Vương triều dục vọng 2023

TP - Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, đồng thời nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ phát biểu tại phiên khai mạc

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Ngày 20/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2023 chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [khoảng 20,8%]. Đồng thời sẽ tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Ðức Phớc. Ảnh: Như Ý

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023 áp dụng điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị. “Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023 - 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền”, ông Phớc nêu. Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Đồng thời, đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chỉ rõ địa chỉ để xảy ra lãng phí nghiêm trọng

Sáng 20/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 7 dự án luật khác. Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp này đều rất quan trọng. Trong đó, dự án Luật Ðất đai [sửa đổi] nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài; không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm.

Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Ðây là nội dung giám sát quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên nhiều lĩnh vực được quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để xảy ra tình trạng lãng phí nghiêm trọng.

THÀNH NAM

Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Chiều 20/10, Quốc hội họp riêng về vấn đề nhân sự. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Sỹ Thanh; Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Thể. Sau khi trình dự kiến nhân sự, hôm nay [21/10], Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự lễ khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV - Ảnh: QUOCHOI.VN

Sáng 20-10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,83%, cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Các khu vực của nền kinh tế đều có tốc độ phục hồi và tăng trưởng cao và thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, bình quân chỉ tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện 9 tháng đạt 15,43 tỉ USD, tăng 16,2%.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhận định thời gian còn lại của năm 2022 và năm 2023 sắp tới tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, có thể làm chậm lại quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Biến động phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế và an ninh, chính trị thế giới, những diễn biến mới, phức tạp trong xung đột Nga - Ukraine và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, các yếu tố rủi ro, bất định ngày càng gia tăng.

"Áp lực lạm phát, biến động lãi suất, tỉ giá và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng cực đoan hơn… vẫn là những thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế đất nước", ông Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp - Ảnh: QUOCHOI.VN

Ông Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, phân tích sâu sắc bối cảnh, đặc điểm nổi bật của năm 2022, nhận rõ những kết quả và bài học đã đạt được, những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc phải tháo gỡ, những thách thức phải vượt qua.

Trên cơ sở nhận diện, đánh giá, dự báo chính xác tình hình trong nước và thế giới trong thời gian tới, xem xét, quyết định các quan điểm, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công cho năm 2023, phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023 và kế hoạch tài chính trung hạn 3 năm 2023-2025.

Chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để lãng phí nghiêm trọng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021".

Đây là nội dung giám sát quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên cấp bách trên nhiều lĩnh vực được các đại biểu Quốc hội, nhân dân và cử tri cả nước quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng, mong muốn tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cùng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để xảy ra tình trạng lãng phí nghiêm trọng.

Cùng với đó, làm rõ hạn chế, khó khăn, vướng mắc, chỉ rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan. Căn cứ kết quả giám sát, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về chuyên đề giám sát này.

Chủ Đề