1 tháng trung bình hết bao nhiêu tiền điện?

Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện do chủ nhà tự đặt ra với mức cao hơn bình thường khiến cho những người đi thuê nhà ở [nhà trọ] phải chịu thiệt thòi - tổn thất về tiền bạc.

Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin “Cách tính tiền điện phòng trọ, giá điện nhà trọ mới 2020” để có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình!

MỤC LỤC

1 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NGƯỜI THUÊ NHÀ Ở

Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương với nội dung về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định liên quan đến việc thực hiện giá bán điện cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở”.

Chính thức từ ngày 26/10/2018 sẽ áp dụng cách tính giá điện mới cho người thuê nhà.

Bạn cần nắm rõ 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà: cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.

Trường hợp 2: Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp 3: Người thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ sẽ ưu tiên áp dụng giá bán lẻ điện theo giá điện của bậc thang thứ 3 [2.014 đồng/kWh chưa VAT] cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm tại công tơ.

2 - GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC MỚI QUY ĐỊNH

Theo quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện được bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.

Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới:

  • Bậc 1 [0 - 50kWh] là 1.678 đồng/kWh
  • Bậc 2 [51 - 100kWh] là 1.734 đồng/kWh
  • Bậc 3 [101 - 200kWh] là 2.014 đồng/kWh
  • Bậc 4 [201 - 300kWh] là 2.536 đồng/kWh
  • Bậc 5 [301- 400kWh] là 2.834 đồng/kWh
  • Bậc 6 [401kWh trở lên] là 2.927 đồng/kWh.

Với quyết định số 648 ký ngày 20/3, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.864,44 đồng/kWh [chưa bao gồm thuế VAT].

→ Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng lên 8,36% so với giá cũ [trước đây giá bán lẻ bình quân áp dụng là 1.720 đồng/kWh].

Thông tư 25 đã hướng dẫn “với quy định giá bán điện hiện nay thì mỗi 1 kWh người thuê nhà chỉ phải trả 2.215 đồng [2.014 đồng/kWh +10%VAT - tính theo giá điện BẬC 3]. Với cách tính này, người thuê nhà và chủ nhà sẽ dễ dàng tính toán tiền điện một cách minh bạch, rõ ràng".

 | Bạn có thể xem chi tiết về quyết định điều chỉ giá điện của Bộ Công Thương quy_dinh_gia_dien_20032019

3 - CÁCH TÍNH TIỀN ĐIỆN PHÒNG TRỌ, NHÀ TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI

VÍ DỤ: 1 nhà dân sinh sống tại Hà Nội, trong 1 tháng dùng hết 300kWh [số điện]. Tổng tiền điện phải chi trả bao nhiêu?

TP - Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cao nhất là 2.192 đồng/kWh áp dụng cho số điện 401 trở lên nhưng hầu hết các khu vực cho thuê nhà trọ ở Hà Nội giá điện đều ở mức 3 đến 5 nghìn đồng/kWh.

> Vì sao sinh viên 'nườm nượp' trả phòng trọ?

Theo khảo sát, tại khu vực tập trung nhiều trường ĐH lớn như Xuân Thủy, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Bộc, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Giải Phóng… giá điện thường ở mức 3-5 nghìn đồng/kWh, tại các khu ký túc xá của trường ĐH, làng sinh viên giá điện 2 nghìn đồng/kWh.

Phạm Quang Đạo [Sv ĐH Thủy lợi] ở trọ tại Ngã Tư Sở cho biết: “Giá điện tại khu trọ của mình là 4 nghìn/kWh, mặc dù biết giá điện cao vậy nhưng rất khó để tiết kiệm điện, bóng điện trong phòng đều do chủ trọ đã thiết kế là bóng không tiết kiệm điện, lại phải dùng thêm tủ lạnh để bảo quản đồ ăn, trung bình mỗi tháng phòng mình dùng hết 150 số”.

Như vậy, số tiền Đạo và 2 bạn cùng trọ hàng tháng phải trả là 600 nghìn. Mặc dù biết giá điện phải trả với mức cao nhưng Đạo vẫn cảm thấy may mắn hơn các bạn khác phải chịu giá điện 4.500 - 5000 kWh ở gần đó: “Thắc mắc với chủ trọ họ cũng không giảm cho, dù sao vẫn còn hơn các khu trọ khác giá điện có khi lên đến 5 nghìn”.

Cũng chịu mức điện 4 nghìn/kWh, Đào Thu Hà [SV Học viện Báo chí tuyên truyền] ở trọ tại Cầu Giấy cho biết: “Hàng tháng mình và một bạn trọ cùng dùng khoảng 100 số, mùa đông số điện sẽ tăng nhiều hơn vì còn phải sử dụng nước nóng”.

Giá điện cao, dù biết phải sử dụng tiết kiệm điện, biết những phương pháp tiết kiệm điện nhưng không phải ai cũng có điều kiện để áp dụng.

Hoàng Hải [Sv ĐH Công nghiệp] ở trọ tại khu Dịch Vọng Hậu cho biết: “Vì sử dụng bóng tuýp rất tốn điện nên mình đã thay bằng bóng tiết kiệm điện nhưng chủ nhà không đồng ý, yêu cầu mình phải sử dụng bóng điện tuýp hoặc bóng tròn.

Trong khi bóng đèn tiết kiệm điện công suất là 11W, bóng đèn tròn công suất là 60W, mình đã tiết kiệm được 5 lần nhưng như vậy tiền vào túi chủ trọ lại ít đi”.

Hải cho biết thêm: “Mặc dù đài báo nói nhiều về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện, một vài khu trọ mới xây đã sử dụng bóng tiết kiệm điện nhưng nhiều nhà ở quanh đây còn đưa vào quy định thuê phòng là cấm sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện”.

Là sinh viên năm nhất Hoài Thu [ĐH Khoa học xã hội nhân văn] ở trọ trên đường Nguyễn Trãi cho biết: “Khi phải thanh toán tiền điện nước tháng đầu tiên mình thật sự rất choáng, số tiền quá lớn so với tưởng tượng, chỉ có bóng đèn, máy tính mà tiền điện phải trả nhiều gấp mấy lần ở quê vẫn dùng.

Mình thắc mắc với bác chủ trọ, bác chủ trọ trả lời ráo hoảnh: “nếu cảm thấy không ở được cháu có thể chuyển đi chỗ khác”, đến lúc hỏi các bạn ở quanh đấy thì giá cao như nhau cả”.

Phạt chủ cho thuê trọ thu giá cao

Kết quả kiểm tra của Sở Công Thương Bình Dương về việc kiểm tra giá điện các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ cho thấy, việc niêm yết giá tại các nhà trọ chưa được thực hiện tốt, một vài hộ niêm yết giá chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra.

Giá điện nhà trọ thu còn cao, hầu hết đều thu từ cao hơn quy định. Các hộ kinh doanh thu giá điện cao do chưa làm thủ tục đăng ký định mức điện.

Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho biết việc chủ nhà trọ thu tiền điện với giá cao là sai quy định.

Khi phát hiện các trường hợp này, người thuê trọ có thể thông báo cho Điện lực khu vực hoặc Trung tâm chăm sóc khách hàng của Điện lực 19001122 để Sở Công thương chủ trì cùng Điện lực để lập biên bản và xử lý vi phạm.

Các chủ nhà trọ có hành vi vi phạm, buộc người thuê trọ tiền trả tiền giá cao hơn quy định sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Cụ thể, hành vi tự ý bán điện cho tổ chức, cá nhân [tùy theo mục đích sử dụng điện: Sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ] có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ số tiền đã thu được từ hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt là chủ tịch UBND các cấp, hoặc thanh tra chuyên ngành Sở Công thương.

Theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BCT của Bộ Công thương có hiệu lực ngày 1-7-2012 quy định về giá bán điện cũng có điều khoản hướng dẫn việc áp dụng giá điện theo bậc thang cho người lao động, công nhân, sinh viên thuê trọ, cứ 4 người thuê nhà được tính là một hộ sử dụng điện.

Cụ thể, 1 người thuê trọ được tính 1/4 định mức điện [25 kWh/tháng], 2 người được tính 1/2 định mức [50 kWh/tháng], 3 người tính 3/4 định mức [75 kWh/tháng] và 4 người được tính một định mức [100 kWh/tháng].

Trung bình 1 tháng dùng hết bao nhiêu số điện?

Trung bình một tháng sẽ hết 45 số điện. Theo bảng báo giá giá điện năm 2021 thì khoảng 2.500 đồng một số. Vậy nên có thể tính được số tiền điện một tháng gia đình bạn phải trả là 2500 x 45 = 112500 VND.

Tiền điện 1 tháng là bao nhiêu?

2.1. Đơn giá điện sinh hoạt:.

1 ký điện dùng trong bao lâu?

Nó chỉ đơn giản là một đơn vị đo tương đương với năng lượng bạn sẽ sử dụng nếu bạn sử dụng một thiết bị 1.000 watt hoạt động trong một giờ. Vì vậy, nếu bạn bật một bóng đèn 100 watt, sẽ mất 10 giờ để nạp được 1 kWh năng lượng. Hoặc một thiết bị 2.000 watt sẽ sử dụng 1 kWh chỉ trong nửa giờ.

Dùng điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu tiền điện?

Dùng điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu số điện Đây số điện mới tính công suất làm lạnh của điều hòa. Ngoài ra, còn công suất quạt gió của điều hòa khoảng 0,2 – 0.25KW. Do đó, 1 giờ điều hòa tiêu thụ xấp xỉ 3Kw, tương đương với 3 số điện.

Chủ Đề