Xét nghiệm double test bao nhiêu tiền

Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong quý đầu của thai kỳ giúp sớm phát hiện được các nguy cơ dị tật bào thai, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Xét nghiệm Double test thực hiện như thế nào? Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu là những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

1. Phương pháp xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng phương pháp lấy máu, sau đó cho ra kết quả chỉ số cần xét nghiệm kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.

Xét nghiệm Double test có thể dự đoán nguy cơ dị tật của thai nhi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Phương pháp xét nghiệm Double test được thực hiện ở quý 1 của thai kỳ, đây là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh như định lượng beta hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai,.. từ đó đưa ra đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau.

Xét nghiệm Double test là cách để tìm ra nguy cơ của 2 nhóm là hội chứng Down, Tam NST 13 hay 18. Double test bằng cách lấy máu mẹ, từ đó có được chỉ số cần xét nghiệm, kết hợp với chỉ số độ mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.

Xét nghiệm Double test không có khả năng phát hiện ra tất cả các dị tật NST, nó chỉ cảnh báo thai có nguy cơ tăng đối với một số dị tật nêu trên. Nếu Double test chỉ ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ rõ ràng hơn.

2. Khi nào nên làm xét nghiệm Double test

Có rất nhiều sản phụ, trong giai đoạn đầu của thai kỳ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm, trong đó có Double test. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện với mọi mẹ bầu trong quý đầu của thai kỳ, và chính xác nhất ở giai đoạn từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Thực hiện trước hoặc sau thời gian này, kết quả mang lại có thể không còn chính xác nữa. Do vậy, đây chính là mốc thời điểm vàng để sàng lọc dị tật ở thai nhi.

Tất cả mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm Double test, đặc biệt những người trên 35 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ cao.

Đặc biệt là với những mẹ bầu có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ trên 35 tuổi, đang trong quá trình sử dụng thuốc hoặc hóa chất có thể gây hại cho thai nhi, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, nhiễm virus trong thời kỳ mang thai và những trường hợp có đồ mờ da gáy gần như giá trị ngưỡng trên 3mm thì cần phải làm Double test để giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ bị hội chứng Down.

3. Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

Giá xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở y tế, đặc biệt là chi phí cho xét nghiệm ở bệnh viện tư sẽ cao hơn bệnh viện công. Bù lại, mẹ bầu sẽ không phải chờ đợi lâu, được phục vụ tốt hơn.

Tại Bệnh viện ĐKQT chi phí xét nghiệm Double test là 1 triệu đồng. Và khi thực hiện xét nghiệm này thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó đó sẽ chỉ định mẹ bầu cần phải làm gì trong thời gian tới.

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chi phí xét nghiệm Double test là 1 triệu đồng.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ cho kết quả xét nghiệm Double test đạt tỷ lệ chính xác cao nên các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm Double test tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Ngoài ra, khi đăng ký Thai sản trọn gói mẹ bầu sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi và ưu đãi hấp dẫn khác như thăm khám đầy đủ, cẩn thận, miễn phí đồ dùng trong suốt thời gian lưu viện, chăm sóc đặc biệt 24/24,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hai phương pháp an toàn, chính xác cao được bác sĩ khuyên để xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 là double test và NIPT. Hai kỹ thuật xét nghiệm này tầm soát được những dị tật gì và trong thời điểm 12 tuần này, mẹ cần lưu ý gì? Những thông tin trên sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây!

1. Ý nghĩa của xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12

Trên thực tế tuần thứ 12 là thời điểm thích hợp cho làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh với Combined test [tích hợp Double test và đo độ mờ da gáy trên siêu âm]. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh 12 tuần có ý nghĩa quan trọng với thai phụ, chuẩn bị một tâm lý tốt cho hành trình mang thai bé yêu khỏe mạnh cả nhà mong ngóng.

Mọi mẹ bầu đều nên sàng lọc trước sinh, đặc biệt những đối tượng có nguy cơ cao sinh con dị tật được phổ cập và tư vấn sát về sàng lọc trước sinh ở mọi cơ sở y tế. Các nguy cơ cao gồm có:

  • Tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh
  • Tiền sử sảy thai, thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Mẹ lớn tuổi trên 35
  • Mẹ sử dụng thuốc động kinh, an thần, điều trị tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ.
  • Mẹ mang thai IVF

Cung cấp bệnh sử, tiền sử của bạn cho bác sĩ Sản để được tư vấn về nguy cơ cũng như phương pháp sàng lọc dị tật trước sinh trong tuần thai 12

2. 2 phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12

2.1. Xét nghiệm dị tật thai nhi 12 tuần bằng Double test

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ. Hai chỉ số hóa sinh này do nhau thai tiết ra, thay đổi trong quá trình mang thai theo 1 quy luật nhất định và sẽ bất thường khi thai có các đột biến vật chất di truyền lớn [Thừa/thiếu nhiễm sắc thể].

  • Các dị tật phát hiện được: Double test giúp phát hiện các nguy cơ thai có thể mắc như hội chứng Down [Trisomy 21], Edwards [Trisomy 18] và Patau [Trisomy 13].
  • Mức độ chính xác của Double test là từ 80 -90% [trung bình 85%]
  • Mức chi phí: Từ 400.000 - 500.000 đồng/lần xét nghiệm.
  • Độ an toàn cho thai nhi: An toàn 100% bởi không xâm lấn, chỉ định lượng các protein/glycoprotein nguồn gốc thai trong máu mẹ.

Double test kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy

Phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 này thường được kết hợp cùng với đo độ mờ da gáy [NT] để làm tăng độ chính xác của tiên đoán. Khi kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy trong 1 bộ xét nghiệm tên Combined test, độ chính xác của Double test có thể lên được 90%.

2.2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT tuần 12

NIPT [Non-invasive Prenatal Testing] là một kỹ thuật mới cho phép sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Bản chất xét nghiệm NIPT là tách chiết các đoạn ADN tự do của thai nhi lưu hành trong máu mẹ, từ đó phát hiện các dị tật liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể của thai nhi, đặc biệt các đột biến lệch bội. NIPT có thể thực hiện rất sớm, từ tuần thứ 10 và với độ chính xác cao hơn các xét nghiệm sàng lọc thông thường, thực hiện NIPT có thể thay thế double test.

  • Dị tật phát hiện được: NIPT giúp phát hiện các đột biến số lượng của 23 cặp nhiễm sắc thể [thường và giới tính] và một số đột biến vi mất đoạn.
  • Mức độ chính xác của NIPT là >99%.
  • Độ an toàn cho thai nhi: An toàn 100% bởi không xâm lấn, tách và giải trình tự các cff ADN [cell-free fetal ADN] nguồn gốc thai trong mẫu máu mẹ.
  • Mức chi phí: Từ 3.000.000 - 18.000.000 đồng/lần xét nghiệm.

Cơ sở khoa học của phương pháp NIPT

Tiêu chí

Double test

NIPT

Loại bệnh sàng lọc được

  • Hội chứng Down [Trisomy 21]
  • Edwards [Trisomy 18]
  • Patau [Trisomy 13]

Phát hiện tất cả đột biến số lượng của 23 cặp nhiễm sắc thể [thường và giới tính] và một số đột biến vi mất đoạn.

Mức độ chính xác

80 - 90% [trung bình 85%]

\>99%

Mức giá

400.000 - 500.000 đồng/lần xét nghiệm

3.000.000 - 18.000.000 đồng/lần xét nghiệm

Ưu điểm

  • Chi phí phải chăng
  • Độ chính xác cao
  • Tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả thấp
  • Có các gói bảo hiểm đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm

Nhược điểm

  • Độ chính xác thấp
  • Tỷ lệ dương tính giả cao
  • Chi phí cao hơn

Bảng so sánh hai kỹ thuật xét nghiệm Double test và NIPT

Xem thêm: NIPT và Double test khác nhau thế nào? Mẹ bầu nên làm xét nghiệm gì?

3. Các sàng lọc trước sinh 12 tuần khác mẹ cần thực hiện

Ngoài xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12, mẹ nên thực hiện 1 số xét nghiệm khác như:

3.1. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu được làm khi mẹ đi khám thai tuần 12 gồm:

  • Công thức máu và Ferritin máu
  • Nhóm máu ABO/Rh
  • HbA1C

Giá trị của xét nghiệm máu trong thời gian đầu này giúp đánh giá:

  • Tình trạng thiếu máu thiếu sắt
  • Tình trạng nhiễm trùng
  • Tình trạng đông máu của mẹ
  • Nguy cơ bất đồng nhóm máu mẹ con
  • Bệnh lý đái tháo đường
  • Bệnh lý tan máu [Thalassemia]

Trong đó các xét nghiệm về ferritin, công thức máu cơ bản và nhóm máu là bắt buộc và cần thiết để tiên lượng sớm cho các nguy cơ trong thời kỳ mang thai.

Xét nghiệm máu thông thường cần 2ml máu/ống và cần từ 2 - 3 ống xét nghiệm

3.2. Xét nghiệm nước tiểu

Trong 10 thông số nước tiểu, các chỉ số được quan tâm nhất gồm:

  • Protein niệu
  • Bạch cầu niệu
  • Hồng cầu niệu
  • Glucose niệu

Kết hợp với chỉ số huyết áp, xét nghiệm nước tiểu khảo sát các tình trạng: nhiễm trùng, tiền sản giật, đái tháo đường cho thai phụ. Đây là loại xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 rất cần thiết, được thực hiện trong mọi lần khám thai.

10 thông số nước tiểu sẽ được đánh giá trong tuần 12 của thai kỳ

3.3. Siêu âm dị tật thai nhi tuần 12

Siêu âm thường quy tuần 12 giúp xác định:

  • Có thai, số lượng thai, tình trạng thai
  • Bệnh lý phối hợp
  • Phát hiện những bất thường về thai, nhau thai
  • Đo độ mờ da gáy

Mọi sản phụ đến xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 đều cần được siêu âm thai.

Siêu âm quý đầu quan trọng trong đánh giá những thông số cơ bản đầu tiên của thai nhi và các dị tật về bánh rau

3.4. Xét nghiệm huyết thanh học các bệnh truyền nhiễm

Huyết thanh học các bệnh truyền nhiễm trong đó có:

  • Giang mai
  • Sởi
  • HIV
  • Rubella
  • Viêm gan B
  • Chlamydia

Trong đó xét nghiệm tìm kháng thể IgM, IgG Rubella được quan tâm trong sàng lọc dị tật bởi nhiễm Rubella trong quý đầu có tỷ lệ thai bị tim bẩm sinh lên đến 90% cùng các dị tật kèm theo gồm mù, điếc, não nhỏ,...

Tìm kiếm kháng thể IgG Rubella trong máu mẹ tiên lượng nguy cơ mang dị tật của thai

4. Lưu ý xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 mẹ không nên bỏ qua

Để khám thai an toàn, chính xác nhất, mẹ bầu lưu ý:

  • Lựa chọn địa chỉ sàng lọc uy tín: Kết quả và sự an toàn phụ thuộc vào kỹ thuật, máy móc và tay nghề của đội ngũ y bác sĩ. Để lựa chọn đơn vị xét nghiệm uy tín, các tiêu chí để mẹ dựa vào là các đơn vị đạt chuẩn ISO về labo xét nghiệm, có đội ngũ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuần 12 là một mốc sớm cho các quyết định giữ hoặc chấm dứt thai kỳ khi phát hiện dị tật thai. Bởi vậy các phương pháp cho độ chính xác cao, thực hiện sớm và dương tính giả thấp được ưu tiên thực hiện. Tại tuần 12, NIPT là xét nghiệm sàng lọc có độ chính xác cao nhất trong các xét nghiệm không xâm lấn.
  • Chuẩn bị tâm lý không hoang mang nếu kết quả đánh giá có nguy cơ dị tật cao. Mẹ chú ý lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Một số hội chứng bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, con trẻ có thể có một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác.

Cơ sở vật chất, điều kiện phòng xét nghiệm và hệ thống máy móc ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của kết quả sàng lọc

5. Giải đáp thắc mắc về xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12

5.1. Xét nghiệm dị tật thai 12 tuần bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm dị tật thai nhi 12 tuần chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào gói sàng lọc và cơ sở y tế thực hiện.

  • Mức chi phí Double test: Từ 400.000 - 500.000 đồng/lần xét nghiệm.
  • Mức chi phí của NIPT: Từ 3.000.000 - 18.000.000 đồng/lần xét nghiệm.

Tuy giá thành cao nhưng NIPT có độ chính xác hơn và làm NIPT xong mẹ bầu không cần làm xét nghiệm Double Test.

5.2. Khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không?

Nếu sàng lọc trước sinh bằng NIPT hay triple test, mẹ không cần nhịn ăn. Các xét nghiệm cần nhịn ăn là xét nghiệm hóa sinh máu khi cần đo nồng độ Glucose máu đánh giá bệnh lý đái tháo đường của mẹ.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Khám sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Bổ sung thực phẩm giàu acid folic quan trọng trong giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12. Nếu còn thắc mắc, mẹ vui lòng liên hệ hotline 18002010 để được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhé!

Xét nghiệm Double test tuần 12 giá bao nhiêu?

Xét nghiệm dị tật thai 12 tuần bao nhiêu tiền? Xét nghiệm dị tật thai nhi 12 tuần chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào gói sàng lọc và cơ sở y tế thực hiện. Mức chi phí Double test: Từ 400.000 - 500.000 đồng/lần xét nghiệm. Mức chi phí của NIPT: Từ 3.000.000 - 18.000.000 đồng/lần xét nghiệm.

Xét nghiệm Double test bao lâu thì cơ kết quả?

Kết quả phân tích của Double test có thể có sau khoảng từ vài giờ cho đến 2,3 ngày, tùy từng cơ sở. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Xét nghiệm Double test ở Medlatec giá bao nhiêu?

DANH MỤC XÉT NGHIỆM LIÊN KẾT MEDLATEC.

Xét nghiệm Double test ở tuần thứ bao nhiêu?

Mẹ bầu nên khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm Double test khi thai nhi được 11 tuần 1 ngày – 13 tuần 6 ngày. Tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm thực hiện Double test tốt nhất do nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu của người mẹ thay đổi trong suốt quá trình mang thai.

Chủ Đề