Xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024

Điều khiển xe ô tô đi sai làn đường quy định ngoài việc bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Vào ngày 30/12/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2020.

Như vậy nếu người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị áp dụng các mức xử phạt dưới đây:

Đối với xe ô tô:

Mức phạt từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng trước đây bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng.

Trong trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Lỗi lấn tuyến - Đi sai làn là một trong những lỗi vi phạm thường gặp nhất ở những người đi xe máy, thậm chí nhiều người còn dính lỗi này nhiều lần vì không nắm vững luật.

TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐI SAI LÀN

Lỗi đi sai làn đường là khi phương tiện tham gia giao thông xe này đi sang làn đường dành cho loại xe khác. Theo quy định chi tiết: khi đường được chia thành nhiều làn bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ cho một [hoặc vài] loại phương tiện nhất định lưu thông. Được thể hiện rõ bằng biển báo 412.

Với xe ô tô, các bạn chú ý chỉ vào 1 trong 2 trường hợp dưới đây thì mới được liệt vào lỗi đi sai làn đường:

Các bác tài điều khiển xe con đi vào làn xe tải hoặc xe khách hoặc ngược lại

Các bác tài điều khiển xe cho cả 2 bánh xe bên lái vượt hẳn qua vạch 1.1 hoặc vạch 1.2

Đây là quy định chính rõ ràng và chính xác nhất. Các bạn hãy nắm rõ thông tin để phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Hai lỗi này sẽ có mức xử phạt nặng nhẹ rất là khác nhau đấy ạ.

.png]

MỨC PHẠT LỖI ĐI SAI LÀN

Dưới đây là chi tiết mức phí xử phạt áp dụng chi tiết cho từng phương tiện tham gia giao thông. Mức xử phạt của xe máy và ô tô khác nhau khi vi phạm lỗi đi sai làn như sau [Quy định theo Nghị định 100 của Chính phủ].

Lỗi sai làn đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng [trước đây bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng].

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Lỗi sai làn đối với xe máy:

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng [trước đây bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng].

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Lỗi đi sai làn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng [trước đây bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng].

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Lỗi đi sai làn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện:

Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng [trước đây bị phạt từ 50.000 - 60.000 đồng].

MỨC PHẠT DỪNG ĐÈN ĐỎ SAI LÀN ĐƯỜNG

Lỗi này rất nhiều người tham gia giao thông gặp phải. Khi mà đến một thành phố mới hay di chuyển xa thì không thông thuộc đường cũng như biển báo. Người điều khiển phương tiện rất dễ mắc phải lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường.

Về mức xử phạt được tính bằng lỗi phương tiện đi sai làn đường. Và mức xử phạt vẫn ở mức quy định áp dụng với xe máy là 400.000 - 600.000 ngàn đồng – ô tô là 03 - 05 triệu đồng.

MỨC PHẠT LỖI ĐÈ VẠCH VỚI OTO, XE MÁY?

Thế nào là lỗi đè vạch các bạn có tham khảo QCVN 41:2016/BGTVT được quy định trong Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT

Khi tham gia giao thông, không ít người đã từng bị phạt lỗi đi “sai làn” với mức phạt không hề nhỏ. Hãy theo dõi bài viết để biết thế nào là đi sai làn đường và lỗi sai làn đường bị phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật.

Thế nào là đi sai làn đường?

Theo giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, làn đường có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Trong đó, Điều 9 Luật Giao thông đường bộ nhấn mạnh, người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, phần đường quy định, phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và đi bên phải theo chiều đi của mình.

Như vậy, lỗi đi sai làn đường được hiểu là hành vi điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Căn cứ vào phụ lục D Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe/nhóm xe riêng biệt, trên đường sẽ đặt biển số R.412 [a,b,c,d,e,f,g,h].

Mẫu biển làn đường [Ảnh minh họa]

Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan.

Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này [trừ các xe được quyền ưu tiên].

Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào nhưng phải ưu tiên cho xe buýt [nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt]; trường hợp vạch sơn phân làn là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào.

- Biển số R.412a "Làn đường dành cho xe ô tô khách": làn đường này dành riêng cho ô tô khách [kể cả ô tô buýt]. Trường hợp cần phân làn theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển [Ví dụ: “< 16c”]. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT”.

- Biển số R.412b "Làn đường dành cho xe ô tô con".

- Biển số R.412c "Làn đường dành cho xe ô tô tải". Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển [Ví dụ: “

Chủ Đề