Xác định kiểu câu là gì

Xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 8 học kì II, chuyên đề “phân loại câu theo mục đích nói và hành động nói” là phần kiến thức khó và rất dễ gây nhầm lẫn. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang [giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] chia sẻ: “Cùng một hành động nói nhưng nó lại được biểu hiện bởi nhiều kiểu câu khác nhau, ngược lại cùng một kiểu câu có thể được thực hiện bằng các hành động nói, do đó học sinh hay gặp khó khăn ở phần kiến thức này”. 

Nhằm “gỡ rối” cho học sinh, cô Trang hệ thống hóa các kiến thức cơ bản nhất học sinh cần nhớ như sau: 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang đưa ra mẹo làm bài, cách hệ thống hóa kiến thức về kiểu câu phân loại theo mục đích nói, hành động nói. 

Câu phân loại theo mục đích nói

Tùy vào cách phân loại, câu được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ở phần này, học sinh tập trung cách phân loại câu theo mục đích nói gồm có: câu nghi vấn [câu hỏi], câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật. 

Kiểu câuChức năng Hình thức Câu nghi vấn [câu hỏi]Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao [Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…], để cầu khiến, ra lệnh [Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?], để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc [“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”].Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. Câu cầu khiến Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến

Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. 

Câu cảm thánChức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…[Nam Cao – Lão Hạc]

Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. Câu trần thuật Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. 

Kết thúc câu là dấu chấm câu. 

Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định [không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…]. 

Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. 

Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: 

– A gì mà A [Học giỏi gì mà học giỏi.] 

– Làm gì có A. [Làm gì có chuyện như anh nói]. 

[trong đó A là một cụm từ] 

Hành động nói và các kiểu câu tương ứng 

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói [lời nói miệng, lời viết]. Ngày nay khi mạng xã hội phát triển, con người không chỉ giao tiếp qua việc gặp gỡ trực tiếp mà có thể nói chuyện qua Facebook, Zalo…Có thể thấy, khi xã hội càng phát triển, các hành động nói được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì hành động nói cũng mang mục đích nào đó và biểu hiện qua một kiểu câu/một số kiểu câu nhất định. Học sinh theo dõi các nhóm hành động nói với kiểu câu tương ứng thông qua bảng liệt kê dưới đây. 

Hành động nói 

Kiểu câu 

Trình bày [kể, tả, giới thiệu, nhận xét, đánh giá, báo cáo, dự báo…] Câu trần thuật [kiểu câu chính], câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.Hỏi [hỏi, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…]Câu nghi vấn [kiểu câu chính], câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán. Điều khiển [yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên nhủ…]Câu cầu khiến [kiểu câu chính], câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiếnHứa hẹn [hứa, bảo đảm, đe dọa…]Câu trần thuật [kiểu câu chính], câu cầu khiến, câu cảm thánBộc lộ cảm xúc [cảm ơn, xin lỗi, than phiền…] Câu cảm thán, [kiểu câu chính], câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ thêm, để học tốt chương trình Ngữ văn lớp 8, ngoài nội dung về phân loại câu theo mục đích nói, hành động nói, học sinh cần quan tâm đến kiến thức về hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu , các tác phẩm đọc – hiểu và phần tiếng tập làm văn. 

Với khối lượng kiến thức nhiều như vậy, học sinh cần có một lộ trình học và ôn tập phù hợp. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo nhanh CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2019 – 2020 của HOCMAI. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ. 

▶ Quý phụ huynh và học sinh quan tâm, tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY

Câu được viết đúng ngữ pháp sẽ giúp người đọc hiểu rõ thông tin bạn muốn truyền đạt. Khi không biết cách đặt câu, nội dung bạn viết sẽ trở nên khó hiểu. Trước khi viết hay, hãy cùng nhau tìm hiểu cách viết đúng nhé!

1. Câu là gì?

Trước khi biết cách viết câu sao cho đúng thì chúng ta phải tìm hiểu về câu. Và đầu tiên, có lẽ là chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm “câu”. Vậy câu là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:

“Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Một câu có thể bao gồm các từ được nhóm lại để thể hiện một khẳng định, nghi vấn, cảm thán, yêu cầu, mệnh lệnh, hoặc đề nghị.”

Như vậy, có thể hiểu, câu sẽ:

  • Gồm một hoặc nhiều từ;
  • Được kết hợp trên những liên kết ngữ pháp nhất định
  • Để truyền đạt một nội dung nào đó.

Ví dụ:

– Mình là Giang Béc.

– Mình đang viết bài về cách đặt câu.

2. Chủ ngữ và vị ngữ: thành phần chính trong câu

Trong câu sẽ có cách thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính gồm có chủ ngữ và vị ngữ.

2.1. Chủ ngữ

Đây là thành phần chính chỉ sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở thành phần vị ngữ. Thông thường, để xác định đâu là chủ ngữ trong câu, chúng ta đặt câu hỏi ai, con gì, cái gì… Và chủ ngữ sẽ là câu trả lời cho các câu hỏi trên. Do đó, chủ ngữ sẽ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ.

Như trong ví dụ “Mình là Giang Béc.” thì chủ ngữ là “mình”, trả lời cho câu hỏi: “Ai là Giang Béc?”.

2.2. Vị ngữ 

Vị ngữ trong câu là thành phần sẽ trả lời cho các câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì… Do đó, vị ngữ sẽ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Như trong ví dụ “Mình đang viết bài về cách đặt câu.” thì vị ngữ là “đang viết bài về cách đặt câu”, trả lời cho câu hỏi “mình làm gì?”

3. Thành phần không bắt buộc phải có trong câu

Bên cạnh các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì trong câu còn có các thành phần phụ. Đây là thành phần không bắt buộc phải có trong câu. Do đó, có thể có câu có nhưng có câu không có. Và khi không có thành phần phụ này thì câu vẫn diễn đạt được một nội dung nhất định.

3.1. Trạng ngữ

Đây là thành phần bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị, tức là bổ nghĩa cho các thành phần chính của câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Trạng ngữ cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong câu như đầu câu, giữa câu và cuối câu.

Khi muốn bổ sung thông tin về  thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… thì chúng ta có thể sử dụng trạng ngữ. Khi viết, để ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính, người viết thường dùng dấu phẩy.

Ví dụ: Để có thể viết tốt, bạn cần rèn luyện thói quen viết.

Ở ví dụ này, “để có thể viết tốt” là trạng ngữ, mình thêm vào câu để bổ sung thông tin về mục đích cho cụm chủ vị “bạn cần rèn luyện thói quen viết.”

3.2. Định ngữ, Bổ ngữ và Khởi ngữ

Định ngữ: bổ nghĩa cho danh từ [cụm danh từ].

Bổ ngữ: bổ nghĩa cho động từ hay tính từ.

Khởi ngữ: nêu lên đề tài được nói đến trong câu [thường dùng trước chủ ngữ].

Ví dụ:

“Về phần hình thức, bài viết vừa đề cập được soạn khá tỉ mỉ.”

Ở ví dụ này, “vừa đề cập” là định ngữ, bổ sung cho danh từ “bài viết”. “Khá” là bổ ngữ, bổ nghĩa cho tính từ “tỉ mỉ”. “Về phần hình thức” là khởi ngữ nêu lên chuyện “bài viết được soạn khá tỉ mỉ” là người viết đang muốn nói đến phần hình thức thôi.

4. Thành phần biệt lập

Ngoài các thành phần kể trên thì trong câu người viết có thể sử dụng các thành phần biệt lập với các mục đích nhất định. Cụ thể, đó là thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú. 

  • Thành phần tình thái: Thể hiện cách nhìn của người viết đối với sự việc được nói đến. Một số từ thường kết hợp khi dùng thành phần tình thái trong câu như: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…
  • Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • Thành phần cảm thán: Khi người viết muốn bộc lộ tâm lý của người nói [vui, buồn, mừng, giận…]. Thông thường sẽ dùng kèm với những từ như: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…
  • Thành phần gọi đáp: Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ như: này, thưa, dạ… [hiếm gặp trong viết content].

5. Có bao nhiêu loại câu?

Có nhiều cách phân loại câu khác nhau tùy vào tiêu chí để phân loại. Dựa vào tiêu chí đặc điểm cấu tạo, có thể chia làm 02 loại là: câu đơn và câu phức. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Câu đơn
  • Câu ghép [1 dạng của câu phức]
  • Câu phức thành phần

5.1. Câu đơn

a] Câu đơn là gì?

Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị [tức có 01 chủ ngữ và 01 vị ngữ].

Ví dụ về câu đơn:

Tôi thích viết.

Trong ví dụ này, câu chỉ có một cụm chủ vị. Cụ thể: “Tôi” là chủ ngữ, “thích viết” là vị ngữ.

Lưu ý: Có một điều mình cần lưu ý là câu đơn khác với câu ngắn. Câu đơn là câu có một cụm chủ vị, còn câu ngắn là câu có ít kí tự. Các câu đơn thường ngắn nhưng không phải cứ câu ngắn là câu đơn.

b] Phân loại câu đơn

Câu đơn có thể được chia thành 03 loại là: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.

Câu đơn bình thường là câu có đủ 01 cụm chủ vị. Vì là câu đơn bình thường nên bạn sẽ thấy nó giống như khái niệm cơ bản của câu đơn được trình bày ở trên.

Ví dụ 1:

Chị gái tôi là giáo viên. [“Chị gái tôi” là chủ ngữ, “là giáo viên” là vị ngữ”].

Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một từ hoặc một cụm từ và không xác định được đó là thành phần gì của câu. Câu đơn đặc biệt xuất hiện trong một ngữ cảnh nhất định và với mục đích nhất định.

Ví dụ 2:

Buồn quá!

Hoa ơi!

Mưa!

Câu đơn rút gọn là câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính của câu [chủ ngữ và vị ngữ]. Cụ thể, câu đơn rút gọn có thể bị lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ vị.

Câu đơn rút gọn phải ở trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, tức là nếu tách khỏi ngữ cảnh thì đó không còn được gọi là một câu nữa. Và khi cần thiết, bạn vẫn có thể hoàn thiện đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ như một câu đơn bình thường.

Ví dụ 3:

– [Khi nào bạn qua đón mình?] – Chiều nay.

5.2. Câu ghép

a] Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu có:

  • Từ hai vế trở lên, mỗi vế câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ và;
  • Các cụm chủ vị này không bao chứa nhau và;
  • Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

Ví dụ về câu ghép:

Chị gái tôi là giáo viên và anh rể tôi là luật sư.

Ở ví dụ này, ta thấy có hai vế câu:

  • Vế thứ nhất: Chị gái tôi là giáo viên [“chị gái tôi” là chủ ngữ, “là giáo viên” là vị ngữ].
  • Vế thứ hai: Anh rể tôi là luật sư [“anh tể tôi” là chủ ngữ, “là luật sư” là vị ngữ].

Sau khi xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu ghép, chúng ta có thể thấy rằng: Các cụm chủ ngữ – vị ngữ này không bao chứa nhau [để hiểu hơn về cụm chủ-vị bao chứa nhau bạn có thể xem Mục 5.3 về câu phức]. Về nội dung, hai vế câu có mối quan hệ với nhau, cụ thể ở đây là cùng đề cập về nghề nghiệp.

Xem thêm: Có thể bạn sẽ quan tâm về từ ghép và công dụng của nó trong câu.

b] Phân loại câu ghép

Mình đọc các tài liệu thì thấy rằng đang có nhiều quan nhiều phân loại câu ghép khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đều là để phân biệt giữa câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.

Ở đây, mình chia làm 03 loại. Đó là: đẳng lập, chính phụ và hỗn hợp.

Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế câu không phụ thuộc nhau về ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy…

Ví dụ về câu ghép đẳng lập:

Tôi thích viết và tôi thích làm quảng cáo.

Ở ví dụ này, hai vế của câu ghép đẳng lập gồm: “tôi thích viết”, “tôi thích làm quảng cáo”. Giữa hai vế này có từ “và” nối với nhau. Hai vế câu ghép có liên quan đến nhau nhưng không phụ thuộc nhau. Tức là, hai vế ngang hàng nhau về ý nghĩa [cả hai vế đều đề cập đến sở thích của “tôi”].

Bạn sẽ thấy rõ hơn sự “độc lập” của các vế trong câu ghép đẳng lập khi so sánh với các ví dụ về câu ghép chính phụ.

Lưu ý: Câu ghép đẳng lập có thể có nhiều vế.

Ví dụ về câu ghép đẳng lập có nhiều vế:

Tôi uống cafe, chị uống nước cam và anh ấy thì chọn nước lọc.

Câu ghép chính phụ là câu ghép mà chỉ có hai vế câu và có vế chính – vế phụ. Hai vế này có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và thường được gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

Ví dụ về câu ghép chính phụ:

Mặc dù tôi không giỏi văn nhưng tôi rất thích viết.

Ở ví dụ này, hai vế của câu ghép đó là: “tôi không giỏi văn”, “tôi rất thích viết”.  Hai vế này được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “mặc dù… nhưng”. Về quan hệ ý nghĩa, việc tôi không giỏi văn là nội dung phụ, làm rõ nội dung chính là tôi rất thích viết.

Câu ghép hỗn hợp là câu ghép mà vừa có câu ghép có nhiều vế và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế vừa có chính phụ, vừa có đẳng lập.

Ví dụ về câu ghép hỗn hợp:

Tôi yêu em, tôi nhớ em nhưng em không hề quan tâm đến tôi.

Ví dụ này có 3 vế câu gồm: “tôi yêu em” [vế 1], “tôi nhớ em” [vế 2], “em không hề quan tâm đến tôi” [vế 3]. Mối quan hệ ý nghĩa giữa vế 1 và vế 2 là “đẳng lập”. Còn mối quan hệ giữa vế 1+2 và vế 3 là “chính phụ” [vế 1+2 là vế phụ, vế 3 là vế chính].

c] Nối các vế câu ghép

Như đã trình bày ở phần khái niệm câu ghép, các vế câu ghép cần có sự kết nối với nhau về nội dung. Về cơ bản, có 3 cách để nối các vế câu ghép với nhau. Đó là: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng và nối bằng quan hệ từ.

  • Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Các cặp từ hô ứng thường gặp như: vừa – vừa, nào – ấy, bao nhiêu – bấy nhiêu… Cách nối các vế câu ghép này xuất hiện ở các câu ghép hô ứng.

Ví dụ:

Bạn cố gắng bao nhiêu, bạn sẽ nhận được bấy nhiêu.

Trời càng về khuya, đường phố càng vắng người.

  • Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Các quan hệ từ trong câu ghép gồm có “từ” và “cặp từ”.

+] Quan hệ từ là “từ”: và, rồi, hoặc, nhưng…

+] Quan hệ từ là “cặp từ”: vì-nên, nếu-thì, chẳng những-mà còn…

Ví dụ:

Em là cô gái tốt nhưng anh không có tình cảm với em.

Vì anh không có tình cảm với em nên em rất buồn.

  • Nối các vế câu ghép trực tiếp

Ở cách này, các vế câu ghép nối với nhau một cách trực tiếp mà không sử dụng cặp từ hô ứng hoặc quan hệ từ. Thông thường, giữa các vế câu ghép dạng này sẽ có dấu câu, mà cụ thể là dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ:

Trời mờ sáng, mẹ tôi dậy nấu ăn.

Tôi học văn, em tôi học toán.

5.3. Câu phức thành phần

5.3.1. Khái niệm câu phức & câu phức thành phần – Phân tích ví dụ

Khái niệm câu phức là gì sẽ hơi phức tạp một xíu, có thể bạn sẽ cảm thấy “bối rối” khi xác định câu phức, tại sao lúc là câu phức, lúc là câu ghép. Một cách dễ hiểu thì câu phức là câu có từ 2 cụm chủ – vị trở lên. Và câu ghép cũng là một loại câu phức. Câu phức mà mình muốn đề cập đến ở đây [để phân biệt với câu ghép] là câu phức thành phần.

Câu phức thành phần là câu có từ 2 cụm chủ vị trở lên, nhưng khác với câu ghép, một cụm chủ vị của câu phức là cụm chính [tức là nòng cốt]. Còn các cụm chủ vị còn lại sẽ bao hàm trong cụm chủ vị nòng cốt. Tức là mấu chốt là các cụm chủ vị này có bao hàm nhau hay không?

Để bạn hiểu rõ hơn, mình sẽ cùng bạn phân tích ví dụ về câu phức trong Tiếng Việt sau:

Bài viết Giang vừa đề cập được soạn thảo khá tỉ mỉ.

Trong đó, cụm chủ – vị nòng cốt là:

  • Chủ ngữ: “bài viết Giang vừa đề cập”.
  • Vị ngữ: “được soạn thảo khá tỉ mỉ”.

Tiếp tục xem xét chủ ngữ của cụm chủ – vị nòng cốt, chúng ta thấy rằng có 01 cụm chủ – vị nữa. Cụ thể: “Giang” là chủ ngữ, “vừa đề cập” là vị ngữ. Đây là cụm chủ – vị được bao hàm trong cụm chủ – vị nòng cốt.

Trong trường hợp bạn vẫn còn “lăn tăn”, #giangbec sẽ cùng bạn phân tích thêm ví dụ nữa về câu phức nhé:

“Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc”.

Bạn thử đặt câu phức trong Tiếng Việt khác xem sao nhé!

5.3.2. Phân loại câu phức thành phần

Như đã trình bày ở trên [Phần 5. Có bao nhiêu loại câu?] thì các loại câu phức trong tiếng Việt gồm:

  • Câu ghép
  • Câu phức thành phần

Về câu ghép, Giang đã phân loại khá cụ thể ở Mục 5.2, ở đây mình sẽ chỉ phân loại câu phức thành phần. Cụ thể, dựa vào vị trí của cụm chủ vị được bao hàm trong câu, có thể chia các loại câu phức thành phần cơ bản là:

  • Câu phức thành phần chủ ngữ
  • Câu phức thành phần vị ngữ

—–

Trên đây là những nội dung cơ bản về câu và các thành phần của câu để bạn tham khảo. Tiếng Việt rất phong phú, đôi khi bạn sẽ thấy có những câu được sử dụng khá phổ biến nhưng rất khó để phân tích thành phần câu một cách rạch ròi, rõ ràng. Theo mình đây là điều bình thường trong ngôn ngữ và chúng ta chấp nhận điều đó. Hy vọng những thông tin trên là có ích, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của mình!

Chủ Đề