100g trứng ngỗng bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trọng lương của trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng lại kém xa.

Tuy nhiên, trong dân gian cho rằng trứng ngỗng rất tốt cho bà bầu, giúp sinh con khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế không có một công trình nghiên cứu hay tài liệu nào ghi chép về tác dụng này.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP…

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng gà gồm: 14,8 g protein; 11,6 g lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B12…

Như vậy, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Vì thế, phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng thì tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai. Thai phụ có thể bị béo phì và cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.

Phụ nữ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2.200 Kcal mỗi ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350 Kcal [tức là 2.550 Kcal mỗi ngày] tương đương với thêm một bát cơm đầy mỗi ngày.

Vì vậy, chị em cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần mỗi tuần. Phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng vì giá thành đắt, khó ăn, khó tiêu. Bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.

Những lưu ý khi ăn trứng 

Không ăn quá nhiều trứng mỗi ngày

Trong trứng có rất giàu protein và chất béo, vì vậy việc ăn quá nhiều trứng trong ngày sẽ dẫn tới tình trạng thừa chất, làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Việc ăn trứng cũng bổ sung thêm lượng calo nhưng với một cơ thể không thể vận động nhiều để đốt calo lại dẫn đến tình trạng ngược lại, đó là thừa cân, béo phì.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng rằng, với người ít lao động chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng/ ngày. Người thường xuyên phải lao động nặng có thể ăn 2 – 3 quả trứng/ ngày. Phụ nữ mang thai, người ốm yếu cần phục hồi thể trạng được phép ăn từ 3 – 4 quả trứng/ ngày nhưng lưu ý không nên lạm dụng quá đà.

Đừng hêm bột ngọt, xì dầu vào trứng

Đây là một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bà nội trợ vẫn mắc phải khi chế biến. Thậm chí, để làm tăng sự thơm ngon cho món trứng, nhiều bà nội trợ còn cho thêm xì dầu hay bột ngọt. 2 gia vị này nếu được nấu chung với trứng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có trong trứng.

Bên cạnh đó, trong xì dầu còn có chứa chất trypsin và nếu khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm giảm nhiều giá trị dinh dưỡng của trứng. Điều này lại không tốt cho cơ thể con người bởi sự hấp thụ ít các dưỡng chất mà trứng mang lại. Vậy nên một chút muối trắng rắc lên trứng sẽ đảm bảo tăng thêm hương vị món ăn lại giữ được chất dinh dưỡng cần có của trứng.

Tránh ăn trứng kèm sữa đậu nành

Nhiều người hay có thói quen kết hợp ăn trứng gà và uống sữa đậu nành vào mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trứng và đậu nành không nên kết hợp với nhau. Lý do là bởi trong sữa đậu nành có chứa trypsin, khi kết hợp với protein trong trứng gà sẽ khiến cơ thể con người chỉ hấp thụ phần xơ, làm giảm đi nhiều chất dinh dưỡng khác.

Trong bữa ăn của các gia đình Việt, trứng là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Vừa bổ dưỡng,thơm ngon lại vô cùng tiện lợi nên trứng chiếm được tình cảm với nhiều gia đình.  Nhưng nhiều người lại không biết  1 quả trứng gà có bao nhiêu calo? Lượng calo giữa các loại trứng có khác nhau? Cách ăn trứng như thế nào để hấp thu tốt nhất? Những băn khoăn đó sẽ được bài viết dưới đây làm rõ cho bạn.

Trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể dễ dàng chế biến thành vô số các món ăn ngon.

Mục lục nội dung

1. 1 quả trứng có bao nhiêu calo?

Chắc chắn chúng ta đều đồng ý với nhau rằng các lượng calo ở mỗi loại trứng là khác nhau. Vậy nên để trả lời câu hỏi hỏi 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên các loại trứng khác nhau nhé.

1.1 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo?

+ 1 quả trứng gà luộc cung cấp khoảng 78 calo cho cơ thể

+ Trứng gà chiên sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 90 calo.

1 quả trứng luộc sẽ mang đến khoảng 78 calo, 6g chất béo, 0,6 carbs và 0 g chất xơ

1.2 1 quả trứng vịt có bao nhiêu calo?

Trứng vịt thường to hơn và cũng nhiều giá trị dinh dưỡng hơn trứng gà. Vậy 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo thì đối với trứng vịt sẽ có bao nhiêu đây. Thông thường trong 1 quả trứng vịt có 130 calo, tức là gần gấp đôi so với trứng gà. Còn trong trứng vịt lộn, con số này lên tới 185 calo đấy.

1.3 1 quả trứng ngỗng có bao nhiêu calo?

Khi tìm hiểu 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo, bạn không thể áp dụng với trứng ngỗng được. Vì trứng ngỗng rất to nên  sẽ sử dụng đơn vị 100 g để tính năng lượng từ trứng ngỗng đem lại.

+Trong trứng Ngỗng sống 100g Carb[g] 1, Fat[g] 13, FAT bão hòa[g] 4, Protein[g] 14, calo 185

Lượng calo trong mỗi quả trứng có kích thước khác nhau thì sẽ khác nhau

Tham khảo thêm:

1 quả chuối có bao nhiêu calo? Ăn chuối có những ích lợi gì?

2. Thành phần dinh dưỡng trong trứng

Ngoài cung cấp năng lượng[ calo] cho cơ thể, trứng còn là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng. Thật là thiếu sót khi tìm hiểu 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo mà lại không hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng có trong trứng.

Sự khác biệt giữa lòng trắng và lòng đỏ

Lượng calo giữa lòng đỏ và lòng trắng trứng có sự khác biệt đáng kể. Lòng đỏ trứng chữa phần lớn với 55 calo trong một quả trứng. Phần lòng trắng tuy nhiều nhưng lại chỉ có 17 calo mà thôi. Ngoài khác nhau về lượng calo, lòng đỏ và lòng trắng cũng chứa lượng dinh dưỡng rất khác nhau.

2.1 Lượng Protein trong trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu protein, đây là nguồn đạm động vật được sử dụng nhiều nhất. 1 quả trứng sẽ giúp cung cấp 6,28g protein, trong đó 3,6 g là từ lòng trắng. Mức protein khuyến cáo cho mỗi người là 0 8g/kg, trung bình 1 ngày 1 người 50kg cần 40g protein. Mà trong đó 1 quả trứng đã giúp cung cấp tận 6 g protein, thật tuyệt vời phải không nào?

Hàm lượng dinh dưỡng trong lòng đỏ và lòng trắng có sự khác biệt rất đáng kể, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

2.2 Chất béo

Nếu chất đạm phần nhiều tập trung ở lòng trắng thì chất béo lại có nhiều ở lòng đỏ. Một quả trứng có khoảng 5g chất béo, trong đó 1,6g là chất béo bão hòa. Axit béo omega-3 có trong trứng rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.

2.3 Cholesterol

Khi tìm hiểu 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo, mọi người thường tìm thấy những thông tin trứng chứa rất nhiều cholesterol. Tuy nhiên, cholesterol không hề xấu nếu được cung cấp ở mức vừa phải. Rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể cần đến sự có mặt của cholesterol như bài tiết dịch mật, sản xuất các nội tiết tố,…

Vậy nên để đảm bảo sức khỏe bạn chỉ nên ăn một số lượng cholesterol vừa đủ mà thôi.

2.4 Vitamin

Trứng là một nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời, đặc biệt là vitamin B-2 [riboflavin] và B12 [cobalamin]. Vitamin là thành phần rất dễ bị bỏ qua khi mọi người tìm hiểu 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo. Vitamin B-12 trong trứng có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏe mạnh và và là nguyên liệu giúp hồng cầu trưởng thành. Trứng cũng chứa một lượng các loại vitamin A, D và E, folate, biotin và choline khá tốt. Trong đó, lòng đỏ chứa hầu hết các loại vitamin có trong một quả trứng, ngoại trừ riboflavin.

Trứng còn là nguồn cung cấp vitamin, kali, hay cholesterol cho cơ thể

3. Làm sao để ăn trứng an toàn?

Trứng là một loại thực phẩm vô cùng thông dụng và được nhiều người yêu mến. Nhưng theo thống kê chứng nhận là 1 trong 8 loại thực phẩm thường xuyên gây dị ứng. Một số triệu chứng có thể gặp sau khi ăn trứng là:

  • Nổi mề đay trên mặt hoặc quanh miệng
  • Nghẹt mũi
  • Ho hoặc tức ngực
  • Tức ngực sau khi ăn
  • Buồn nôn, chuột rút và đôi khi nôn
  • Sốc phản vệ
  • Nếu gia đình có người khi có tiền sử dị ứng trứng, hãy thận trọng trong việc sử dụng loại thực phẩm này.

Có nên ăn trứng sống không?

Rất nhiều người có thói quen ăn trứng sống, tuy nhiên điều này được xem là không an toàn. Bạn rất dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella khi sử dụng trứng sống. Cách tốt nhất là nấu chín trứng ít nhất ở 70 độ C trước khi ăn nhé.

Theo y học cổ truyền lòng đỏ trứng gà  rất có lợi cho những người mới ốm dậy mệt mỏi lâu ngày,… bạn có thể để sử dụng trứng để nấu cháo tầm bổ cho cả gia đình. Rất đơn giản sau khi nấu chín cháo, bạn đập trực tiếp trứng vào nồi, khuấy đều và tắt bếp. Một bát cháo trứng thơm ngon bổ dưỡng sẽ là cách tuyệt vời để bạn chăm sóc cho cả gia đình.

Lưu ý thời gian chế biến để có được chất lượng trứng như ý nhé.

Hy vọng bài viết ở trên đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo và những giá trị dinh dưỡng của trứng mang lại. Hãy đón đọc thêm các bài viết của Tận Tâm để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Chủ Đề