Ý nghĩa của việc dạy học môn đạo đức theo cách tiếp cận học qua trải nghiệm

Lồng ghép thông qua hoạt động trải nghiệm

Trong những năm qua, các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ đã hết sức chủ động, tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục  trong trường học và tại địa phương.

Nội dung và hình thức giáo dục học sinh vì thế rất phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhiều mô hình hay về việc lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm đã được triển khai. Tiêu biểu là các mô hình như giáo dục đạo đức học sinh tiểu học thông qua mô hình “Sinh hoạt các câu lạc bộ trong trường học”, “trải nghiệm làm đầu bếp nhí”, “Xây dựng và chăm sóc vườn rau”…

Bà Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền [quận Ninh Kiều] chia sẻ: Với chương trình giáo dục hiện hành, học sinh sẽ có 2 tiết học đạo đức tại trường với 1 tiết lý thuyết và 1 tiết thức hành. Qua đó các em cũng chỉ thực hành minh hoạ lại điều việc  học được ở phần lý thuyết.

Nhưng kể từ khi áp dụng chương trình GDPT 2018, học sinh được học giáo dục đạo đức tại tất cả các môn học. Điển hình ở môn Tiếng Việt, học sinh được giáo dục qua chủ đề, chủ điểm về gia đình, về bạn bè… Các em được giáo viên vừa hướng dẫn phân môn Tiếng Việt vừa  được giáo dục phải biết yêu thương gia đình và giúp đỡ mọi người xung quanh.

Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường,  học sinh hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nhà trường còn lồng ghép giáo dục đạo lức, lối sống để các em phát triển các kỹ năng xã hội qua tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời hướng tới mục tiêu là phát triển một số năng lực đặc thù.

Chẳng hạn với  hoạt động “trải nghiệm làm đầu bếp nhí”, học sinh không chỉ nắm các kiến thức cơ bản về các thực phẩm, món ăn hàng ngày trong gia đình, về các đồ dùng dụng cụ trong bếp và cách sử dụng chúng mà còn  hiểu được giá trị lịch sử và văn hoá của từng món ăn, từ đó giúp các em trân trọng, lưu giữ nó. Ngoài ra, học sinh còn được thể hiện kỹ năng giao tiếp, học hỏi và chia sẻ với nhau trong quá trình trải nghiệm.

Học sinh tiểu học trong giờ học trải nghiệm tại vườn rau.

Gặt hái  hiệu quả từ mô hình lồng ghép

Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Lê Thị Hường - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thuỷ cho biết: Từ năm học 2017-2018, khi áp dụng trường học điển hình đổi mới, Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các trường lồng ghép, tích hợp và tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các môn học trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trước đây, các hoạt động lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường làm rất đơn lẻ, trường nào làm trường đó và phụ thuộc nhiều vào vai trò của cán bộ tổng phụ trách tại đơn vị. Nhưng kể khi áp dụng mô hình trường học điển hình đổi mới và chính thức thực hiện chương trình GDPT mới 2018, các hoạt động đi vào nề nếp hơn, các hình thức tổ chức phong phú hơn và đa dạng hơn.

Trong giai đoạn tới, phòng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện nhiều hoạt động phong phú hơn, để học sinh có thể tiếp cận một cách hết sức nhẹ nhàng mà không phải áp dụng máy móc như học thuộc lòng. 

Qua một năm thực hiện, cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền [quận Ninh Kiều] nhận thấy khi tổ chức giáo dục lồng ghép hoạt động trải nghiệm, học sinh được học thực hành nhiều hơn so với học lý thuyết, do đó các em bước vào thực tế nhiều hơn và thích thú với việc học hơn. Đồng thời học sinh được phát triển nhiều ở các lĩnh vực,  phát triển về năng lực và phẩm chất cần có.  Các em còn biết tìm tòi các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển khả năng của bản thân trong việc học.

Theo ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng [Sở GD&ĐT TP Cần Thơ], đến nay, học sinh Cần Thơ có ý thức học tập tốt, có động cơ học tập đúng đắn, có lý tưởng cao đẹp, tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phương. Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, cố gắng trong rèn luyện đạo đức và lối sống, không có trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, lối sống nghiêm trọng. Không có tình trạng bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra, hạnh kiểm khá tốt của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao, đạt gần 90%.

Vừa qua, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC======CẤN THỊ HUYỀN TRANGVẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔNĐẠO ĐỨC LỚP 4KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Đạo đức và phương pháp dạy học Đạo đứcNgười hướng dẫn khoa họcPGS.TS. NGUYỄN DỤC QUANGHà Nội, 2018LỜI CẢM ƠNEm xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm HàNội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổbộ môn Đạo đức và phương pháp dạy học Đạo đức đã giúp đỡ em trong quátrình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu khóa luận tốt nghiệpnày.Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn DụcQuang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinhtrường Tiểu học Đồng Xuân – Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tìnhgiúp đỡ em. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạnđồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày… tháng ….năm 2018Sinh viênCấn Thị Huyền TrangLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đề tài “Vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạyhọc môn Đạo đức lớp 4” là kết quả mà tôi đã nghiên cứu qua đợt kiến tậphằng năm và thực tập cuối năm. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tàiliệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở đểtôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tìa của mình. Những kết quả thuđược hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nghiên cứu nào.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018Sinh viênCấn Thị Huyền TrangDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTKí hiệu viết tắtTừ viết tắtNLGQVDNăng lực giải quyết vấn đềGVGiáo viênHSHọc sinhPPhườngTXThị xãTTỉnhSGKSách giáo khoaMỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... ........... 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4.................................... 61.1.Một số vấn đề về dạy học dựa vào trải nghiệm. ......................................... 61.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 61.1.2. Bản chất, đặc trưng dạy học dựa vào trải nghiệm................................. 121.1.2.1. Bản chất.............................................................................................. 121.1.2.2. Đặc trưng của giáo dục dựa vào trải nghiệm ..................................... 131.1.2.3. So sánh với các phương pháp khác .................................................... 171.2.Đặc điểm dạy học môn Đạo đức lớp 4...................................................... 181.2.1. Mục tiêu dạy học môn Đạo đức ............................................................ 181.2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................... 181.2.1.2. Mục tiêu môn Đạo đức ở Tiểu học .................................................... 181.2.2. Chương trình môn Đạo đức lớp 4 ......................................................... 191.2.3. Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4 ............................................................... 201.3. Đặc điểm của học sinh Tiểu học .............................................................. 261.4. Một số quy trình dạy học bằng phương pháp trải nghiệm....................... 281.4.1. Quy trình tổ chức giáo dục trải nghiệm ................................................ 281.4.2. Quy trình của giáo dục trải nghiệm áp dụng vào phương pháp dạy họcđạo đức lớp 4. .................................................................................................. 30Kết luận chương 1 ............................................................................................... ....... 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 .................................. 332.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng ............................................................. 332.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 332.2.1. Kết quả khảo sát đối với giáo viên........................................................ 332.2.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong vấn đềgiáo dục đạo đức cho học sinh khối 4 ............................................................. 332.2.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục trải nghiệm............ 342.2.1.3. Việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học trong môn Đạo đức......................................................................................................................... 352.2.2. Kết quả khảo sát đối với học sinh ......................................................... 382.2.3. Thực trạng vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Đạođức lớp 4.......................................................................................................... 392.2.4. Thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng phương thức trải nghiệmtrong dạy học môn Đạo đức lớp 4................................................................... 40CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNHVẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP4................................... 423.1. Nguyên tắc của việc vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy họcmôn Đạo đức lớp 4.......................................................................................... 423.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc trưng của phương thức trảinghiệm............................................................................................................. 423.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc trưng của môn Đạo đức lớp 4 .. 433.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với học sinh Tiểu học............................ 433.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của người học.................. 433.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục ........................... 443.2. Quy trình vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Đạo đứclớp 4................................................................................................................. 453.3. Một số bài trong môn Đạo đức lớp 4 dạy học bằng phương pháp trảinghiệm sẽ đạt hiệu quả cao ............................................................................. 473.4. Một số kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cụ thể trong dạy họcmôn Đạo đức lớp 4.......................................................................................... 47Kết luận chương 3 ............................................................................................... ....... 58CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 604.1.Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 604.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 604.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 604.3.1. Lựa chọn các bài thực nghiệm .............................................................. 604.3.2. Công tác chuẩn bị.................................................................................. 604.3.3. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 614.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học............ 614.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 61Kết luận chương 4 ............................................................................................... ....... 63KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 64TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66PHỤ LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã dạy: “Có tài mà khôngcó đức là người vô dụng- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Đúng như vậy, với nền kinh tế tri thức, sự phát triển nhảy vọt của công nghệthông tin, xu hướng toàn cầu hóa, đất nước ta cũng bước vào quá trình côngnghiệp hóa-hiện đại hóa, đổi mới mọi mặt, vì vậy đòi hỏi phải đào tạo conngười có tri thức, có năng lực để bắt kịp với những thay đổi đó. Bên cạnh đó,đạo đức cũng phải được giáo dục song song với tri thức, có như vậy mới đàotạo ra những con người có nhân cách toàn diện, không những có năng lực màcòn có đạo đức, phẩm chất tốt. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện naykhi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng sứcmạnh tinh thần và đạo đức của con người cung được đề cao và phát huy trongmọi ngành, lĩnh vực của xã hội.Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì “Tiểu học là cấp học nềntảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách conngười, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thốnggiáo dục quốc dân”[theo quyết định số 2957/GD-ĐT của trưởng Bộ GD-ĐT].Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, Tiểu học là cấp họcbắt buộc, mọi công dân làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều trảiqua trường Tiểu học. Như chúng ta đã biết trong năm vừa qua môn Giáo dụccông dân được đưa vào là một môn thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốcgia, vấn đề giáo dục về đạo đức phẩm chất con người ngày càng được chútrọng hơn. Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng những dấu ấn củatrường Tiểu học có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời học sinh. Chính vìvậy, việc giáo dục phải được coi trọng và cần tiến hành ngay từ bậc Tiểu họcvà môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc. Đây là môn học cơ1bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh cáchsống có lý tưởng. Từ những tri thức đó các em biết cách vận dụng hành vi,chuẩn mực đạo đức đó vào trong thực tiễn cuộc sống.Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có những bước thay đổitrong dạy và học theo hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: ngườihọc là trung tâm, giáo viên đóng vai trò là ngưởi hướng dẫn học sinh tiếp thutri thức. Học sinh không còn thụ động lĩnh hội tri thức từ giáo viên mà các emđược làm, được thực hành để tự mình phát hiện ra tri thức. Trong đó dạy họcdựa vào trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, gắn với vận động với thaotác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành,học dựa vào trải nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn nhưnhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàmcả làm và thực hành. Thay vì chỉ được tiếp thu tri thức, học sinh được trảinghiệm thực tế sẽ khắc sâu kiến thức hơn đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹxảo, tạo hứng thú học tập hơn cho học sinh.Cùng với việc đổi mới phương pháp học các môn học thì môn Đạo đứccũng được các nhà trường và giáo viên chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫncòn nhiều ý kiến xem Đạo đức là môn học phụ cho nên nhiều giáo viên vẫnchưa chú ý tìm tòi sáng tạo và đổi mới khi soạn giáo án cũng như trong quátrình giảng dạy trên lớp. Trong khi đó, Đạo đức là môn học quan trọng đặcbiệt là trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Và để nâng cao hiệuquả dạy học môn Đạo đức thì cần phải đổi mới phương pháp, hình thức dạyhọc sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học, khả năng của học sinh, tạo điềukiện tốt nhất để học sinh tiếp thu tri thức. Theo dự thảo chương trình giáo dụcphổ thông mới, hoạt động trải nghiệm được đưa vào dạy ở Tiểu học, ở tất cảcác khối lớp.[2]. Đặc biệt trong môn Đạo đức phương thức trải nghiệm đượcvận dụng sẽ giúp nâng cao hiệu quả dạy học hơn. Các tình huống, câu chuyệntrong các bài học Đạo đức đều gắn liền với thực tiễn, nếu như được trực tiếplàm, trực tiếp thực hành, được trải nghiệm thì các em sẽ có niềm tin hơn, cóhứng thú hơn vào bài học, và đặc biệt là học nắm chắc kiến thức để vận dụngvào mọi tình huống trong thực tiễn.Kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu và xuất phát từnhu cầu thực tiễn dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở Tiểu học, nên tôi mạnh dạnchọn đề tài: “Vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Đạođức lớp 4” để tôi tìm hiểu và nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện phương thức trảinghiệm trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, đề xuất quy trình vận dụngphương thức trải nghiệm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứuKhách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 4.Đối tượng nghiên cứu: Quy trình vận dụng phương thức trải nghiệmtrong dạy học môn Đạo đức lớp 4.4. Giả thuyết khoa họcNếu vận dụng phương thức trải nghiệm vừa tuân thủ quy luật chung củaviệc hình thành, rèn luyện kĩ năng cho học sinh đồng thời khai thác thế mạnhcủa môn Đạo đức thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Đạo đứclớp 4.5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng phương thức trảinghiệm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở Tiểu học.5.2. Khảo sát thực trạng vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạyhọc môn Đạo đức lớp 4 ở Tiểu học.5.3. Đề xuất quy trình vận dụng phương thức trải nghiệm trongdạy học môn Đạo đức lớp 4.5.4. Thử nghiệm khoa học.6. Phạm vi nghiên cứuGiới hạn nội dung: Đề tài tập trung xây dựng quy trình vận dụngphương thức trải nghiệm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4.Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Địa bàn khảo sát thực trạng: Đề tài tiếnhành khảo sát thực trạng đối với 15 giáo viên, 547 học sinh 3 trườngTiểu học:1. Trường Tiểu học Hùng Vương [p.Hùng Vương – tx.Phúc Yên- t.VĩnhPhúc].2. Trường Tiểu học Đồng Xuân [p.Đồng Xuân – tx.Phúc Yên – t.VĩnhPhúc].3. Trường Tiểu học Xuân Hòa [p.Xuân Hòa – tx.Phúc Yên – t.VĩnhPhúc].Địa bàn thực nghiệm khoa học: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tạiTrường Tiểu học Đồng Xuân [p.Đồng Xuân – tx.Phúc Yên – t.Vĩnh Phúc].7. Phương pháp nghiên cứuNhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:Phương pháp nghiên cứu tài liệuPhương pháp phân tíchPhương pháp so sánhPhương pháp tổng hợp khái quátNhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát hành vi ứng xử, giao tiếp củahọc sinh khối 4 của 3 trường Tiểu học: Đồng Xuân, Hùng Vương, Xuân Hòa.Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra qua phiếu về thực trạng dạyhọc môn Đạo đức và việc vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy họcĐạo đức lớp 4 đối với giáo viên khối 4 của 3 trường Tiểu học: Đồng Xuân,Hùng Vương, Xuân Hòa.Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn hiểu biết về giáo dục trảinghiệm đối với giáo viên và học sinh khối 4 của 3 trường Tiểu học: ĐồngXuân, Hùng Vương, Xuân Hòa.Phương pháp xử lý số liệu8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứuNgoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượccấu trúc thành 4 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của vận dụng phương thức trải nghiệm trongdạy học môn Đạo đức lớp 4.Chương 2: Thực trạng vận dụng phương thức trải nghiệm trong dạy họcmôn Đạo đức lớp 4.Chương 3: Đề xuất quy trình vận dụng phương thức trải nghiệm trongdạy học môn Đạo đức lớp 4.Chương 4: Thực nghiệm khoa học.CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 41.1. Một số vấn đề về dạy học dựa vào trải nghiệm.1.1.1. Khái niệmLý thuyết về “Vùng phát triển gần” của Lev Vygotsky [1896 - 1934] rađời muốn nói về kinh nghiệm của cá nhân nằm giữa trình độ phát triển tiềmtàng [ở dạng tiềm năng] được đặc trưng bằng năng lực giải quyết vấn đề[NLGQVĐ] có sự hỗ trợ từ bên ngoài và trình độ phát triển hiện tại có đặctrưng là NLGQVĐ độc lập. Nội dung của vùng cận phát triển chính là nhữnggiá trị và kinh nghiệm thường trực ở cá nhân. Mỗi cá nhân do trải nghiệm,học tập và tố chất di truyền đều có kinh nghiệm nền tảng khác nhau, nó quyđịnh ở mức tương đối cho tiềm năng của cá nhân. Khi tương tác với môitrường [khi giao tiếp, học tập, làm việc, …], tiềm năng đó vốn từ kinh nghiệmnền tảng được huy động ra, thể hiện rõ và được định hướng vào nhiệm vụ mộtcách tập trung, coi như là kinh nghiệm thường trực lúc đó. Nhờ sự tương tác,kinh nghiệm thường trực ở cá nhân được chia sẻ, được thử thách, được cảithiện, làm cho cá nhân đạt được trình độ phát triển mới cao hơn, được đặctrưng bằng NLGQVĐ đề độc lập. Trình độ này lại trở thành kinh nghiệm nềntảng trong hiện tại, điều chỉnh và làm giàu kinh nghiệm nền tảng trước kia,làm cơ sở xuất phát cao hơn cho chu kì phát triển tiếp sau.John Dewey [1859 – 1952], nhà triết học Hoa Kỳ trong thế kỷ XX đượcđánh giá là “nhà lý luận giáo dục có ảnh hưởng nhất của thế kỷ hai mươi”.Trong “Kinh nghiệm và Giáo dục”, Dewey phân biệt giữa nền giáo dục truyềnthống và nền giáo dục tiến bộ, đề cập đến những nhược điểm cơ bản của cảhai nền giáo dục[7]. Trong công trình nghiên cứu này, Dewey đã làm sáng tỏý nghĩa của kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhânngười học với hoạt động dạy học.Zadek Kurt Lewin [1890 - 1947], người sáng lập tâm lý học xã hội Mỹ,được biết đến với công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ chức, độnglực nhóm và sự phát triển phương pháp luận của nghiên cứu hành động. Mốiquan tâm chính của Lewin là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trongnhững nghiên cứu, Lewin cho thấy việc học đạt hiệu quả tối đa khi có một sựxung đột căng thẳng biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tíchgiải quyết nhiệm vụ học tập. Ông coi cuộc xung đột này rất quan trọng đểthay đổi và giúp con người tiến bộ. Công trình nghiên cứu có liên quan đếnhọc tập kinh nghiệm của Lewin là “T-nhóm và phương pháp phòng thínghiệm”, Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là mộtthành phần quan trọng của học tập kinh nghiệm. Lewin đã phát triển chu kỳhọc tập như “một quá trình liên tục của hành động và đánh giá hậu quả củahành động đó” .ReflectChú thích mô hình:1. Reflect -PlanSuy nghĩ về những gì bạn biết vềObserveActMô hình 1:Mô hình học tập dựavào trải nghiệm của Kurt Lewinnhững tình huống này. 2. Plan - Kếhoạch làm thế nào bạn có ý định đểtiến hành. 3. Act - Hành động ra khỏikế hoạch của bạn. 4. Observez- Quansát các kết quả hành động của bạnmanglại.Mô hình học tập kinh nghiệm của Lewin bao gồm: giai đoạn đầu tiên,người học có một sự suy nghĩ về tình huống, tiếp đến là lập kế hoạch giảiquyết tình huống, từ đó dẫn đến tiến hành kế hoạch, sau cùng là quan sát cáckết quả đạt được.Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey, Lewin, Piaget, LevVygotsky và các nhà nghiên cứu khác về kinh nghiệm và học tập kinhnghiệm, David Kolb, nhà lý luận giáo dục Hoa Kỳ, đã nghiên cứu và cho xuấtbản một công trình về giáo dục dựa vào trải nghiệm: “Trải nghiệm học tập:Kinh nghiệm là nguồn Học tập và Phát triển” [Study experience: Experienceis thesource ofLearning andDevelopment]. David Kolb đã liệt kê các đặcđiểm của học tập kinh nghiệm và xác định các giai đoạn trong học tập kinhnghiệm. Đối với Kolb, "Học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạora thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm". Các kinh nghiệm học tập liênquan đến việc áp dụng các thông tin nhận được từ giáo dục đến kinh nghiệmcủa người học. Các học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức của mình từ cácgiáo viên, mà thay vào đó, người học thông qua quá trình trải nghiệm dựa trêncác kinh nghiệm hiện có của bản thân để thu nhận thông tin mới trong môitrường học tập thực tiễn và kiểm tra nó lại bằng kinh nghiệm của mình. Môhình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb bao gồm bốn giai đoạn trong mộtvòng tròn khép kín [Mô hình 2][5].1.ConcreteChú thích mô hình: [1] Concreteexperience2.Observation and4.Testing-Kinhnghiệm.[2]Observation and reflection – Quan sátvà phản hồi. [3] Forming abstract3.FormingMô hình 2: Mô hình học tậpdựa vào trải nghiệm của Kolbconcepts - Hình thành khái niệm trừutượng. [4] Testing in new situations Thử nghiệm.Theo Тлегенова Т. Е. trong bài Опыт творческой деятельности какпедагогическая проблема, theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm đượchiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sựtương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trongxã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động vàphát triển thế giới khách quan. Qua nghiên cứu của triết học trải nghiệm đượchiểu theo một số cách sau:-Trải nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộcác hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiếnthức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội,lịch sử, văn hóa.-Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được vàcó cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoàicủa các đối tượng và tình huống [nhận thức], hoặc các thực tại của trạng tháiý thức [quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…].Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là nănglực của cá nhân, ví dụ Platon K.K. nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũycủa hiểu biết và năng lực [cá nhân, nhóm] hình thành trong quá trình hoạtđộng, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khảnăng và thói quen. Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục, A. N. Leontiev đãgiải quyết được vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, conngười đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệtrước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủkiến thức”. Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thànhđối tượng nghiên cứu. Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theomột vài ý nghĩa sau:-Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng cóđược trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy;-Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơsở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tàiliệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…-Trải nghiệm [qua thực nghiệm, thử nghiệm] là một trong nhữngphương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiếtlập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.-Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo đượcgiáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quá trình làm việc thực tế của mình.Theo wikipedia Tiếng Việt: Kinh nghiệm [tiếng Anh: experience], hay trảinghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có đượcthông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp. Trong triết học, nhữngthuật ngữ như "tri thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," được dùng đểchỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm. "Kinh nghiệm" và "trải nghiệm"còn được dùng như là động từ[9]Trải nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng tronghoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếpxúc đến sự vật hoặc sự kiện đó. Thực tiễn trải nghiệm đạt được qua thửnghiệm.Trải nghiệm thường đi đến một tri thức về sự hiểu biết đến sự vật,hiện tượng, sự kiện. Còn kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghethấy, do từng trải, tiếp xúc với cuộc sống mà có hoặc là những điều coi nhưnhững kiến thức học được bằng lý luận, đã thu nhận được trong quá trình thựcsự hoạt động [cư xử, giao thiệp, hành nghề…]. Kinh nghiệm được sử dụngtrong quá khứ, liên quan đến những gì đã được tích lũy hoặc những thứ còntồn đọng của những kinh nghiệm trước đây. Kinh nghiệm quá khứ thường ảnhhưởng tới kinh nghiệm hiện tại và kinh nghiệm tương lai. Một định nghĩakhác về kinh nghiệm cho rằng kinh nghiệm nhằm diễn đạt bản chất các sựviệc hoặc sự kiện mà một cá nhân hoặc nhóm người cụ thể đã trải qua trongđời sống hàng ngày hoặc trong cuộc đời mình. Kinh nghiệm không phải làviệc gì đã xảy ra với cá nhân, mà là cá nhân đó đã làm gì hay phản ứng [trảinghiệm] như thế nào với việc xảy ra với mình.Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm làmột phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khíchngười học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăngcường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triểntiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”Học tập qua kinh nghiệm là quá trình người học tạo dựng kiến thức, kỹnăng và quan điểm về giá trị từ việc bản thân trải nghiệm trực tiếp trong môitrường học tập. Học tập qua kinh nghiệm thể hiện sự trưởng thành và thànhcông của cá nhân và nhóm qua chu trình: Lĩnh hội – Hành động – Phản ánh –Lĩnh hội để đạt được kinh nghiệm. Học tập qua kinh nghiệm còn được hiểu làquá trình học tập dựa trên những kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phươngpháp giáo dục truyền thống ở chỗ, quá trình giáo dục theo cách truyền thốngthu nhập thông tin thông qua việc nghiên cứu các chủ đề mà không cần sự trảinghiệm thực tế. Học tập thông qua kinh nghiệm rất thích hợp để tiếp thunhững kỹ năng thực hành. Trong phương pháp học tập này, thực hành và thínghiệm những bài tập thực tế là chủ đạo. Học tập qua kinh nghiệm tập trungvào người học và kinh nghiệm của người học.Như vậy, học tập dựa vào trải nghiệm là quá trình học gồm nhiều giaiđoạn: Lĩnh hội tri thức – trải nghiệm thực tế - phản ánh – lĩnh hội tri thức, quađó học sinh tự mình lĩnh hội tri thức, biết đúng sai và tự khắc sâu kiến thứchơn.1.1.2. Bản chất, đặc trưng dạy học dựa vào trải nghiệmGiáo dục dựa vào trải nghiệm là hình thức học tập gắn liền với cáchoạt động có sự chuẩn bị ban đầu về kinh nghiệm và có phản hồi, mà trong đóđề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. Giáo dục dựa vào trải nghiệmcòn được định nghĩa là “triết lí giáo dục, triết lí này nhấn mạnh vào quá trìnhtác động qua lại giữa GV và HS cùng với những kinh nghiệm trực tiếp của HStrong môi trường và nội dung học tập” [2]Giáo dục dựa vào trải nghiệm còn được coi như là triết lí cũng nhưphương pháp luận mà ở đó nhà sư phạm thiết lập một cách có chủ đích vớingười học trong hoạt động thực nghiệm trực tiếp ở môi trường học tập vàphản ánh để làm rõ ý nghĩa của bài học, nâng cao kiến thức và phát triển kĩnăng của người học kết hợp trên vốn kinh nghiệm hiện có của họ.1.1.2.1. Bản chấtGiáo dục dựa vào trải nghiệm là quá trình học tập dựa trên những kinhnghiệm. Nó khác với giáo dục truyền thống ở chỗ, quá trình giáo dục truyềnthống thu nhận thông tin thông qua việc nghiên cứu các chủ đề mà không cầntrải nghiệm thực tế. Ở giáo dục dựa vào trải nghiệm, kinh nghiệm của ngườihọc được tích lũy và phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới màngười học tiếp thu được từ những trải nghiệm thực tế. Giáo dục dựa vào trảinghiệm không đơn thuần là thực hiện một hoạt động trong môi trường xungquanh, mà trải nghiệm trở thành một quá trình học tập khi nó được HS độngnão và phản hồi, từ đó rút ra những kết luận để ghi nhớ và vận dụng vào cáctình huống khác nhau [Richatrd Ponzio & Stanley]. Trong quá trình giáo dụcnày, GV phải tạo ra môi trường học tập thuận lợi nhất cho HS thực hiện quátrình nhận thức của mình. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS tự mìnhtrải nghiệm thực tế nhằm tìm ra những điều mới lạ, hình thành những kĩ năng,hành vi, tri thức khoa học, bổ ích, hấp dẫn chứ không phải ghi nhớ, nhắc lạilời GV giảng hay những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa hoặc làm theomẫu một cách máy móc.Bản chất của giáo dục dựa vào trải nghiệm là cách dạy học lấy hoạtđộng của HS làm trung tâm. Cả lớp học tự nguyện trải nghiệm một tiến trìnhcụ thể. Đây là cách dạy học khai thác tối đa kinh nghiệm và kiến thức sẵn cócủa HS. Đồng thời tạo mọi điều kiện cho HS phát huy khả năng làm việc tựlập, làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, biết đánh giá qua sự trải nghiệmtrực tiếp của bản thân. Nói cách khác, bản chất của giáo dục dựa vào trảinghiệm là quá trình giáo dục dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp vàsử dụng tất cả các giác quan. Như vậy, giáo dục dựa vào trải nghiệm là quátrình giáo dục tập trung vào người học và kinh nghiệm của họ.[7]1.1.2.2. Đặc trưng của giáo dục dựa vào trải nghiệm* Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, quá trình học tập của HS là mộtquá trình liên tục dựa vào kinh nghiệm, kiến thức liên tục bắt nguồn và thửnghiệm trong những kinh nghiệm của người học. Học tập dựa vào trải nghiệmlà một quá trình liên tục căn cứ vào kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa quantrọng đối với giáo dục, bởi tất cả những gì học tập trước đó sẽ được tái học tập.Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, HS khi vào mọi tình huống học tập đềucó ý tưởng nhiều hơn hoặc ít về chủ đề, về nội dung học tập.* Giáo dục dựa vào trải nghiệm là quá trình học tập liên quan đến mốiquan hệ giữa người học và môi trường học tập thực tiễn.Giáo dục dựa vào trải nghiệm tập trung vào người học và kinh nghiệmcủa người học. Để có được kinh nghiệm thì người học phải trực tiếp được trảinghiệm trong môi trường học tập thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất pháttừ mục tiêu của từng bài học mà người GV có kế hoạch để tổ chức cho HSđược trải nghiệm trong môi trường học tập, được tác động với sự vật, hiệntượng, với các hoạt động xã hội, giao tiếp, thông qua các hoạt động thích hợpnhằm giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Vớigiáo dục dựa vào trải nghiệm trong môi trường học tập, HS bị cuốn vào hoạtđộng cụ thể do GV tổ chức chứ không chỉ đơn thuần tiếp thu những kiến thứccó sẵn do GV cung cấp, truyền thụ một chiều. Ở đây, GV không chỉ là ngườigiản đơn truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động.Giáo dục dựa vào trải nghiệm luôn khuyến khích HS sử dụng nhiềugiác quan. Chính sự trải nghiệm trong môi trường học tập đa dạng, nhiều tácđộng khác nhau từ môi trường tạo ra sự thích thú, thay đổi tích cực và thànhcông của tất cả HS tham gia. Đồng thời, các hoạt động giáo dục dựa vào trảinghiệm trong môi trường học tập sẽ yêu cầu học sinh tăng cường sự tham gia,nhất là các hoạt động thảo luận, tranh luận và phản hồi về sự vật hiện tượngmà HS được trực tiếp quan sát, tiếp xúc. Khi dạy theo hướng trải nghiệm, HSđược trực tiếp tham gia các hoạt động và sử dụng các giác quan để tìm hiểu,hoạt động này sẽ hiệu quả hơn so với việc HS chỉ cảm nhận được qua tranhảnh trong sách giáo khoa hoặc nghe GV giảng bài. Trong môi trường học tậpthực tiễn của các tình huống thực tế, kỹ năng thực hành là những hoạt độngchủ đạo giúp HS cơ hội tạo dựng sự tự tin và bộc lộ các điểm mạnh cũng nhưcác kĩ năng của mình trước cuộc sống [kĩ năng lãnh đạo, tổ chức,...].* Giáo dục dựa vào trải nghiệm cũng là việc học tập thông qua sai lầmTrong học tập dựa vào trải nghiệm, cần ý thức rằng sự thất bại là để sửađổi các ý tưởng và thói quen không tốt, hoặc những kinh nghiệm không đúngđã tồn tại trong bản thân HS. Khi vận dụng giáo dục dựa vào trải nghiệm, GVphải luôn khuyến khích HS trải nghiệm, tự phát hiện ra kiến thức mới và chấpnhận những kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm.* Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, mối quan hệ giữa GV - HS là mốiquan hệ tác động qua lại và cùng là đối tượng được đưa vào thử nghiệm trựctiếp với môi trường và nội dung học tập.Giáo dục dựa vào trải nghiệm làm thay đổi cách nhìn nhận của GV vàHS về kiến thức. Kiến thức không chỉ là vài con chữ trong bài giảng mà kiếnthức còn trở nên chủ động, có tác động đối với cuộc sống và các tình huốngthực tế. Ở đây, GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩyviệc trực tiếp trải nghiệm, đảm bảo quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức củaHS có ý nghĩa và giữ được lâu dài chứ không chỉ là người cung cấp các kiếnthức có sẵn. HS trở thành người tự tạo dựng và thu thập kiến thức cho bảnthân. Kiến thức HS thu được không chỉ là những kiến thức trong nhà trườngmà còn cả những kiến thức ngoài trường học [xã hội...].Giáo dục dựa vào trải nghiệm thường đối lập với hình thức học tậptruyền thống khi vai trò của GV chỉ là truyền đạt thông tin và kiến thức choHS theo một chiều. Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, GV chỉ là người thiếtkế, tổ chức còn HS chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đây là cách dạy học giúpHS, GV thích ứng với hoạt động làm việc theo nhóm giữa HS và GV ở trongmôi trường thực tế.Trong quá trình trải nghiệm, nhiều khi diễn biến của nó ngoài tầm dựkiến của GV. Chính vì vậy mà việc lập kế hoạch bài học cho việc tiếp thukiến thức tổng hợp của HS đòi hỏi ở GV sự sáng tạo. Vì vậy, GV cũng trởthành người học chủ động, tham gia hoạt động dựa vào trải nghiệm cùng vớiHS. Như vậy, trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, GV là một chuyên giatrong việc thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhómđể HS trải nghiệm tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mụctiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình và HS có điều kiện để pháthuy cao độ vai trò chủ thể tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của mình. Quađó, các em không những tự tìm ra, tự phát hiện ra tri thức mới, cách thức hànhđộng mới mà còn rèn luyện các nét tính cách tích cực cho bản thân.* Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm các phương pháp dạy học đượcliên kết chặt chẽ nhau trong một tổng thể.Trong giáo dục dựa vào trải nghiệm, HS thường tham gia thảo luận, quansát, thực hành, làm thí nghiệm hay chơi trò chơi. Chính vì vậy, giáo dục dựavào trải nghiệm thường bị hiểu nhầm với các phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học đó. Các phương pháp và hình thức dạy học này ngoài mối quan hệtương đồng với giáo dục dựa vào trải nghiệm, chúng cũng có những khác biệt.Trước hết, trong giáo dục dựa vào trải nghiệm chúng là những phương phápdạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học[6]. Ngoài ra, trong giáo dục dựa vào trải nghiệm còn có tính linh động củahoạt động nhóm, thảo luận dựa trên nguyên lý hợp tác, bồi dưỡng kĩ nănglãnh đạo và quản lý cho HS. Vì bản chất của giáo dục dựa vào trải nghiệm làquá trình giáo dục dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp và sử dụngtất cả mọi giác quan nên quan sát là một hoạt động rất quan trọng trong quátrình trải nghiệm. Giáo dục dựa vào trải nghiệm tập trung vào người học vàkinh nghiệm thực tế của người học - HS tự tạo dựng và thu thập kiến thức,biết đánh giá qua sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Quan sát, thảo luận,trò chơi,... chỉ là một trong các hoạt động trong quá trình trải nghiệm. Hay nóicách khác, giáo dục dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủquan của người tham gia, nó yêu cầu việc trải nghiệm thực tế và phản ánhkinh nghiệm của người học. Việc trải nghiệm ở đây có thể là quan sát, thínghiệm, thực hành, chơi trò chơi...1.1.2.3. So sánh với các phương pháp khácĐặc tínhPhương phápgiáo dục mô phạmĐối tượng trun gHọc sinhTrọng tâmNội dung bài họcNhiệm vụTruyền thụ kiếnthứcTâm thế ngườiQuan điểm, ýLiên hệ với thếYêu cầu chínhvới người dạyBiết và được sửdụngsốngxuyên và từ bên ngoàivàongười họcquá trình học được diễnDiễn ra trong cuộcKhông thườngLựa chọn củaSắp xếp, tổ chức đểChủ độngCách biệtgiới bên ngoàingười họctrìnhraKhông biếtkiến của người họcSự tiến bộ củaNội dung và quáBị độnghọcKết luậntập qua trải nghiệmGiáo viêntâmngười dạyPhương pháp HọcLuôn có và từ bêntrongKhông biếtLuôn luôn biếtRất ít lựa chọnRất nhiều lựa chọnThuyết phụcNhạy cảm vớingười họcngười học17*Phương pháp giáo dục mô phạm [Didactics Education]: là mộtphương pháp dạy học tuân theo các trình tự dạy khoa học, chính xác, các kiếnthức đã được tổng hợp sẵn và được kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn.Người dạy chủ yếu là truyền thụ các kiến thức này đến cho học sinh, có thểbằng nhiều cách thức khác nhau [đọc chép, nghe nhìn, trình chiếu, minhhọa...].1.2. Đặc điểm dạy học môn Đạo đức lớp 41.2.1. Mục tiêu dạy học môn Đạo đức1.2.1.1. Mục tiêu chungGiúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những phẩm chất đạo đức nàyđược hình thành, phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ củangười công dân Việt Nam.Giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực của người công dânViệt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội theoyêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoávà cách mạng công nghiệp mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựngnhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đó là: năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức,năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật; năng lực giải quyết vấn đề về kinh tế.Trên cơ sở đó, chương trình môn Giáo dục công dân góp phần giúp học sinhhình thành, phát triển các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học,năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo[4]1.2.1.2. Mục tiêu môn Đạo đức ở Tiểu họcGiúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắnvề những chuẩn mực hành vi đạo đức trong quan hệ với chính bản thân, vớigia đình, quê hương, cộng đồng, với công việc và môi trường xung quanh;18

Video liên quan

Chủ Đề