIII và X theo thiết kế kết cấu và thép.

    7E. Tính toán móng

    7.58. Việc tính toán nền đất và móng của các công trình phụ trợ phải tiến hành theo trạng thái giới hạn thứ nhất và trạng thái giới hạn thứ hai.

    Móng nông cũng như móng cọc đều phải tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Tiến hành tính toán:

    1. Về độ bền và độ ổn định của những dạng kết cấu móng [theo vật liệu] phù hợp với chương VIII - X.
    1. Về cường độ [độ ổn định] nền đất của móng nông, cũng như khả năng chịu lực theo đất của móng cọc phải phù hợp với chương này.
    1. Về độ ổn định của móng [chống lật và chống trượt] phải phù hợp với chương I.

    Theo trạng thái giới hạn thứ hai cần phải tính toán các loại móng khối, móng chồng nề kiểu cũi lợn, đồng thời kiểm tra vị trí của hợp lực tiêu chuẩn ở cao độ đáy móng phù hợp với điều 7- 62.

    Trong việc tính toán nền và móng cần phải tính những lực ngang tác dụng theo phương dọc hoặc ngang tim cầu.

    7.59. Việc tính toán nền của móng nông cần phải tiến hành theo công thức:

    [hoặc 1,3 R theo điều 7-10] Trong đó:

    - ứng suất lớn nhất của đất

    N - Lực nén trung tâm do tải trọng tính toán đặt ở cao độ đáy móng

    M - Mômen ở cao độ đáy móng do tải trọng tinh toán lấy đối với trọng tâm của nó.

    F và W - Diện tích và mômen kháng uốn của đáy móng.

    R - Cường độ nén trung tâm tính toán của đất ở cao độ đáy móng.

    [W - Mômen kháng uốn của đáy móng đối với mép chịu tai nhỏ nhất] thì ứng suất lớn nhất trong đất dưới móng cho phép xác định xuất phát từ biểu đồ ứng suất nén tam giác trong phạm vi đáy móng, để thể tích của biểu đồ này bằng trị số của hợp lực tính toán tác dụng lên móng và chính hợp lực đi qua trọng tâm của biểu đồ. Trong trường hợp đó, khi móng có dạng chữ nhật thì cần xác định trị số ứng suất lớn nhất trong đất theo công thức:

    Trong đó:

    a - Chiều dài của đáy móng

    b - Bề rộng của đáy móng [trong phương vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mômen M].

    Chú thích:

    1. Nếu ở phía dưới của tầng đất chịu lực [ở đó đáy móng nông đặt lên] là tầng đất yếu hơn, khi cần phải kiềm tra thêm cường dộ của lớp đất này có xét đến sự phân bố áp lực dưới góc 100 so với phương thẳng đứng ở trong tầng đất chịu lực là đất cát và dưới góc 50 đối với tầng đất chịu lực là đất sét. Việc kiểm tra trên được tiến hành với tải trọng bằng tổng lực nén trục N và trọng lượng của cột đất, diện tích nền của cột dất ở các dộ đỉnh lớp đất yếu được xác định theo chỉ dẫn ở trên với góc phân bố áp lực.

    2. Dung trọng của đá đổ bên trong chồng nề kiểu cũi lợn lấy bằng 1,9t/m3 kiềm tra độ ổn định thì trọng lượng của phần chồng nề ngập trong nước lấy bằng 1,2t/m3

    3. Những trị số tính toán của diện tích F, mômen kháng uốn W của đáy móng chồng nề lấy bằng 0,7 trị số tính toán theo kích thước giới hạn chu vi ngoài của nó.

    7.60. Việc kiểm tra độ ổn định chống trượt được tiến hành có xét đến tác dụng đẩy nổi của nước ứng với mực nước thi công cao nhất và những giá trị sau đây của hệ số ma sát của đáy móng với đất:

    - Đối với đất sét và đá bị phong hóa [đá vôi sét, đá phiến sét v.v.,. ]

    - khi ngập nước 0,10

    - Cũng đối với loại đất đá trên ở trạng thái ẩm 0,25

    - Cũng đối với loại đất đá trên ở trạng thái khô 0,30

    - Đối với đất cát 0,40

    - Đối vớì á sét và á cát 0,30

    - Đối với sỏi và cuội 0,50

    - Đối với đá không bị phong hóa bề mặt 0,60

    7.61. Không cho phép bố trí móng của các công trình phụ trợ:

    - ở chỗ dốc đứng

    - Khi ở dưới tầng đất chịu lực là đất sét yếu.

    - Khi có lớp sét đệm ở giữa lớp đất bão hoà nước.

    Khi cần thiết phải bố trí móng như vậy, thì cần phải tính toán chúng về độ ổn định chống trượt sâu, tức là chồng sự dịch chuyển của móng cùng với đất theo bề mặt trụ tròn của khối trượt. Ngoài ra đối với nhưng công trình được xây dựng ở chỗ dốc đứng thì cần phải kiểm tra khả năng phát sinh sự trượt lở cục bộ ở trước mái dốc ổn định, do chúng bị chất tải thêm trọng lượng đất đắp hoặc trụ, do sự phá hoại độ ổn định của tầng đất trong quá trình thi công, hay do sự thay đổi chế độ nước ngầm.

    7.62. Đối với những nền của móng nông [móng khối, móng nề tà vẹt lát kín, hoặc chồng nề kiểu cũi lợn] được tính toán không xét đến sự ngàm trong đất thì vị trí điểm đặt của hợp lực được đặc trưng bởi độ lệch tâm tương đối cần phải hạn chế trong phạm vi sau:

    1. ở trong đất không có đá, khi không có áp lực bên của đất tác dụng lên móng:

    1. Khi tính chỉ có tải trọng tĩnh: 0,2;
    1. Khi tính tĩnh tải và tải trọng động: 1,0;

    2. ở trong đất không có đá, khi có áp lực bên của đất tác dụng lên móng:

    1. Khi tính chỉ có tĩnh tải: 0,50
    1. Khi tính có tĩnh tải và tải trọng động: 0,60.

    3. ở trong đá khi tính tĩnh tải và tải trọng động: l,2

    Trong đó:

    - Độ lệch tâm vị trí lực đứng N đối với trọng tâm của đáy móng

    M - Mômen của lực tác dụng đối với trục chính của đáy móng

    P = W/F- Bán kính của lõi tiết diện đáy móng trong đó W là mômen kháng uốn đối với mép ngoài lấy với trị số nhỏ hơn.

    7.63. Trong trường hợp tổng quát, móng cọc cần tính như một kết cấu không gian. Việc tính toán móng cọc có mặt phẳng thẳng đứng đối xứng với tải trọng tác dụng ở trong mặt phẳng đó thì cho phép tính theo sơ đồ phẳng. Theo sơ đồ tính cho phép tính móng cọc với một hàng cọc thẳng đứng chịu tải trọng tác dụng trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua trọng tâm tiết diện ngang của tất cả các cọc vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng đối xứng của móng.

    7.64. Khi cắt đất hoặc có hiện tượng xói lở đáy móng thì phải lấy bề mặt tính toán của đất tương ứng ở cao độ cắt đất hoặc xói cục bộ ở gần trụ.

    7.65. Trong trường hợp nếu kết cấu giằng cọc bố trí cao thì cần phải cấu tạo sao cho đầu cọc ngàm cứng vào trong kết cấu của bệ móng [bản bê tông bệ, dầm phân bố hoặc xả mũ] để loại trừ hoàn toàn khả năng xoay giữa chúng với nhau], trong trường hợp ngược lại thì coi là liên kết chốt.

    Chỗ tiếp xúc của đầu cọc gỗ với xà mũ xem như là liên kết khớp tựa.

    7.66. Chuyển vị của kết cấu móng, lực tác dụng ở mỗi cọc cũng như độ mạnh của cọc cho phép xác định với giả thiết cọc bị ngàm cứng ở dưới [liên kết chống chuyển vị ngang và xoay] tại độ sâu hM kể từ mặt đất tính toán, trong đó không kể những móng mà cọc chỉ hạ vào trong đất đến độ sâu < 3m và tựa trên đá cũng như những móng mà cọc hạ vào trong đất đã mở rộng đáy. Những móng này khi tính toán cần phải xem như cọc liên kết chốt với đất. Khi cọc tựa trên đá thì liên kết khớp này cần phải lấy ở cao độ mặt tầng đá, còn khi cọc cố mở rộng đáy thì lấy chốt ở cao độ đỉnh phần mở rộng.

    7.67. Trong những trường hợp khi mà thay thế liên kết ở đầu trên và đầu dưới của cọc bằng liên kết chốt phù hợp với điều 7- 66 và 7,67 mà không dẫn đến biến dạng hình học của kết cấu thì cho phép đơn giản hóa việc tính toán móng cọc [không kế việc xác định độ mảnh của cọc] bằng cách coi cọc có liên kết chốt ở đầu trên và dưới.

    7.68. Độ sâu ngàm cứng hM [Xem điều 7- 67] cần phải xác định theo công thức:

    1. Khi h < 2 ηd: hM = 2 ηd - h/2;
    1. Khi h > 2 ηd: hM = ηd

    Trong đó:

    h - Chiều sâu hạ cọc, tinh từ mặt đất tính toán.

    d - Chiều dầy thân cọc [cạnh của cọc vuông, hay đường kính của cọc tròn].

    η- Hệ số lấy theo bảng 43, tùy thuộc vào vật liệu cọc, và loại đất bên trên [kể từ bề mặt tính toán].

    Bảng 43

    Loại đất

    Hệ số η đối với cọc

    Gỗ

    Thép và bê tông thép

    Cát và á sét chặt vừa, á sét và sét dẻo cứng

    Cát và cát rời, á sét và sét dêo mềm

    Bùn, á sét và sét dẻo chảy

    4,5

    5,0

    6,0

    6,0

    7,0

    8,0

    7.69. Nếu theo tính toán cọc chịu kéo, thì trong những trường hợp khi mà kết cấu liên kết cọc với bệ móng không đảm bảo truyền được nhtĩng lực kéo đó, thì yêu cầu phải tính toán móng bằng sơ đồ loại trừ khả năng cọc chịu kéo.

    7.70. Cần phải tính toán móng cọc theo phụ lục 9 phần 1, những công thức của nó bao hàm việc tính toán móng cọc không có khung tăng cường, còn ở phần 2 bao hàm việc tính toán móng cọc có khung tăng cường liên kết với bản bê tông bệ, hoặc dầm bệ. Giả thiết rằng khung ở phía dưới có kết cấu hình lưới, trong các ô của nó không có độ hở bố trí cọc. Trường hợp đó cần phải nêm cọc vào trong các ô của khung bằng phương pháp chắc chắn đáng tin cậy [bằng những nêm kim loại gỗ v.v...].

    Trong việc tính toán móng cọc cho phép sử dụng những công thức nêu ở điều 7.71 - 7.73.

    7.71. Nếu trong móng chỉ có cọc thẳng đứng và trong tính toán chúng được xem như liên kết cứng ở kết cấu bên trên [xem điều 7.65] và ở trong đất [xem điều 7.66 thì lực dọc N và mômen uốn lớn nhất M ở trong cọc cho phép xác định theo công thức:

    Trong đó:

    Pz, Hx và M0 - Ngoại lực thẳng đứng và nằm ngang tác dụng lên móng và mômen của nó đối vòi điểm 0 tại cao độ đáy kết cấu liên kết đầu cọc, trên đường thẳng đứng đi qua trọng tâm tiết diện ngang của tat cả các cọc [hình 61]

    C- Tổng số cọc trong móng.

    x - Tung độ đầu cọc xác định lực dọc N

    xi - Tung độ đầu cọc của mỗi hàng [hàng thứ i] vuông góc với mặt phẳng tác dụng của ngoại lực [cọc thứ i trong sơ đồ phẳng - hình 61].

    ki - Số cọc trong mỗi hàng [hàng thứ i]

    l0- Chiều dài phần thân cọc ở trên mặt đất tính toán, khi đáy bệ bố trí ở cao độ này hoặc thấp hơn thì lấy l0 = 0

    hM - Độ sâu ngàm cúng của cọc, tính toán mặt đất tính toán [xác định theo điều 7-68]

    7.72. Nếu trong móng chi có cọc thẳng đứng và trong tính toán chúng được xem như liên kết chốt ở kết cấu bên trên [xem điều 7.65] và ngàm cứng ở trong đất [xem điều 7.66] thì lực dọc N và mômen uốn lớn nhất Ml [theo chiều dài cọc] trong mặt cắt ngang được phép xác định theo công thức:

    Trong đó:

    d - Bề dầy thân cọc [cạnh của cọc tiết diện vuông, hoặc đường kính của cọc tròn].

    η1 - Hệ số lấy bằng 0,5

    η - Hệ số lấy theo điều 7.68.

    Những đại lượng khác đã giải thích ở điều 7.71.

    7.73. Đối với những móng cọc có sơ đồ phẳng tính toán đối xứng như trên hình 62 thì theo điều 7.67 cho phép coi cọc có liên kết chốt ở trên và ở dưới và khi độ xiên của cọc ix > 3 thì lực dọc N xác định theo công thức:

    1. Trong các cọc xiên:
    1. Trong cọc thẳng đứng:

    Trong đó: Cx và Cđ là số cọc xiên và cọc đứng

    [C = Cx + Cđ]

    e - Khoảng cách giữa các cọc thẳng đứng và tim trụ trong sơ đồ phẳng tính toán toán [xem hình 62].

    Pz, Hx và Mo - theo điều 7.71

    7.74. Cần phải xác định chiều dài tự do lo của cọc có xét đến loại liên kết cọc ở phía trên và phía dưới, lấy theo điều 7.65 và 7.66 và sơ đồ bố trí cọc trong móng:

    1. Trong trường hợp móng có một hàng cọc, thường lấy l0 = 2 lM
    1. Trường hợp trong móng có cọc xiên, chống chuyển vị của kết cấu liên kết đầu cọc trong phương bất kì, thì cho phép lấy:

    lo = 015 lM khi ngàm cọc ở phía trên và phía dưới

    l0 - 0175 lM khi ngàm cọc ở phía trên, và chốt ở phía dưới hoặc khi liên kết chốt ở phía trên ngàm ở phía dưới.

    l0 = lM khi liên kết chốt cả ở phía trên và dưới

    1. Trong những trường hợp khác cho phép lấy:

    l0 = lM khi ngàm cọc ở phía trên và phía dưới.

    l0 = 2lM khi ngàm ở phía trên, chốt ở phía dưới hoặc khi chốt phía trên, ngam phía dưới.

    ở đây lM là chiều dài chịu uốn của cọc. Nếu xem cọc như được ngàm cng ở trong đầt thì phải xác định chiều dài chịu uốn của cọc theo công thức:

    lM = l0 +hM

    Còn nếu cọc xem như liên kết chốt ở trong đất thì chiều dài chịu uốn của cọc được lấy bằng khoảng cách theo phương thẳng đứng từ đầu cọc đến vị trí chốt [xem điều 7.66].

    Đối với những móng được tăng cường bằng hệ khung [xem điều 7.70] thì lấy chiều dài tự do l0 của cọc theo phụ lục 7.

    7.75. Khả năng chịu lực của nền đất của móng cọc cần phải kiểm tra theo công thức:

    Nmax < mm1P

    Trong đó:

    Nmax - Lực dọc lớn nhất ở trong cọc

    P - Khả năng chịu lực tính toán của cọc đơn khi nén m và m1 - Hệ số điều kiện làm việc.

    Trong những trường hợp khi mà móng cọc có bản toàn khối nằm ở trên đất, hoặc chôn sâu trong đất bất kì, trừ bùn, đất sét chảy, hoặc dẻo chảy và á sét thì phải lấy m = l,1; trong những trường hợp khác m = l.

    Trong những trường hợp khi ở trong phương tác dụng của ngoại lực, móng có một hoặc một số hàng gồm 4 cọc hoặc lớn hơn và trong tổ hởp tải trọng được tính áp lực gió thì cho phép lấy ml = l, l; trong những trường hợp khác m1 = 1,0.

    Nếu Nmin+ G < 0 thì cần phải kiểm tra thêm điều kiện:

    LNmin+ GL ≤ Po

    Nmin- Lực dọc trục nhỏ nhất ở phía trên của tiết diện cọc [trị số âm khi chịu kéo]

    G - Trọng lượng bản thân cọc

    Po - Khả năng chịu lực tinh toán của cọc đơn khi chịu kéo

    7.76. Độ bền của kết cấu liên kết đầu cọc cần phải tính truyền lực thực tế lên nó do kết cấu trụ và cọc [hình 63] và do hệ khung [khi có khung]. Độ bền của khung cần phải tính cố định nó ở kết cấu liên kết đầu cọc và chịu lực do cọc truyền vào vào của khung.

    Chương VIII

    KẾT CẤU GỖ

    8A. Những yêu cầu chung

    8.1 Việc tính toán thiết kế các bộ phận kết cấu gỗ của công trình phụ trợ vừa phải phù hợp với nội dung chương "Thi công cầu gỗ - Quy trình thi công và nghiệm thu cần cống 166/QĐ", vừa phải thoả mãn những yêu cầu nêu ở điều 8.2 - 8.21, đồng thời phải dùng các hệ số điều kiện làm việc và hệ số tin cậy trong các chương I, III – VII.

    8.2 Gỗ dùng trong kết cấu của công trình phụ trợ quy định như sau:

    Cho phép hạ thấp một phần những yêu cầu của 166/QĐ trong các bộ phận gỗ nhóm II.

    1. Đối với gỗ xẻ:

    - Chiều sâu và chiều dài khe nứt ở ngoài vùng mối nối không lớn hơn 1/2 chiều dầy và chiều dài của tấm hoặc thanh.

    - Tổng cộng kích thước mặt gỗ trên chiều dài 20cm không được lớn hơn 1/2 cạnh của cấu kiện.

    1. Đối với gỗ tròn:

    - Không định mức độ xiên thớ.

    Chiều sâu của khe nứt ngoài vùng mồi nối không được lớn hơn l/2 chiều dầy của cấu kiện.

    8.3 Được phép dùng gỗ thông dụng với điều kiện chúng thỏa mãn tất cả những yêu cầu đã nêu ở trên.

    8.4 Gỗ để chế tạo các kết cấu phải làm việc hết khả năng sức chịu tính toán, hoặc đòi hỏi chế tạo phải chính xác, lắp ráp thật chặt khít [ván khuôn, kết cấu vạn năng] thì độ ẩm của chúng không được vượt quá 25%, còn đối với các kết cấu phải sơn thì độ ẩm không được quá 20%. Trong những trường hợp còn lại không hạn chế độ ẩm của gỗ.

    8.5 Tà vẹt và dầm để làm đường cẩu chạy và đường vận chuyển phải dùng gỗ tứ thiết [nhóm II].

    8.6 Chỉ xét tưới ảnh hưởng của điều kiện sử dụng, đến trị số của sức chịu tính toán trong những trường hợp sau:

    1. Đối với công trình đặt dưới nước thì giảm sức chịu tính toán bằng cách nhân với hệ số điều kiện làm việc bằng 0,9.
    1. Giảm sức chịu tính toán của các bộ phận ván khuôn, chụp hấp chịu tác dụng trực tiếp của hơi nước bằng cách nhân chúng với hệ số điều kiện làm việc 0,8.

    8.7 Tăng sức chịu tính toán của các bộ phận gia cố kê vách hố móng bằng cách nhân chúng với hệ số điều kiện làm việc bằng 1,1.

    Khi tính toán các bộ phận ván khuôn của công trình bê tông toàn khối [đổ tại chỗ] [trừ gỗ chống] thì sức chịu tính toán của gỗ và gỗ dán được tăng lên bằng cách nhân chúng với hệ số điều kiện làm việc là 1,15.

    Sức chịu tính toán về uốn, kéo, nén và ép dọc đầu các dầm, các bó dầm của cầu cho cẩu, cầu công tác, đường người đi, khi tính với tảỉ trọng tạm thời thẳng đứng thì được tăng lên bằng cách nhân chúng với hệ số điều kiện làm việc bằng 1,1.

    Khi tính chịu ép tựa tại chỗ liên kết xà mũ với cọc [cột đứng] phải dựa vào hệ số điều kiện làm việc 1,2.

    Khả năng chịu lực tính toán của chốt gỗ hình trụ trong các mối nối kết cấu đặt dưới mặt đất được xác định theo 166/QĐ.

    Giá trị khả năng chịu lực tính toán được tăng lên như sau:

    - Đối với tất cả các dạng chốt và loại tải trọng, nhân với hệ số điều kiện làm việc l,25.

    - Đối với các mối nối bằng đinh làm việc với áp lực hông của hỗn hợp bê tông thì nhân với hệ số điều kiện làm việc m = 1,75.

    Giảm khả năng chịu lực tính toán của chốt trong các mối nối của các bộ phận công trình chịu ẩm lâu dài [trong số đó có gỗ được chưng tẩm] bằng cách nhân chúng với hệ số điều kiện làm việc 0,85.

    8.8 Kích thước mặt cắt của các bộ phận và chi tiết không được nhỏ hơn quy định trong bảng 44.

    Việc thiết kế các bộ phận bằng gỗ tròn phải chú ý tới độ thuôn của cây gỗ phải ≤1cm trên 1m dài.

    Bảng 44

    Tên bộ phận và đặc trưng kích thước

    Kích thước nhỏ nhất

    Chiều dầy [cm]:

    Tấm lát

    Tay vịn

    4

    2

    Đường kính cây gỗ ở đầu nhỏ [cm]:

    Của bộ phận chủ yếu

    Của bộ phận thứ yếu

    18

    14

    Kích thước của gỗ tấm [cm]

    18/2

    Kích thước cạnh lớn của dầm hoặc ván [cm]:

    Của bộ phận chủ yếu

    Của liên kết, đệm táp các bộ phận ván khuôn, tay vịn

    16

    8

    Đường kính đinh [mm]

    3

    Chiều dầy tấm nối bằng thép [mm]

    6

    Chiều dầy vòng đệm [mm]

    4

    Đường kính bu lông [mm]

    16

    Đường kính chốt [mm]

    12

    8.9 Trong các bộ phận chịu uốn, trong các tiết diện có mômen uốn lớn nhất thì cần phải tránh việc đẽo vát thớ gỗ vùng chịu kéo, làm giảm yếu tiết diện. ở tiết diện gối thì cho phép đẽo vát với chiều sâu vết đẽo > 1/3 chiều dầy của cấu kiện, và chiều dài của vết đẽo ở gối không được vượt quá chiều dầy của cấu kiện.

    Chiều sâu của các mộng âm, dương trong các cột đứng, xà ngang và hệ giằng liên kết không được lớn hơn 1/3 chiều dầy cấu kiện và < 2cm đối với gỗ thanh và 3cm đối với gỗ cây. Thông thường phải bố trí để mặt phẳng chịu ép tựa trực giao với trục của cấu kiện chịu nén tiếp giáp với nó.

    Việc làm giảm yếu một cách không đối xứng tiết diện của cột > 0,4 diện tích mặt cắt ngang của cột, còn giảm yếu đối xứng thì > 0,5 diện tích mặt cắt ngang của cột.

    8.10 Để giảm kích thước mặt cắt ngang của kết cấu chịu ứng suất ép ngang thớ gỗ cần dùng những bản đệm bằng kim loại ở các nứt. Những bản đệm này phải được kiểm tra chịu uốn.

    Đinh đĩa dùng trong các chỗ nối chỉ có tính chất cấu tạo, không cần tính toán.

    8.B. Những yêu cầu bổ sung đối với các trụ gỗ của cầu cho cẩu, cầu công tác và đà giáo thi công.

    8.11 Các trụ thường được thiết kế theo kiểu trụ cọc, trụ cọc khung, trụ cũ: trụ kê chồng nề hoặc lồng cũi lợn [những loại sau hay dùng cho các mố cầu thấp hơn 2m].

    Khi xây dựng các trụ trên nền chồng nề ngoài phạm vi dòng chảy, cần phải áp dụng những biện pháp thoát nước mặt, đảm bảo bảo vệ nền khởi xói, và đất khỏi bị lún lở.

    Khi chiều cao trụ d 6m và chiều dài nhịp d 6m thì nên dùng trụ cọc đơn.

    Khi chiều cao trụ và chiều dài nhịp lớn hơn thì dùng trụ palê kép với khoảng cách giữa các hàng palê theo mặt chính của cầu bằng l/4 - l/5 chiều cao trụ.

    Khi chiều cao của trụ trên mặt đất lớn hơn 2m thì cần phải có các thanh giằng chéo liên kết với các cọc bằng mộng khấc có bắt bu lông.

    Với trụ cao hơn 6m phải đóng cọc xiên, hoặc dựng cột nghiêng với độ nghiêng > 4: l.

    Đầu trên của cột xiên phải chống dưới xà mũ, đầu dưới của cột xiên phải ghép mộng vào cọc đúng biên hoặc xà đế.

    Các xà mũ phải được liên kết với cọc bằng các đinh xuyên tâm cùng vòi sự tăng cường thêm bằng đinh đỉa, lập lách, hoặc đai thép.

    8.12 Thông thường kết cấu bên trên của trụ móng cọc được làm bằng các kết cấu vạn năng, còn khi điều kiện thực tế thích hợp thì làm bằng các khối khung định hình được chế tạo từng phần và lắp ráp hoàn chỉnh.

    8.13 Nên bọc trụ bằng các tấm ván dầy 10cm đến cao độ cao hơn 0,5m so với mức nước có cây trôi tính với tần suất l0%. Còn khi có điều kiện thì làm các mũi chống va.

    8.14 Trong các trụ cũi, lớp tà vẹt dưới cùng phải lát kín. Số tà vẹt trong một lớp tính theo điều kiện ép ngang thớ. Mỗi một tà vẹt phải liên kết với hàng dưới bằng 2 đinh đỉa.

    8.15 Trụ cũi gỗ có thể áp dụng trên toàn bộ chiều cao, hoặc kết cấu bên trên làm dạng khung bằng kết cấu vạn năng hoặc kết cấu phi tiêu chuẩn [trụ cũi - khung].

    Đối với trụ cũi cao, thì hợp lí nhất là làm theo kiểu đoạn dưới to đoạn trên nhỏ.

    Với kết cấu trụ khung cần phải theo những yêu cầu đã đặt ra trong phần “Nền và móng”.

    8.16 Những trụ bằng gỗ được tính toán trên giả định là các cột xiên, các liên kết chéo và những thanh xiên không chịu những lực thẳng đứng.

    Chiều sâu hạ của cọc xiên cũng nhưù của các cọc nói chung phải được tính toán tủ tải trọng đặt vào cọc. Nếu trong thiết kế không cho những tải trọng lớn hơn thì phải lấy tải trọng đặt vào mỗi cọc là 10t.

    ứng lực D trong các kẹp chéo và thanh giằng của trụ gỗ xác định theo công thức:

    ∑H- Tổng lực ngang

    α - Góc nghiêng của thanh giằng với mặt phẳng ngang.

    8.17 Chiều dài tự do của các cột của trụ palê [nhiều tầng] lấy bằng khoảng cách giữa các nứt liên kết.

    Chiều dài tự do của cọc lầy theo chỉ dẫn của phần "Nền và móng”.

    Độ mảnh của các cột gỗ không được lớn hơn 100, và của các thanh giằng không được lớn hơn 150.

    8.18 Việc tính toán về ổn định lật của trụ sẽ tiến hành kiểm toán với điểm nối của cọc chính ngoài cùng đối với trụ không có cột xiên hoặc cọc xiên, hoặc tính toán với điểm dưới của cột xiên ngoài hoặc cọc xiên đối với các trụ có cột xiên ngoài hoặc cọc xiên

    8.19 Chiều dài hẫng của xà đế và xà mũ của khung cũng như của các bộ phận khác của trụ mà các cột chịu nén đỡ tựa nó, không được nhỏ hơn chiều dầy của bộ phận tựa đó và không nhỏ hơn 20cm.

    Các mối nối cột sẽ thực hiện kiểu nối đối đầu có đỉnh xuyên tâm và tiếp xúc trên toàn bộ mặt phẳng có ốp nhưng tấm nối bằng thép với liên kết bằng bu lông.

    Trong liên kết của hệ giằng với cột nhất thiết phải cấu tạo mộng khác.

    Tất cả các bộ phận nối của trụ phải được xiết chặt bằng bu lông, và khi cần thiết phải dùng các đai sắt. Bu lông phải có vòng đệm ở cả hai đầu.

    8.20 Khi xây dựng trụ chồng nề trên nền đất lún, thì phải đặt trước các gối kê ở trên đỉnh để có thể điều chỉnh được vị trí của kết cấu nhịp khi đất nền bị lún và sụt

    Chương IX

    KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CẤT THÉP.

    9.1. Tính toán khả năng chịu lực của các bộ phận bằng bê tông và bê tông cốt thép của các công trình phụ trợ [cọc, bệ, khối móng, cọc và các bộ phận không thuộc kết cấu của cầu vĩnh cửu] phải tiến hành theo quy trình Thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 2057/KT4. Đồng thời phải chú ý tới các chỉ dẫn thêm trong các điều 9- 2 - 9- 6 và phải sử dụng các hệ số điều kiện làm việc, hệ số tin cậy cho trong chương III - VII.

    9.2. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép phải được tính theo trạng thái giới hạn thứ nhất về cường độ và ổn định, và theo trạng thái giới hạn thứ hai về biến dạng. Cho phép không tính toán phá hoại vì mới, phá hoại dưới tác dụng đồng thời của các yếu tố lực và tác dụng bất lợi của môi trường bên ngoài gây hình thành và phát triển khe nứt.

    Chú ý: Tính toán chống nứt [trạng thái giới hạn thứ ba] chi cần tiến hành, khi dùng cốt thép từ loại A - IV trở lên và khi dùng các thanh thép trơn loại AI - AIII có đường kính từ 30mm trở lên.

    9.3. Mác thiết kế của bê tông chỉ cần quy định theo cường độ.

    9.4. Cốt thép dùng cho kết cấu bê tông cốt thép cần quy định phù hợp với những yêu cầu chung của 2057/QĐ/KT4. Khi đó sẽ dùng nhiệt độ của giai đoạn thi công làm nhiệt độ tính toán.

    9.5. Khi tính toán sự ngàm chặt của neo đặt trong kết cấu bê tông của công trình chính, hay công trình phụ trợ cần tính đến hệ số tin cậy. Lấy hệ số đó bằng 2 đối với neo của kết cấu nhịp và tay hẫng đón dầm, bằng 1,5 đối với các neo trong mối nối cột trụ với bệ [xem chương VI].

    Chương X

    KẾT CẤU KIM LOẠI

    Trong khi nước ta chưa có các tiêu chuẩn về thép, cáp, que hàn, vì vậy trong chương này vẫn tạm thời dùng các tiêu chuẩn của Liên Xô [cũ].

    10.1. Việc thiết kế kết cấu thép của công trình phụ trợ phải tuân theo nội dung chương “Kết cấu thép - Quy trình thiết kế cầu cống 2057- QĐ/KT4” kể cả những chỉ dẫn bổ sung trong các điều 10.2, 10.21 và phải lấy trị số hệ số điều kiện làm việc, hệ số tin cậy cho trong các chương 1, 3, 7.

    10.2. Được phép dùng thép hợp kim thấp có mác 15 XKGД l02- C1-Дvà thép calbon có mác 16, Д theo ГOCT 6713- 75, cho các công trình bất kì. Khi lập bảng cung cấp vật liệu trước hết nên dùng thép CT3, 10 XCHД.

    Cho phép làm các kết cấu chịu lực không có cấu tạo mối nối hàn bằng tất cả các loại ray. Trị số sức chịu tính toán của thép phải lấy như đối với nhóm thép 38/23, còn đối với ray P43.P50 thì lấy nhù nhóm thép 44/29.

    10.3. Đối với các dây kéo, thanh giằng, neo cố v.v... cần dùng cáp thép cho trong bảng 45.

    Bảng 45

    Loại cáp

    Cấu tạo

    ГOCT

    Đường kính [mm]

    Cáp soắn TK

    1 x 37

    3064 – 66

    12,0 – 17,0

    Cáp soắn 2 chiều

    1 u 61

    3065- 66

    18,0 – 25,5

    T-1K.PO

    6 x 36 + 7 x 7

    7669 – 69

    28,0 – 61,5

    Cáp soắn 2 chiều AK-P

    6 x 19 + 7 x 7

    14954 - 69

    8,0 – 55,0

    10.4. Đối với các bộ phận chịu lực tiết diện hình ống sẽ dùng những ống thép cán theo ГOCT 8732- 70* nhóm B[ГOCT 8731- 74] bằng các thép có mác 20 [ГOCT 1050-74] và 09 Г2C [ГOCT 19282- 73].

    Cường độ tính toán của thép mác 20 thì lấy như nhóm thép 38/23.

    Những chỉ tiêu cơ T1 của thép phải phù hợp với các chỉ dẫn nêu trong các tiêu chuẩn kĩ thuật.

    Cũng cho phép dùng thép ống hàn theo ГOCT- 10704- 76 nếu chúng thoả mãn yêu cầu đối với thép nhóm A theo ГOCT 10705- 76.

    10.5. Đối với các mối nối bu lông chịu lực bằng ma sát cho phép dùng bu lông cường độ cao bằng thép 40X theo TY- 14- 4- 87- 72.

    10.6. Để làm bulông dùng thép BCT3 loại 2- 6 [thép lắng và nửa lắng] CT5, CT5nc3 theo ГOCT 380- 71, mác thép 20, 25, 30 và.35 theo ГOCT 1050- 74.

    Cho phép dùng thép mác BCT3 và ACT3 với các loại bất kì để làm bu lông không chịu lực và êcu của nó.

    Êcu của các bulông nêu ở trên phải làm từ thép dẹt theo ГOCT 6422- 52 mác CT3, CT4, CT5 theo ГOCT 380- 71, mác thép 20, 25. 30 và 35 theo ГOCT l050- 74.

    Trong các kết cấu bằng thép hợp kim thấp cho phép làm bulông bằng thép 40X theo ГOCT 4548- 71.

    Những chốt, con lăn được làm bằng thép rèn hoặc cán nóng mác BCT5 theo ГOCT 380- 71, thép mác 35 và 45 theo ГOCT 1050- 74 hoặc thép 40X theo ГOCT 4543- 71.

    10.7. Để hàn thép cacbon thì dùng que hàn Э42A. Э46- A [mác YOHU 13/45, YOHU

    13/55, CM- 11, 03C- 2, Y∏- 1/45, AHO- 7, AHO- 9], Và để hàn thép hợp kim thấp thì dùng que hàn a46A, a50A [mác YOHU 13/55, y∏- l/55, y∏- 2/55].

    Hàn thép hợp kim thấp với thép carbon sẽ tiến hành bằng que hàn điện dùng cho thép hợp kim thấp.

    Khi có cơ sở chắc chắn đảm bảo tính chất cơ lí của mối hàn vượt yêu cầu tính chất của thép cơ bản thì được phép sử dụng các loại que hàn khác.

    10.8. Không được phép hàn trực tiếp các chi tiết phụ [mấu chìa lan can] với bộ phận chịu lực của kết cấu chính. Chỉ được phép hàn nối các chi tiết ấy với các sườn tăng cường.

    10.9. Chỗ tiếp giáp của sườn tăng cường với cánh dầm phải cắt vát góc sườn ở phí bụng dầm [hình 64].

    Sườn cần tựa khít với bản cánh dầm. Để giải quyết vấn đề này, người ta đặt các tấm đệm dầy 16- 20mm giữa đầu sườn với bản cánh. Cho phép hàn các sườn tăng cường với bản cánh dầm chịu nén, cũng như đối với các bản cánh dưới của dầm tại chỗ kê gối.

    10.10. Việc liên kết các góc của kết cấu khung nên tiến hành qua các bản ốp tăng cường.

    Sườn tăng cường đặt song song với mối nối bụng dầm nhất thiết phải đặt xa mối nối một khoảng cách lớn hơn 10 lần chiều dầy bản bong dầm [hình 65]

    Chỗ giao nhau của các mối hàn phải được tẩy sạch trên chiều dài 50mm [hình 66].

    Trong các tiếp điểm hàn không cho phép các mối hàn góc được giao nhau.

    10.11. Trong các kết cấu làm bằng thanh vạn năng [YUK- M- 60]:

    1. Thường thường sử dụng các bộ phận có tiết diện đối xứng bằng 2 hoặc 4 sắt góc.

    Trong trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng thanh đơn hoặc dưới 2 sắt góc ghép thì khi xác định khả năng chịu lực của chúng phải kể đến vị trí lệch tâm của tải trọng.

    1. Trong các trụ dàn kiểu palê có thanh chéo, khi khoảng cách giữa trục các cột đứng là 4m, để tăng độ cứng cho nứt giao nhau của các thanh chéo, phải bố trí cột [thanh giằng] phụ xuyên suốt bằng YUK- M như M16 hoặc M201.

    Cũng có thể tăng cường các nứt khởi phình ra ngoài mặt phẳng dàn bằng cách bắt các thanh giằng ngang trên mặt bằng.

    1. Khoảng cách giữa các giằng ngang đảm bảo kết cấu không gian không biến hình sẽ xác định do tính toán, nhưng trong mọi trường hợp đều ≥ 4m.

    10.12. Trong các khối kết cấu làm bằng các dầm I’ thì thông thường các dầm I riêng lẻ trong một nửa khối phải được liên kết với nhau bằng các bản ngăn ngang.

    Giữa các nửa khối cần phải đặt hệ giằng dọc bằng kim loại trong mặt phẳng mạ trên với các khoang > 3m và phải có giằng ngang các nửa khối với nhau với các khoảng cách > 5,5m.

    Lực để kiểm toán các cầu kiện dùng để giảm chiều dài tự do của các thanh dàn thanh chống, thanh giằng... cần lấy bằng 3% lực dọc của thanh chịu nén.

    10.13. Lực nén trong các liên kết kiểu mặt bích và nối tựa khít được coi như truyền hoàn toàn qua các đầu mút.

    Trong các cấu kiện nén lệch tâm thì bulông hoặc đinh tán của các mối nối đã nói trên phải được kiểm toán với lực kéo lớn nhất do tác dụng của mômen uốn tương ứng với lực nén dọc nhỏ nhất.

    10.14. Khi dùng các mối nối kiểu ma sát, thì tiến hành tính toán cường độ của các bộ phận liên kết theo có hiệu [trừ lỗ khoan] với giả định rằng 50% lực được truyền lên mỗi bulông trong tiết diện đang xét đã chuyển thành lực ma sát.

    10.15. Khi xác định độ võng của kết cấu chịu uốn mà có mối nối bằng bulông thường, thì độ võng của dầm phải tăng lên 20%.

    10.16. Kích thước tiết diện nhỏ nhất của các bộ phận kết cấu thép của công trình phụ trợ, trừ phao, cho phép như sau [mm]:

    Chiều dầy bản [ngoài nhưng trường hợp nêu dưới] 10/8.

    Chiều dầy bản giằng 8/6.

    Chiều dầy tấm đệm 6/4.

    Chiều dầy bản gối 16/16.

    Kích thước sắt góc trong các thanh cơ bản 75 x 75 x 8

    Kích thước sắt góc làm dải giằng của thanh 63 x 40 x 6

    Đường kính bulông 16

    Đường kính thanh kéo, thanh treo 10

    Ghi chú: Tử số là số dùng cho kết cấu luân chuyển, mẫu số là số dùng cho các kết cấu chỉ dùng một lần. Chiều dày lớn nhất của thép cán khi liên kết các bộ phận bằng bulông hoặc đinh tán là 24mm, trong các bộ phận hàn là 30mm.

    10.17. Khi thiết kế các kết cấu bằng nhôm thì phải theo chương "Kết cấu nhôm" của CHa3II 24- 74 cùng với các hệ số điều kiện làm việc, hệ số tin cậy nêu ở các chương 1, 3, 7...

    Phụ lục 1

    BẢNG KÊ CÁC THIẾT BỊ, CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CẦN TÍNH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA CÔNG TRÌNH NÀY

    1. Cảng sông tạm thời.

    2. Các loại thiết bị kéo và phương tiện kéo.

    3. Cầu công tác và cầu cho cẩu.

    4. Vòng vây cọc ván và công trình gia cố hố móng.

    5. Thùng chụp và đê quai.

    6. Những thiết bị, công trình phụ trợ khi xây dựng móng trụ theo các dạng:

    - Giếng chìm hơi ép.

    - Giếng chìm thường vã chở nổi

    - Cọc đóng, cọc khoan, cọc ống.

    7. Dụng cụ, thiết bị đổ bê tông dưới nước.

    8. Các khuôn cố định hoặc tháo lắp, ván khuôn luân chuyển, khuôn chán, khuôn trượt để đổ bê trụ cầu.

    9. Đà giao để ráp kết cấu nhịp.

    10. Các thiết bị, công trình phụ trợ để lắp ráp các kết cấu nhịp bê tông cốt thép và kim loại theo phương pháp:

    - Hẫng hoặc nửa hẫng.

    - Lao dọc, hoặc sàng ngang mà trong đó có dùng các vật liệu giảm ma sát.

    - Lao nổi.

    - Nâng hạ kết cấu nhịp.

    11. Các kết cấu chống va đập cho công trình phụ trợ.

    12. Các sà lan cẩu nổi, giá búa, sà lan vận tải v.v...

    13. Các neo trên cạn và dưới nước.

    Phụ lục 2

    Trọng lượng đơn vị và hệ số ma sát của vật liệu

    Tên vật liệu

    Trọng lượng dơn vị của vật liệu [t/m2]

    Thép

    7,85

    Gang

    7,20

    Chì

    11,40

    Nhôm và hợp kim nhôm

    2,70

    Bê tông đúc bằng đá sởi hoặc đá dăm đập từ đá thiên nhiên

    2,35

    Bê tông cốt thép [phụ thuộc hàm lượng cốt thép trong bê tông tính theo %]

    Khối xây bằng đá hoa cơng đẽo hoặc thô

    2,70

    Khối xây bằng sa thạch

    2,40

    Khối xây bằng đá vôi

    2,0

    Khối xây đá hộc và khối bê tông đá hộc:

    - Dùng đá vôi 1 2,0

    - Dùng đá sa thạch, thạch anh

    - Dùng đá hoa cơng và đá bazan

    2,0

    2,2

    2,4

    Khối xây bằng gạch nung

    1,8

    Ma tít atfan

    1,6

    Bê tông atfan cát

    2,0

    Bê tông atfan cuội

    2,2

    Lớp đá dăm đệm

    1,7

    Lớp đá dăm đệm kể cả cấu tạo phần trên của đường

    2,0

    Gỗ thông, bá hương:

    ướt

    Khô

    0,7

    0,6

    Gỗ sồi và lạc diệp từng:

    ướt

    Khô

    0,9

    0,8

    Bê tông xỉ

    1,8

    Bê tông keramzit [bê tông gạch vỡ]

    1,6

    Xỉ

    0,6-0,8

    Bông khoáng

    0,1-0,15

    Tấm bông khoáng [vật liệu cách nhiệt]

    0,1-0,20

    Gỗ dán

    0,6

    Ván sợi ép và ván mạt ca ép

    1,0

    Mạt cưa

    0,25

    Bọt xốp

    0,08-0,15

    Giấy dầu, giấy da cừu, bìa lợp

    0,6

    Ghi chú: Trọng lượng thép các mối hàn chiếm 1% trọng lượng thép cơ bản của kết cấu bu lông hàn và chiếm 2% đối với kết cấu hàn toàn bộ. Trọng lượng đầu bulông, êcu và phân đuôi nhô ra của bu lông chiếm 3% trọng lượng thép cơ bản.

    Hệ số ma sát trượt

    Tên vật liệu

    Hệ số ma sát trượt [khi chuyền động]

    Trạng thái mặt tiếp xúc

    Khô

    ướt

    Bôi dầu

    Thép với thép [không gia công]

    Gỗ với gỗ:

    - Khi các thớ song song với nhau

    - Khi các thớ vuông gúc với nhau

    - Trượt bằng dầu

    - Gỗ với thép

    Gỗ với gang

    Gỗ với bê tông

    Bê tông với đất sét

    Bê tông Với đất á sét và á cát

    Bê tông với cát

    Bê tông với sởi và cuội

    Bê tông với khối đá

    Bê tông với bê tông

    Bê tông với ao xúc biến bằng vữa sét

    0,2

    0,6

    0,55

    0,45

    0,50

    0,5-,06

    0,4

    0,25

    0,30

    0,40

    0,50

    0,60

    0,60

    -

    0,45

    0,70

    0,71

    -

    0,65

    0,1-0,75

    -

    0,1

    0,25

    0,25

    -

    -

    -

    0,01

    0,15

    0,15

    0,20

    -

    0,20

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    Tấm nhựa pôlime với thép Xem bảng 4 chương II

    Thép với atfan

    Thép với mặt bê tông sần sùi

    Thép với mặt bê tông nhẵn

    0,35

    0,45

    0,35

    0,40

    -

    -

    -

    0,25

    0,20

    Ghi chú:

    1. Hệ số ma sát của thép với thép cho ở tren chỉ dùng vái áp lực nhỏ [dưới 20kg/cm2].Đối với các mặt được gia công như trong mối nối bu lông cường độ cao thì xem [CHa3-B3-72].

    2. Khi kiểm tra ổn định chống trượt của móng các công trình phụ trợ thì theo sự hướng dẫn của điều 7.61 quy trình này.

    Phụ lục 3

    Trị số tiêu chuẩn cuả dung trọng γ[t/m3] lực đỉnh C [kg/cm2], góc nội ma sát M

    1. Đất cát

    Loại cát

    Đặc trưng của đất

    Đặc trưng của đất khi hệ số rỗng bằng

    0,45

    0,55

    0,65

    0,75

    Sỏi và cát thô

    C

    j

    γ

    0,02

    43

    2,05

    0,01

    40

    1,95

    -

    38

    1,9

    -

    -

    -

    Cát hạt trung

    C

    j

    γ

    0,03

    40

    2,05

    0,02

    38

    1,95

    0,01

    35

    1,9

    -

    -

    -

    Cát hạt nhỏ

    C

    j

    γ

    0,06

    38

    1,95

    0,04

    36

    1,95

    0,02

    32

    1,9

    -

    28

    1,9

    Cát bụi

    C

    j

    γ

    0,08

    36

    1,95

    0,06

    34

    1,95

    0,04

    30

    1,9

    0,02

    -26

    1,9

    Ghi chú: Đối với đất đắp phải giảm giá trị của M đi 50 và giảm giá trị của M đi 10%.

    1. Đất sét trầm tích kỉ thứ tư:

    Tên đất và chỉ số sệt IL- B

    Đặc trưng của đất

    Đặc trưng của đất khi hệ số rỗng bằng

    0,45

    0,55

    0,65

    0,75

    0,85

    0,95

    1,05

    [1]

    [2]

    [3]

    [4]

    [5]

    [6]

    [7]

    [8]

    [9]

    á cát

    0≤ IL ≤ 0,25

    γ

    C

    j

    2,10

    0,15

    30,00

    2,00

    0,11

    29,00

    1,95

    0,08

    27,00

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    0,25 0

    δ = φ/2Khi h’B =0

    δ - Là góc nội ma sát của đất ở hố móng

    Trong những trường hợp còn lại, xác định áp lực đất [chủ động và bị động] lên vành vây sẽ lấy G = 0.

    6. Người ta lấy các tải trọng thẳng đứng ở lăng thể phá hoại như sau:

    1. Tải trọng thẳng đứng do trọng lượng vật liệu và đống đất đổ thì lấy theo dạng tải trọng phân bố đều, có cường độ tương ứng với kích thước thiết kế giả thiết của đống vật liệu và đất đổ nhưng không được nhỏ hơn 1t/m2.
    1. Lực thẳng đứng do các thiết bị thi công, do cẩu giá búa và các phương tiện vận chuyển chạy trên ray thì lấy theo các số liệu đã cho trong lí lịch máy và trong sổ tay [chú ý đặt tải bất lợi nhất cho kết cấu đang xét].
    1. Lực thang đứng do ô tô tải chạy qua trên đường chạy dọc hố móng thì lấy theo dạng tải trọng bằng P có chiều rộng băng là 3m cho mỗi làn xe chạy [hình 1].

    Khi khoảng cách giữa cạnh hố móng và mép đường b = 3: 2m và trọng lượng xe dưới 25t thì lấy p: 2t/m2;

    Khi khoảng cách b = 2 ÷ 1m thìp p = 3t/m2 và khi khoảng cách nhỏ hơn thì lấy p = 4t/m2.

    Khi khoảng cách giữa đường và hố móng lớn hơn 3m thì lấy p = 1t/m2. Với xe có trọng lượng đến 30t thì giá trị của p tăng 1,2 lần, khi xe nặng 45t thì p tăng 1,9 lần, và nếu xe nặng 60t thì p tăng 2,5 lần.

    1. Tải trọng thẳng đứng do cẩu xích và cẩu bánh lốp làm việc ngay sát hố móng, thì lấy theo dạng tải trọng băng p, chiều rộng 1,5m [hình 2]. Trị số của p - 8t/m2 khi trọng lượng làm việc [gồm trọng lượng bản thân và vật cẩu nặng nhất].... 10t lấy là 6t/m2 khi trọng lượng làm việc là 30t; là 9t/m2 khi trọng lượng làm việc là 50t và lấy lấ 12t/m2 khi trọng lượng làm việc là 70t [các giá trị trung gian tính theo nội suy].

    Hình 2. Tải trọng thẳng đứng do cẩu xích và cẩu bánh lốp ở lăng thểphá hoại.

    1. Tải trọng thẳng đứng do tầu điện chạy song song với vách thành thì lấy là tải trọng băng có cường độ 1,5t/m? khi nó phân bố trên chiều rộng là 3m.
    1. Tải trọng thẳng đứng do đường sắt chạy song song với thành vây thì lấy theo dạng tải trọng băng phân bố trên chiều rộng 3,5m và có cường độ là 28 t/m dài đường. ở đây tải trọng đưa vào tính toán xấp xỉ với tải trọng tính toán của C14 [đoạn toa nặng, đầu máy điện].

    Chiếu cố đến tải trọng thực tế được phép giảm cường độ tải trọng theo thực tế.

    7. Khi xác định áp lực chủ động lên vành vây, người ta đưa tải trọng thẳng đứng ở lăng thể phá hoại mà diện tích phân bố trong giới hạn của 2 bề mặt có trục chung song song với tường [hình 3 và hình 4] thành tải trọng tương đương phân bố theo tải trọng băng có chiều rộng b và dài vô hạn dọc theo tường. Với kích thước b coi rằng:

    Đối với tải trọng trên một ray là chiều dài của tà vẹt ngắn [xem hình 3]; đối với tải trọng trên 2 ray là chiều dài của tà vẹt [xem hình 4].

    8. Cường độ của tải trọng tương đương [xem điểm 7] được xác định theo công thức:

    q = Q/b.l [3]

    Q- Tổng hợp lực của tải trọng thẳng đứng phân bố trên bề mặt của lăng thể phá hoại trong phạm vi của một diện tích hoặc 2 diện tích b x f, có trục chung song song với tường [xem hình 3 và 4].

    l - Chiều dài của đoạn tường chịu áp lực hông của đất đè lên lăng thể phá hoại gây ra.

    Trong các trường hợp tải trọng đặt lên lăng thể phá hoại theo sơ đồ hình 3 và 4 nếu chúng thoả mãn điều kiện:

    Thì lấy:

    Trong các trường hợp còn lại thì lấy:

    e- Đối với tải trọng l ray là khoảng cách các bánh xe cẩu [hình 3 và 4].

    f- Đối với tải trọng l ray là chiều dài phân bố tải trọng qua ray [hình 3 và 4] lấy bằng 1m.

    a- Khoảng cách từ tâm diện tích truyền tải trọng đến tường vòng vây.

    j - Góc nội ma sát của đất sau tường.

    Nếu các lớp đất nằm trong phạm vi chiều cao h = a tg [450 +] mà có góc nội ma sát chênh lệch nhau >20% thì cho phép lấy j\=jbq

    jbq - Giá trị bình quân của góc nội ma sát ứng với chiều sâu h.

    Khi giá trị góc ma sát trong của các lớp đất khác nhau nhiều thì người ta xác định chiều dài l trên cơ sở vẽ được như hướng dẫn trên hình 5.

    9. Nếu mặt đất là mặt phẳng và trên đó tải trọng phân bố đều có cường độ là q, thì lấy áp lực chủ động của đất cát hoặc á cát tác dụng vào tường vây, thay đổi theo luật bậc nhất, từ giá trị p1 tác dụng ở đỉnh tường đến giá trị p2 ở độ sâu H [hình 6].

    P2 = [q+ yH]λa [7]

    y- Dung trọng của đất

    λa - Hệ số áp lực chủ động của đất, xác định bằng công thức:

    [8]

    j- Góc nội ma sát của đất

    α- Góc giữa mặt phẳng nằm ngang. Quy tắc dấu của D chỉ trên hình 6. Với mặt đất nằm ngang và không có tải trọng tác dụng trên nó [α = 0] thì:

    [9]

    10. Trong những trường hợp chưa nói ở mục 9, thì có thể xác định áp lực chủ động của đất cát hoặc á cát bằng phương pháp dưới đây:

    Coi hợp lực của áp lực chủ động của đất - lực E như giá trị lớn nhất của Ei, Ei tính theo công thức:

    [10]

    Gi - Tổng trọng lượng Gi của lăng thể phá hoại được giả thiết ABCi và hợp lực của tải trọng tác dụng trên nó [hình 7a].

    Φi Góc giữa mặt phẳng phá hoại giả thiết với mặt phẳng ngang.

    Giá trị góc Φi nào mà cho trị số lớn nhất EI xác định theo công thức [10] thì lấy góc đó là góc giữa mặt phẳng phá hoại và mặt phẳng ngang.

    Coi E là tổng của lực Ep do trọng lượng đất của lăng thể phá hoại và lực Eq do mỗi tải trọng [1] đặt trên lăng thể phá hoại.

    Lực Ep được xác định theo công thức:

    Ep - Hợp lực của áp lực mà biểu đồ của nó có dạng hình chữ nhật [hình 7b].

    Eq - Do tải trọng q đặt trên lăng thể phá hoại và phân bố theo bề rộng b, xác định theo công thức:

    Lấy Eq là hợp lực của áp lực tác dụng vào tường được phân bố đều giữa điểm A1 và A2; Ai- là giao điểm của tường thẳng với các mặt phẳng song song với mặt phẳng phá hoại phát từ điểm đầu và cuối của đoạn tải trọng q tác dụng [xem hình 7b].

    Nếu chia mặt phẳng phá hoại thành các đoạn, trên đó tải trọng q tác dụng, thì lấy vết cắt của mặt phẳng phá hoại và mặt đất chính là điểm đoạn đó

    11. Nếu mặt đất nằm ngang và có tải trọng cường độ q phân bố trên đó thì nằm trong phạm vi của mỗi lớp đất thứ i thì coi áp lực là chủ động của đất gồm nhiều lớp cát hoặc á cát được biến đổi bậc nhất từ áp lực ở đáy của lớp đó [hình 8].

    [13]

    hi- Chiều dầy lớp đất thứ i có dung trọng γi và góc nội ma sát ji

    - Hệ số áp lực chủ động của lớp đất thứ i.

    12. Cho phép xác định áp lực chủ động của đất sét hoặc á sét với việc tham gia của lực dính C bằng cách giảm tung độ của biểu đồ áp lực, mà biểu đồ này được xây dựng cho loại đất rời có dung trọng γ và góc nội ma sát M của đất sét hoặc á sét đến trị số ứng với trường hợp mặt đất là mặt nghiêng với mặt phẳng ngang một góc D và nó được xác định theo biểu thức:

    λa- Hệ số áp lực chủ động của đất, được xác định theo công thức [8]

    Người ta không tính đến áp lực chủ động của đất sét hoặc á sét trong phạm vi đoạn não, mà trên đó độ lớn pc vượt hơn cả tung độ áp lực chủ động đã tính như với đất rời.

    Việc xây dựng biểu đồ áp lực chủ động của đất sét hoặc á sét đồng nhất trình bầy ở hình 9.

    Trong trường hợp đất không đồng nhất người ta chú ý tới việc giảm áp lực do tính thêm lực dính kết trong phạm vi của từng lớp sét hay á sét. Đồng thời xác định pc bằng công thức [14] theo các đặc trưng M và C của lớp đất tương ứng;

    Khi mặt đất nằm ngang [ α = 0]. Công thức [14] có thể biểu diễn dưới dạng:

    13. Người ta lấy biểu đồ áp lực bị động của cát hoặc á cát, vào tường, dưới dạng hình tam giác có tung độ lớn nhất [hình 10]:

    pn = γH.λn; [16]

    λn - Hệ số áp lực bị động của đất, tính theo biểu thức:

    δ- Góc ma sát của đất trên mặt tường, lấy theo điểm 5. Khi δ=0, công thức [17] được hóa và sử dụng dưới dạng:

    Tung độ của biểu đồ áp lực bị động của á sét và sét [hình 11] nhận được bằng tổng tung độ tương ứng của biểu đổ. Biểu đố được lập nên như đối với đất rời [thoa trị số góc ma sát M của sét hoặc á sét], và biểu đồ có tung độ bằng:

    Đối với lớp bề mặt, nơi mà kết cấu của đất á sét hoặc sét có khả năng bị phá huỷ thì giảm dần lực dính kết C theo luật bậc nhất từ giá trị nguyên của nó [xác định theo điều 2] ở độ 1m đến số "0" ở trên mặt đất.

    14. Khi thiết kế vòng vây kín của các hố móng nhỏ và sâu, đật ở nơi đất khô có góc nội ma sát lớn hơn 300, thì cho phép tính giảm áp lực chủ động của đất vì xét đến điều kiện làm việc không gian.

    Việc giảm được tính thông qua hệ số K đưa vào trong tính toán áp lực E do trọng lượng bản thân của đất gây ra. Hệ số K lấy bằng 0,7 khi H = k = 0,5 và lấy bằng 1 khi k ≥ 2 [B = kích thước lớn nhất trên mặt bằng và H - chiều sâu hố móng].

    Khi trị số 0,5 < K < 2 thì giá trị của K lấy theo phương pháp nội suy.

    Phụ lục 5

    Tính năng của loại phao kim loại của Liên Xô

    Chỉ thị

    Đơn vị

    KC - 3

    KC - 63

    Kích thước ngoài:

    Dài

    Rộng

    Cao

    m

    -

    -

    7,2

    3,6

    1,8

    7,2

    3,6

    1,8

    Trọng lượng

    t

    5,9

    5,96

    Lượng choán nước

    m3

    45

    45

    Độ chìm do trọng lượng bản thân

    m

    0,25

    0,25

    Sức chở tiêu chuẩn khi mớn khô = 0,5m

    t

    26,3

    26,3

    Tải trọng cho phép [hình1]

    - ở các nứt khung sườn tăng cường P;

    - ở các nứt thành phao của sườn P1;

    - ở các góc phao P2;

    - ở các nứt đầu phao P3;

    - ở các điểm bất kì của nhịp sườn P4.

    -

    -

    -

    -

    -

    46

    31

    26

    26

    2,5

    47

    32

    24

    28

    4,0

    Vật liệu làm phao

    CT3

    Chiều dầy tôn

    mm

    Thành bên và hai đầu

    -

    4

    4

    Mặt boong và đáy

    -

    3

    4

    Khả năng chịu lực của phao và mối nối

    Chế độ làm việc

    Yếu tố xác định khả năng chịu tải

    KC-3

    KC - 63

    Mmp t.m

    Qnp t

    Mnp t.m

    Qnp t

    Uốn phao trong mặt phẳng thành bên: h = 1,8m

    Cường độ của phao

    Xem sơ đồ hình 2

    Cường độ của mối nối

    546

    138

    575

    138

    Uốn phao trong mặt phẳng boong h = 3,6m

    Cường độ phao

    Xem đồ thị [h-3]

    Cường độ mối nối

    608

    207

    908

    124*

    Uốn phao trong mặt phẳng đầu phao với h =1,8m

    Cường độ của phao và mối nối

    Khi có tải trọng cục bộ W =,8t/m2

    229*

    119*

    348*

    124*

    Khi không có tải trọng cục bộ

    389*

    119*

    486*

    124*

    Uốn phao trong mặt phẳng đầu phao với h = 3,6m

    Cường độ của phao và mối nối

    Khi có tải trọng cục bộ W = 3,6t/m2

    149*

    238*

    430*

    124*

    Khi không có tải trọng cục bộ

    792*

    238*

    993*

    248*

    Ghi chú:

    1- Việc tính toán phao được tiến hành trong điều kiện, coi phao làm việc như những sà lan [đáy bằng] có mớn nước bằng 1,8m, 3,6m.

    2- Dấu * là trị số của Mnp khi Q= 0 và Qnp khi M=0.

    3- Khi có tác dụng đồng thời của M và Q thì cần phải kiểm tra cường độ của phao bằng tính toán trong mỗi trường hợp cụ thể đó.

    Phụ lục 6

    Tính mômen quán tính của hệ nổi ghép bằng phao

    Ký hiệu:

    a,b - Kích thước phao theo hướng xx, yy

    n,n1 - Số phao xếp theo hướng x-x, y-y

    m - Số các phao có nước dằn tải

    w - Diện tích mặt nước dằn trong phao

    ixn iyn – Mômen quán tính của diện tích w đối với trục riêng xn, yn song song một cách tương ứng với hệ trục của sà lan.

    lx ly - Khoảng cách từ trọng tâm của diện tích w mỗi phao có nước đến trục y-y, x-x

    K - Hệ số kế đến ảnh hướng ngăn cách của phao có nước đối với mạng ống dẫn khí. Khi có sự liên thông của không gian bên trong của phao với không khi bên ngoài thì K=1

    λ- Hiệu số mực nước trong phao và ngoài phao ở vị trí xét của hệ nồi [m].

    t - Chiều cao của thành phao trên mặt nước ở vị trí đang xét của hệ nổi [m].

    Phụ lục 7

    Xác định mômen uốn ∆M và lực cắt ∆Q trong trụ nổi do tải trọng sóng gây ra

    Mômen uốn phụ do sóng gây ra ∆M [tính theo TM được xác định theo công thức]:

    ∆M = ±ko k1k2 k.3 BL2h

    Trong đó:

    k3- Hệ số toàn phần lượng choán nước

    L- Chiều dài của sà lan ở mức mớn nuớc [m]

    B- Chiều rộng của sà lan ở mức mớn nước tính theo mặt cắt giữa sà lan [m]

    h - Chiều cao tính toán của sóng, trong thời gian chở kết cấu nhịp [m].

    Chiều cao tính toán của sóng phải lấy trên cơ sở các tài liệu của đường thuỷ địa phương có liên quan đến vùng đi lại của trụ nổi khi xây dựng cầu, và không lấy nhỏ hơn 0,6m.

    Hệ số k0 được tính theo công thức:

    Hệ số k1 phụ thuộc vào chiều dài L của tầu, lấy bằng:

    0,0123 khi tầu dài 20m

    0,0l01 khi tầu dài 40m

    0,0085 khi tầu dài 60m

    0,00061 khi tầu dài 100m

    Khi chiều dài tầu nằm giữa các khoảng trện thì giá trị của k1 xác định theo nội suy:

    Hệ số k2tính theo công thức:

    TH - Độ chìm mũi tầu [m]

    Biểu đồ mômen uốn phụ do sóng 'M lấy theo hình 1.

    Lực cắt phụ do sóng gây ra 'Q[T] xác định theo công thức:

    ∆Q = 4∆M/L

    Biểu đồ của lực cắt phụ 'Q do sóng gây ra lấy theo hình 2.

    Phụ lục 8

    Quy đinh tạm ứng suất cho phép cứa gỗ dùng trong công trình giao thông vận tải

    Gỗ được chia thành 8 nhóm, trong đó lấy nhóm VI làm nhóm cơ bản.

    Nhóm I: lát

    II: trắc, lim, táu, nghiến

    III: vàng tâm, chò chỉ, săng lẻ

    IV: giối, mít

    V: dẻ, thông, vài, xà cừ, phi lao

    VI: xoan, sấu, sổi

    VII: ngát, sui, trám, táo

    VIII: sung, gạo, bố kết, núc nác, bố đề

    ứng suất cho phép của nhóm gỗ cơ bản:

    1. ép dọc thớ 120kg/cm2
    1. Uốn tĩnh 120 kg/cm2
    1. Kéo dọc thớ 100kg/cm2
    1. Cắt dọc thuận thớ 19kg/cm2

    đ] Cắt ngang thuận thớ 9,5kg/cm2

    1. Cắt ngang ngang thô 24kg/cm2
    1. ép ngang toàn bộ 24kg/cm2
    1. ép ngang thớ cục bộ khi chiều dài tự do không nhỏ hơn 8kg/cm2

    chiều dài chịu ép và chiều dầy của cấu kiện

    1. Môđun đàn hồi uốn tĩnh 00.000kg/cm2
    1. Môđun đàn hối theo dọc thớ,vềkéo lớn hơn về ép,trong

    tính toán có thể lấy bằng trị số môđun đàn hồi uốn tĩnh 100.000kg/cm2

    1. Môđun đàn hồi theo ngang thớ

    Kéo 10.000kg/cm2

    ép 8.000kg/cm2

    Xoắn 4.000 kg/cm2

    Hệ số chỉnh ứng suất cho thép tương ứng của các nhóm gỗ khác

    Số thứ tự

    Nhóm gỗ

    Hệ số điều chỉnh các loại ứng suất

    ép dọc thớ uốn tĩnh kéo dọc thớ

    Cắt dọc ngang thuận thớ cắt ngang thớ

    ép ngang thớ toàn bộ, ép ngang thớ cục bộ

    Mođun đàn hồi tĩnh, môđun đàn hồi theo dọc thớ, ngang thớ

    1

    Nhóm II

    1,7

    1,5

    2,3

    1,2

    2

    III

    1,5

    1,4

    2,0

    1,2

    3

    IV

    1,3

    1,3

    1,7

    1,2

    4

    V

    1,1

    1,2

    1,4

    1,2

    5

    VI

    1,0

    1,0

    1,0

    1,0

    6

    VII

    0,8

    0,9

    0,8

    0,8

    7

    VIII

    0,5

    0,6

    0,5

    0,5

    Hệ số điều chỉnh ứng suất cho phép của gỗ theo điều kiện sử dụng công trình.

    Số thứ tự

    Điều kiện sử dụng của công trình.

    Hệ số

    ứng suất

    Môdun đàn hồi

    1

    Lực khô, lực ướt liên tục xen kẽ nhau

    0,85

    0,85

    2

    Luôn luôn ngâm trong nước

    0,75

    0,75

    3

    Kết cấu làm việc trong môi trường luôn luôn có nhiệt độ từ 35- 500C

    0,80

    0,80

    4

    Kết cấu chịu lực tác dụng của tải trọng tĩnh là chủ yếu

    0,80

    0,80

    5

    Khi chịu lực tạm thời trong quá trình lắp ráp, thi công thì:

    1. ép dọc thớ
    1. Cường độ khác

    1,30

    1,10

    -

    -

    6

    Công trình tạm thời

    1,20

    -

    7

    Công trình đảm bảo giao thông thời chiến của đường sắt [cầu phà]

    1,20

    -

    8

    Công trình đảm bảo giao thông thời chiến của đường bộ cầu, phao, phà

    1,50

    -

    Phụ lục 9

    Tính toán móng cọc

    1. Tính toán móng cọc không có khung tăng cường.

    Để tính toán móng cọc, người ta sử dụng hệ tọa độ vuông góc xoz [hình la]. Góc' tọa độ trùng với điểm 0, điểm nằm ở mặt dưới của kết cấu liên kết các đầu cọc.

    Trong trường hợp sơ đố tính toán phằng của móng là đối xứng thì điểm đó nằm trên trục đứng đối xứng của hệ. Trong trường hợp sơ đồ bài toán phẳng của móng không đối xứng và móng có một số cọc thẳng đứng thì điểm đó nằm trên đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của các tiết diện ngang của tất cả các cọc. Những trường hợp còn lại thì không bó buộc.

    Trục x là trục nằm ngang hướng về bên phải.

    Trục z là trục thẳng đứng hướng xuống dưới.

    2. Vị trí của cọc thứ i trong sơ đồ bài toán phẳng được xác định bởi toạ độ xi là giao điểm của trục cọc với trục x, và góc Mi, là góc giữa trục cọc với đường thẳng đứng. Góc Mi là dương khi trục cọc nằm bên phải của đường thẳng đứng đi qua đầu cọc của nó [xem hình 1a].

    3. Ngoại lực tác dụng lên móng được đặt vào điểm 0 và phân thành các lực Hx hướng theo trục x, Pz hướng theo trục z và mômen M0 đối với điểm 0. Các lực Hx và Pz là dương khi chiều của chúng trùng với chiều dương củc các trục x và z. còn mômen M0 là dương khi nó tác dụng theo chiều kim đồng hồ [xem hình 1a].

    4. Trong trường hợp chung, những chuyển vị a và c dưới đáy bệ cọc theo hướng x và z, và góc quay β của nó đối với điểm 0, sẽ được xác định qua việc giải hệ phương trình chính tắc:

    Trong đó:

    râ, rac, rββlà hệ sộ của phương trình chính tắc và được xác định theo điều 5.

    Trong trường hợp sơ đồ bài toán phẳng đối xứng cũng như không đối xứng, nhưng gồm toàn cọc thẳng đứng [đầu trên và dưới của cọc liên kết bằng bất kì hình thức nào] thì hệ phương trình [ l] được đơn giản hóa và bài toán của nó có thể biểu thị dưới dạng:

    Trong đó:

    Chuyển vị a và c là dương khi hướng của nó trùng với hướng dương của trục x và z. Góc β là dương khi kết cấu liên kết các đầu cọc quay quanh điểm 0 theo chiều kim đồng hồ.

    5. Giá trị raa, rac... rββ trong trường hợp tính toán tổng quát được xác định theo các công thức:

    Trong đó: r0 = r1 - r2

    r1, r2, r3, r4 Đặc trưng độ cứng cùa cọc, được xác định theo điều 6 và 7.

    ki - Số cọc trong hàng, mà trong sơ đồ bài toán phẳng coi hàng đó như một cọc thứ i

    n0δ - Tổng số cọc trong móng.

    công thức [4] dấu ∑ có nghĩa là tổng của tất cà các hàng cọc [là tổng của tất cả các cọc n trong sơ đỗ bài toán phẳng].

    Trong trường hợp riêng, khi tính móng gồm toàn cọc thẳng đứng, thì công thức [4] được giản hoá là dùng dạng:

    6. Giá trị r1 [xem điêu 5] sẽ xác định theo công thức:

    a]Trong các trường hợp cọc tựa lên lớp đất đá, đất hạt lớn:

    1. Trong các trường hợp khác:

    EF - Độ cứng của mặt cắt ngang cua cọc khị nén.

    1o –Chiều dài đoạn cọc nằm trên mặt đất tính toán [l0 có thể lấy là khoảng cách theo đường thẳng đứng từ mặt đất tính toán đến đáy kết cấu liên kết các đầu cọc].

    h - Chiều sâu hạ cọc, tính từ mặt đất tính toán xuống.

    P - Khả năng chịu lực của cọc đơn khi nén.

    Trong công thức [8] lấy EF và P theo đơn vị tấn,. l0 theo mét, khi đó r1 có đơn vị là t/m.

    7. Giá trị r2, r3, r4 [xem điều 5] được xác định theo công thức nêu trong bảng 1 và nó phụ thuộc vào loại liên kết các đầu trên và dưới của cọc.

    Trong những công thức này: E1 là độ cứng tiết diện ngang thân cọc khi uốn; LM- chiều dài uốn của cọc, lấy theo điều 7.75 của quy trình.

    8. Lực dọc N, lực cắt Q và mômen uốn M tác dụng ở đầu cọc hàng thứ i được xác định theo công thức:

    Bảng 1

    Giá trị U

    Công thức để xác định giá trị p2, p3,p4 ứng với các dạng liên kết của cọc

    Đầu trên và dưới đều ngàm

    Trên khớp dưới ngàm

    Trên và dưới đều khớp

    Trên ngàm dưới khớp

    r2

    12EI/LM3

    3EI/LM3

    0

    3EI/LM3

    r3

    6EI/LM3

    0

    0

    3EI/LM2

    r4

    4EI/LM

    0

    0

    3EI/LM2

    Đối với các cọc thẳng đứng sin = 0, cos = 1 do đó

    Chiều dương của lực H, Q và M chỉ trên hình 1b.

    9. Nếu khi tính toán móng cọc có đầu dưới là ngàm cứng [xem điễu 7.67 của quy trình] thì mômen cuốn lớn nhất M, tác dụng trong mặt cắt ngang của đoạn cọc nằm trong đất có thể xác định theo công thức:

    Mt = M + Q [l0 + η1 η d]

    Trong đó: l0, η1, η và d là các giá trị đã nói ở điều 7.69, 7.72 và 7.73 của quy trình.

    Tính toán móng cọc có khung tăng cường

    10. Để tính toán móng cọc có khung tăng cường, người ta sử dụng hệ toạ độ xoz với gốc toạ độ là điểm 0, trọng tâm của các tiết diện ngang của các cọc ở độ cao đáy bệ hoặc biên dưới của dầm xà ngang.

    Trục x nằm ngang, trục z thẳng đứng [hình 2a] chuyển ngoại lực về điểm 0, phân tích ngoại lực thành các thành phần H' pz và Mt] Các chuyển vị cha biết a và B của bản hoặc xà ngang và quy tắc vê dấu của tất cả các đại lượng đó đều lấy giống như khi tính toán móng cọc không có khung tăng cường [xem điểm 3 và 4]. Chuyển vị thẳng đứng c và điểm 0 của bản hoặc dầm ngang có thể không cần xác định.

    11. Các chuyển vị a và B được xác định theo công thức [2] và [3].

    Người ta sẽ xác định các đại lượng đưa vào trong những công thức đó, đồng thời với việc sử dụng các biểu thức:

    Trong đó:

    Cδ- Tổng số cọc trong móng

    b- Khoảng cách từ đáy bản hoặc biên dưới của dầm xà đến hệ thanh giằng của khung [chiều cao khung]

    k1- Số cọc trong hàng, mà với sơ đồ bài toán phẳng hàng đó được coi như cọc thứ i.

    S1 - Đại lượng được xác định theo điều. 6.

    S2, S3,S4, S5 và S6 là các đại lượng được xác định theo công thức đưa vào trong bảng 2 và những đại lượng ấy khác nhau là do các dạng liên kết đầu trên và dưới của cọc xác định.

    Các dạng liên kết đầu cọc sử dụng theo điều 7.66 và 7.67 của quy trình.

    Trong các công thức đưa vào bảng 2, thì EJ là độ cứng của mặt cắt ngang thân cọc khi uốn, LM Chiều dài chịu uốn của cọc được xác định theo điề 7.75 của quy trình.

    12. Lực dọc N, lực cắt Q, và mômen uốn M tác dụng từ bản hoặc dầm xà lên đầu cọc hàng thứ i, cũng như lực H được truyền từ các thanh giằng của khung lên cọc, thì được xác định theo các công thức:

    Chiều dương của các lực N, Q, M và H tác dụng lên cọc chỉ rõ trên hình 2b.

    13. Nếu khi tính toán móng, mà các cọc có ngàm cứng ở phía dưới [xem điều 7.67] thì mômen uốn nhất Ml, tác dụng trong mặt cắt ngang của cọc ở đoạn nằm trong đất có thể xác định theo công thức:

    M1 =M + QL0+ H [L0 - b] + [Q + H] ld;

    Trong đó:

    d, L0 η Và η1 đã nói rõ trong các điều 7.69, 7.72 và 7.73 của quy trình. Những đại lượng còn lại đã nói ở mục 11 và 12.

    14. Người ta lấy chiều dài tự do của cọc Lc là đại lượng nhỏ nhất trong các đại lượng nhận được từ công thức:

    1. Nếu theo điều 7-67 của quy trình, mà dùng cọc có phần dưới là ngàm cứng thì:

    Lc = LM – 0,8b và Lc= 0,9b

    1. Nếu theo điều 7-67 quy trình, mà dùng cọc liên kết khớp với đất thì:

    Lc= 2LM –1,6b; Lc= 0,9b

    Trong đó:

    LM Và b là chiều dài chịu uốn của cọc và chiều cao của khung.

    Ghi chú: Trong các công thức của phụ lục này các chữ b được in là B, các chữ U được in là S

    Phụ lục 10

    Xác định lưu lượng nước ngầm ngấm qua đáy hố móng trong vòng vây cọc ván thép

    Lưu lượng Qm3 /sec được xác định gần đúng theo công thức:

    Q = k.H∑P. qr

    Trong đó:

    k - Hệ số thấm của đất [xem bảng 1] [m/sec]

    H - Độ chênh cao mực nước ngoài và trong hố móng [m]

    ∑P - Chu vi của vòng vây [m]

    qr - Hệ số hiệu chỉnh.

    Bảng 1

    Loại dất

    Hệ số thấm của đất

    Cát mịn pha sét và cát bụi

    Cát nhỏ

    Cát trung

    Cát sỏi

    Sỏi

    2.10-5+5.10-5

    5.10-5+10-4

    10–1 +10-3

    10–3+5.10-3

    5.10–3+10-2

    Ghi chú: Giá trị nhỏ của hệ số tương ứng với dất có độ rỗng nhỏ..

    Đối với trường hợp dưới đáy của vòng vây cọc ván không có lớp đất thấm nước nằm cạnh,thì qr được xác định đồ thị hình 1 và phụ thuộc vào tỉ số:

    S/b và t/b

    t- Chiều sâu hố móng, tính từ đáy hố móng

    S- Chiều sâu cắm cọc ván, tính từ đáy hố móng

    b- Một nửa chiều rộng hố móng [chiều rộng hố móng ở đây là cạnh lớn nhất của hố móng hình chữ nhật và đường kính của hố móng hình tròn].

    Với trường hợp gần chân cọc có lớp đất không thấm nước, đại lượng qr được xác định theo biểu đồ 2 [hình 2] phụ thuộc với tỉ số:

    Trong đó:

    S1 - Độ chôn sâu của cọc ván kể từ đáy lớp đất thấm nước

    S2- Độ chôn sâu của cọc ván kể từ đáy hố móng.

    T1- Khoảng cách từ đáy hố móng đến cao độ không thấm nước

    T2 - Khoảng cách từ đáy hố móng đến cao độ không thấm nước

    Trong khi xác định công suất của các thiết bị hút nước phải tính thêm lượng nước chảy qua các khe vòng vây. Lượng thêm đó thường tính bằng 20% lượng nước thấm tính được.

Chủ Đề