5 bang sản xuất táo hàng đầu năm 2022

Các doanh nghiệp ký kết với Cục Kinh tế hợp tác trong việc phát triển vùng nguyên liệu. Ảnh: N.H

Ngày 29/3, tại TPHCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn và Đề án Khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022-2025.

Theo đại diện Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 8 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và gần 4 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2020, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu hình thành được các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực như tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây, trồng rừng gỗ lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá, việc phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa ác hộ nông dân và liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Nhiều vùng nguyên liệu tuy đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức và quản trị, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu lớn hàng hóa liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Do chưa hình thành được các vùng nguyên liệu gắn với liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với các doanh nghiệp nên triển khai các chính sách của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là các chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Những hạn chế này là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hiệu quả sản xuất chưa cao, trong khi rủi ro, lãng phí sản xuất còn cao; tổn thất sau thu hoạch còn đáng kể, thu nhập của người nông dân còn thấp.

Nhằm khắc phục hạn chế trong việc triển các vùng nguyên liệu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với UBND 14 tỉnh xây dựng “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2012-2025”.

Mục tiêu của đề án là hình thành 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô hàng hóa tập trung với tổng diện tích khoảng 166,8 nghìn ha, gồm: cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc; gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững vùng Duyên hải miền Trung; cà phê vùng Tây Nguyên; lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên; trái cây vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân địa phương.

Đến nay, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt 2 đề án, gồm Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn và Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2020-2025.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả 2 đề án, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị, các cơ quan tham mưu, 14 tỉnh tham gia đề án, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân cần nắm rõ nội dung và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện đề án; đánh giá, dự báo được những khó khăn, thách thức, bàn các giải pháp triển khai các nội dung đề án đạt hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế.

“Cần bàn bạc kỹ lưỡng về kế hoạch triển khai để phối hợp hiệu quả. Sau hội nghị này phải thống nhất được kế hoạch, giải pháp của từng bên và kế hoạch cả đề án” – Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần thống nhất đầu mối chỉ đạo và thực hiện, nhất là đối với UBND các tỉnh, như thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu, Chỉ đạo các Sở ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì triển khai thực hiện các nội dung liên quan thuộc phần nhiệm vụ của địa phương...

Phát biểu tại hội nghị, các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đề án đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ rất lớn và tin tưởng rằng việc triển khai đề án sẽ tạo ra cú hích cho việc nâng cao chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp CNC Trung An đánh giá: “Trước đây ngành nông nghiệp đã triển khai mô hình cánh đồng lớn với cùng mục tiêu là nâng cao chất lượng nông sản, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nhưng tại 2 đề án này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho thấy sự thay đổi rất lớn về tư duy. Theo đó, việc triển khai thành công 2 đề án sẽ giúp tạo thế chủ động trên toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ sản xuất tới tiêu dùng. Qua đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu”.

Chủ Đề