Ai có thẻ mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển năm 2024

Bảo hiểm hàng hóa là giải pháp giúp khách hàng đối phó với những rủi ro đáng tiếc có tổn thất, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển nội địa.

Bảo hiểm là chế độ cam kết và bồi thường, trong đó người bảo hiểm chi trả phí bảo hiểm cho khách hàng với thiệt hại, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm khi gặp rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận, kí kết.

Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn ngừa những bất trắc xảy ra, vì vậy bảo hiểm thực chất là sự phân chia rủi ro của một hay nhiều người cho tất cả người sử dụng bảo hiểm hàng hóa cùng gánh chịu.

Ý nghĩa của bảo hiểm trong vận chuyển hàng hóa

Bảo hiểm trong vận chuyển hàng hóa có hai ý nghĩa chính:

- Nhằm bù đắp về những khoản tổn thất của khách hàng khi xảy ra rủi ro với hàng hóa đang vận chuyển. Phía cung cấp bảo hiểm sẽ bồi thường để khắc phục hậu quả và duy trì hoạt động kinh doanh trước hiểm họa bất chợt mà con người không thể kiểm soát được.

- Người tham gia bảo hiểm cần thực hiện những quy định trong hợp đồng, bắt buộc khách hàng có biện pháp hợp lý và cần thiết để đề phòng và hạn chế tổn thất. Khi thực hiện đủ các phương pháp ngăn chặn nhưng vẫn xảy ra rủi ro, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành phân tích và đưa ra mức phí bồi thường đã thỏa thuận.

Mặt hàng nào cần được bảo hiểm khi vận chuyển nội địa?

Tất cả các mặt hàng từ khối lượng nhỏ đến trọng tải lớn, hàng thông thường [máy móc, thiết bị điện tử, hoa tươi, trang sức] cho tới hàng nguy hiểm [chất ăn mòn, gây nổ, khí độc hại] trong qua trình vận chuyển nội địa cần được bảo hiểm. Vì sử dụng bảo hiểm, các doanh nghiệp có thể tránh được những tổn thất nặng nề về tài chính khi hàng hóa bị hư hỏng do gặp phải rủi ro.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa có bắt buộc trong vận chuyển?

Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển hay hàng không, các doanh nghiệp đều mong muốn chúng được an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, con người chưa chế ngự được những hiểm họa ngẫu nhiên như phương tiện đi lại bị rơi, va chạm với những vật thể khác, hệ thống giao thông gặp sự cố, cháy nổ, động đất, sóng thần, sạt lỡ đất, bão lụt. Điều đó ảnh hưởng đến hàng hóa, bị rò rỉ hoặc đổ vỡ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, yên tâm khi vận chuyển, các đơn vị nên tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.

Trong trường hợp nào hàng hóa được bảo hiểm?

Những trường hơp rủi ro, biến cố được bồi thường bảo hiểm gồm:

- Cháy hoặc nổ. Cây cối gãy đổ, cầu cống, đường xá và hệ thống giao thông sập.

- Những nguy hiểm từ thiên nhiên như lũ lụt, gió lốc, sấm sét. động đất, sóng thần.

- Phương tiện chở hàng mất tích, bị đắm, chìm, lật đổ, mắc cạn, va vào nhau hoặc đâm phải các vật thể khác.

Ngoài những trường hợp nêu trên thì tất cả những rủi ro khác đều không được bồi thường.

- Những nguy hiểm do con người gây ra như chiến tranh, nội chiến, đình công, cướp và sử dụng bom, mìn, hoặc các dụng cụ chiến tranh khác.

- Nhiễm phóng xạ do sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân.

- Hành động cố ý phá hoại của người được bảo hiểm hoặc nhân công làm việc tại đó.

- Đóng gói sai phương pháp, bao bì không thích hợp, hàng bị hư hại trước khi xếp lên phương tiện hoặc chở quá tải và không đúng quy cách an toàn về hàng nguy hiểm.

- Phương tiện tham gia vận chuyển không đủ chất lượng, khả năng lưu hành kém.

Phí bảo hiểm hàng hóa được tính như thế nào?

Phí bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển nội địa được áp dụng theo công thức sau:

- Tổng bảo hiểm= [Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ mức phí] + 10% thuế VAT

Trong đó, mỗi hình thức vận chuyển có tỷ lệ phí khác nhau như đường sắt [0.04%], đường bộ [0.06%], đường sông, biển [0.08%], đa phương thức [10%].

Rủi ro trong quá trình vận chuyển là điều không ai mong muốn xảy ra, nhưng để hạn chế hậu quả ở mức tối đa, nhiều shop lựa chọn mua bảo hiểm hàng hóa trực tiếp từ đơn vị vận chuyển cho tất cả kiện hàng. Thực chất bảo hiểm hàng hóa là gì và có nên mua hay không? Tất cả thắc mắc đó sẽ được Giao Hàng Nhanh [GHN] giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Hiểu đơn giản, bảo hiểm hàng hóa là một hợp đồng cam kết bồi thường mỗi khi hàng hóa vận chuyển gặp phải tổn thất hoặc hư hỏng do những rủi ro bất khả kháng gây ra [như mưa bão, lũ lụt, cháy nổ…]. Trong đó, bên mua [tức bên sử dụng dịch vụ vận chuyển] phải chi trả thêm một ít phí ngoài tổng tiền dịch vụ giao nhận ban đầu, còn bên cung cấp [tức bên nhận vận chuyển] sẽ chấp nhận đền bù một khoản phí nhất định để bù đắp thiệt hại phát sinh theo quy định.

2. Có nên mua bảo hiểm gửi hàng không?

Không ai có thể dự đoán trước rủi ro xảy ra với hàng hóa khi chuyển vận từ người bán đến người mua. Do vậy, tất cả chủ shop [đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh vật phẩm có giá trị cao] nên sở hữu bảo hiểm hàng hóa phù hợp, giúp bù đắp tổn thất cho mọi hư hỏng không mong muốn trong lúc vận chuyển và hạn chế ảnh hưởng đến lợi nhuận của shop.

Hiện tại, GHN không chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu nhanh, siêu an toàn mà còn có cả dịch vụ Khai báo giá trị hàng hóa. Có thể xem đây là một hình thức bảo hiểm hàng hóa của GHN phát triển, BẮT BUỘC cho TOÀN BỘ kiện hàng mà GHN chấp nhận vận chuyển, nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho khách hàng [tức người bán] nếu không may xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

Cụ thể, đối với những đơn hàng có giá trị dưới 1.000.000 VNĐ, chủ shop chỉ cần khai báo thông tin sản phẩm theo quy định là có thể áp dụng chính sách bảo hiểm hàng hóa mà không thêm mất phí nào khác. Còn với các đơn hàng có giá trị trên 1.000.000 VNĐ, chủ shop bắt buộc thực hiện khai báo và thanh toán mức phí bằng 0.5% giá trị đơn hàng.

Dịch vụ Khai báo giá trị hàng hóa của GHN giúp người bán an tâm kinh doanh, chẳng ngại rủi ro phát sinh trong lúc vận chuyển.

3. Các mức GHN đền bù khi chủ shop khai báo giá trị hàng hóa

Nếu người bán tuân thủ quy định khai báo giá trị như GHN đề cập kể trên, ngay khi xuất hiện vấn đề phát sinh với kiện hàng, chủ shop chắc chắn nhận được khoản phí đền bù xứng đáng.

Dưới đây là tổng hợp những trường hợp thường gặp nhất mà GHN sẵn sàng thanh toán thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ:

3.1 Trường hợp bưu gửi bị mất, thất lạc

  • Nếu bên trong bưu gửi là thư từ, tài liệu, hóa đơn, giấy tờ… thì GHN bồi thường gấp 4 lần cước phí dịch vụ.
  • Nếu bên trong là hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 VNĐ [có đầy đủ hóa đơn hoặc phiếu có giá trị quy đổi minh chứng] thì GHN bồi thường tối đa 1.000.000 VNĐ.
  • Nếu bên trong là hàng hóa có giá trị trên 1.000.000 VNĐ [có đầy đủ hóa đơn hoặc phiếu có giá trị quy đổi minh chứng] thì GHN chấp nhận đền bù tối đa 5.000.000 VNĐ.

3.2 Trường hợp Bưu gửi bị hư hỏng

Khi bưu gửi bị hư hỏng với nguyên nhân xuất phát từ bên vận chuyển hoặc những tác nhân không thể dự đoán trước, GHN thực hiện bồi thường theo mức độ hư hỏng và tính theo công thức sau:

Khoản tiền bồi thường = Khoản tiền bồi thường xác định theo giá trị x Mức bồi thường

Trong đó:

  • Khoản tiền bồi thường xác định theo giá trị như sau:

  • Mức bồi thường theo mức độ hư hỏng như sau:

Ví dụ 1: Hàng hóa của quý khách trị giá 1.000.000 VNĐ, mức độ hư hỏng xác định 50%. GHN sẽ chấp nhận đền bù khoản phí: 1.000.000 x 50% = 500.000 VNĐ.

Ví dụ 2: Nếu hàng hóa của quý khách trị giá 10.000.000 VNĐ và chỉ bị rách tem niêm phong thì GHN sẽ chấp nhận đền bù khoản phí: 10.000.000 x 5% = 500.000 VNĐ.

Ví dụ 3: Hàng hóa của quý khách trị giá 10.000.000 VNĐ, mức độ hư hại trên 50% thì GHN chấp nhận đền bù 100%. Thế nhưng, khoản phí khi áp dụng công thức là 10.000.000 x 100% = 10.000.000 VNĐ nên khách hàng thực nhận 5.000.000 VNĐ theo quy định.

Tìm hiểu thêm: Khi hàng hóa vận chuyển bị hư hỏng chủ shop nên làm gì?

3.3 Trường hợp mất, thất lạc hoặc hư hỏng một hoặc một vài sản phẩm không đi liền theo bộ trong cùng một Bưu gửi

Trong trường hợp kiện hàng bị thất thoát chỉ một hay một số sản phẩm [không theo bộ] thì GHN vẫn chấp nhận đền bù theo công thức:

Khoản tiền bồi thường = [Khoản tiền bồi thường xác định theo giá trị : Tổng số sản phẩm trong đơn hàng] x Số lượng sản phẩm bị mất

Trong đó: Khoản tiền bồi thường xác định theo giá trị xác định như sau:

Ví dụ: Hàng hóa của quý khách có giá trị 2.000.000 VNĐ, bao gồm 5 sản phẩm và có 2 sản phẩm bị mất. GHN sẽ đền bù một khoản phí: [2.000.000 : 5] x 2 = 800.000 VNĐ.

Trong trường hợp kiện hàng bị hỏng hóc chỉ một hay một số sản phẩm [không theo bộ] thì GHN chi trả phí đền bù theo công thức:

Khoản tiền bồi thường = Khoản tiền bồi thường mất hàng theo quy định x Mức bồi thường

Trong đó:

  • Khoản tiền bồi thường theo quy định như sau:

Loại hàng hóa

Chi tiết bồi thường

Đã khai báo giá trị hàng hóa

- Chi trả bằng giá trị hàng hóa đã khai báo.

- Khoản tiền bồi thường không vượt quá 5.000.000 VNĐ.

Chưa khai báo giá trị hàng hóa

Đền bù tối đa 4 lần cước phí dịch vụ.

  • Mức bồi thường thay đổi tùy theo loại hư hỏng như sau:

Ví dụ: Hàng hóa có giá trị 2.000.000 VNĐ, đã khai báo hàng hóa nhưng bị hư hại khoảng 20% trong khi vận chuyển thì GHN thực hiện đền bù khoản phí là: 2.000.000 x 50% = 1.000.000 VNĐ.

Bài viết liên quan: Kinh nghiệm xử lý cho shop mới khi đơn hàng thất lạc

4. Những lưu ý khi shop khai báo giá trị bảo hiểm hàng hóa

Không chỉ nắm rõ phí bảo hiểm hàng hóa là gì, chủ shop hãy lưu lại các thông tin quan trọng khi khai báo giá trị hàng hóa trên giao diện bán hàng của GHN sau:

  • Đối với các đơn thu hộ COD, dịch vụ Khai báo giá trị hàng hóa sẽ tự động áp dụng trên hệ thống theo quy định.
  • Đối với các đơn không thu hộ, chủ shop phải khai báo giá trị hàng hóa thủ công.
  • Điền thông tin kiện hàng trung thực, chính xác theo chứng từ.
  • Trong trường hợp phát sinh thanh toán đền bù, GHN sẽ yêu cầu người bán đính kèm đầy đủ hóa đơn của hàng hóa để lựa chọn mức phí thích hợp.
    Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ giao nhận tin cậy, kèm chính sách bảo hiểm hàng hóa uy tín của GHN hãy nhanh tay đăng ký tài khoản TẠI ĐÂY!

Hy vọng những chia sẻ thú vị trong bài viết giúp chủ shop dự định bán hàng online hiểu rõ hơn bảo hiểm hàng hóa là gì và tự tin kinh doanh, giảm bớt gánh nặng chi phí hỏng hóc, thất thoát hàng hóa do rủi ro không mong muốn. Đừng quên theo dõi website chính thức của GHN để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác, giúp shop vận hành thuận lợi, thành công nhé!

Chủ Đề