Việt Nam sản xuất máy bay chiến đấu

Tiêm kích tàng hình NGAD thuộc thế hệ thứ 6 có ý nghĩa chiến lược đối với cơ cấu lực lượng không quân Mỹ trong tương lai. Chúng dự kiến sẽ thay thế máy bay F-22 Raptor vào năm 2030, qua đó góp phần tối ưu hóa sức mạnh của lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, giá thành là một trong những vấn đề đáng bàn hiện nay, khi mẫu tiêm kích mới dự kiến sẽ có giá gấp hai hoặc 3 lần chi phí sản xuất F-35-loại máy bay thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất thế giới. Trong cuộc họp của Ủy ban Quân vụ Hạ viện mới đây, khi được hỏi về giá của mẫu tiêm kích tàng hình tương lai, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall đã không công bố chi phí chính xác của một chiếc NGAD riêng lẻ, nhưng nói rằng nó có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

“Đây sẽ là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đắt nhất từng được không quân Mỹ thực hiện. Mỗi máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 sẽ có giá vài trăm triệu USD. Tuy nhiên nó sẽ cung cấp những khả năng chưa từng có với giá trị sử dụng cao”, Bộ trưởng Kendall cho biết.

Bản minh họa của Boeing về máy bay thế hệ tiếp theo.Ảnh:Defense News

Cũng theo tiết lộ của ông, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 sẽ bao gồm cả phiên bản có phi công hoặc không người lái, tùy thuộc vào nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiếm ưu thế trên không, hoặc trinh sát. Phiên bản không người lái có giá chưa tới một nửa so với phiên bản còn lại.

Chương trình NGAD được khởi xướng vào những năm đầu thập niên 2010 nhằm phát triển hệ thống chiếm ưu thế trên không cho thập kỷ tới. NGAD hướng tới mục tiêu tạo ra một mạng lưới máy bay chiến đấu được thiết kế để hoạt động cùng nhau, chứ không chỉ tập trung vào nền tảng hoặc công nghệ vũ khí đơn lẻ.

Trong các tình huống rủi ro cao, máy bay không người lái, được mệnh danh là cận vệ trung thành, sẽ được chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ, giữ an toàn cho phương tiện có người lái và phi công tránh bị tổn hại.

Không quân Mỹ đã đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào chương trình NGAD kể từ năm 2018 và con số này có khả năng tăng lên ít nhất 9 tỷ USD vào năm 2026. Tạp chí Popular Mechanics nhận định, mức độ cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc đã thay đổi rất nhiều kể từ những năm 80 của thế kỷ trước,khi chương trình F-22 Raptor được khởi xướng và NGAD phản ánh rõ sự thay đổi này.

Để gia tăng ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương, những máy bay chiến đấu thế hệ mới trong chương trình NGAD cần có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng lớn lên tới hàng nghìn dặm; linh hoạt trong chiến đấu, trinh sát, vừa có thể chiếm ưu thế trên không, vừa có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền.

Vậy NGAD sẽ được thiết kế như thế nào? Stephen Trimble, biên tập viên Tạp chí Aviation Week & Space Technology cho rằng mẫu máy bay chiến đấu tầm xa mới sẽ có khả năng hoạt động ở độ cao trên 21km, sở hữu tốc độ siêu thanh và các công nghệ đột phá như khả năng tàng hình, trí tuệ nhân tạo...

Cũng có những đồn đoán cho rằng để đáp ứng nhu cầu hoạt động tầm xa, mẫu máy bay NGAD sẽ có kích thước khá lớn, có thể bằng F-111, một loại máy bay tấn công tầm xa cỡ lớn của không quân Mỹ đã bị loại biên vào những năm 1990. F-111 dài 22m, bay ở độ cao 18km, trọng lượng cất cánh tối đa là 45.000kg và tầm hoạt động hơn 4.800km.

Trong khi đó, F-22 dài 19m, bay ở độ cao hơn 19km, trọng lượng cất cánh tối đa là 35.700kg và có tầm hoạt động 3.000km. Những con số này cho thấy, nếu không quân Mỹ muốn có một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không với tầm hoạt động vượt F-22 [đủ để bay từ Guam đến Okinawa, Nhật Bản và thực hiện những nhiệm vụ trinh sát, tấn công mục tiêu kẻ thù], thì một chiếc máy bay cỡ F-111 không phải là điều quá xa vời.

Đến nay, không quân Mỹ vẫn giữ bí mật hoàn toàn về mẫu máy bay tương lai do lo ngại sự cạnh tranh từ các đối thủ. Tuy nhiên, họ từng khẳng định tiêm kích thế hệ mới sẽ phá vỡ mọi kỷ lục về máy bay chiến đấu. Quá trình phát triển máy bay cũng được chú trọng để bảo đảm dù chi phí sản xuất ban đầu cao nhưng việc nâng cấp và bảo trì lại không tốn kém.

NGỌC HÂN

Phi công kiểm tra máy bay chiến đấu KF-21 do Hàn Quốc chế tạo, chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, tại trụ sở của nhà sản xuất Korea Aerospace Industries Ltd., ở Sacheon, cách Seoul 437km về phía Nam, ngày 6/7/2022. [Ảnh: Yonhap/TTXVN]

Ngày 19/7, máy bay chiến đấu KF-21 do Hàn Quốc sản xuất đã cất cánh từ căn cứ không quân ở miền Nam nước này trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Theo Cơ quan quản lý Chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc [DAPA], máy bay chiến đấu KF-21 cất cánh từ căn cứ Sacheon, cách thủ đô Seoul khoảng 300km về phía Nam, nơi đặt trụ sở chính của nhà sản xuất Korea Aerospace Industries [KAI].

Chuyến bay thử nghiệm KF-21 là một phần của dự án trị giá 8.800 tỷ won [6,67 tỷ USD] được triển khai vào năm 2015 nhằm thay thế phi đội máy bay phản lực F-4 và F-5 đã lâu năm của Không quân Hàn Quốc.

Nếu dự án thành công, Hàn Quốc sẽ chính thức gia nhập câu lạc bộ các nước tự sản xuất máy bay chiến đấu siêu thanh, hiện có bảy quốc gia.

[Hàn Quốc sẵn sàng thử nghiệm chiến đấu cơ KF-21 tự sản xuất trong nước]

KF-21 ứng dụng nhiều công nghệ cao cấp khác nhau, bao gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động [AESA] theo dõi nhiều mục tiêu với các thành phần tiên tiến và hiệu quả hơn; có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại [IRST] giúp phát hiện các mục tiêu bay thấp phát ra bức xạ hồng ngoại, bao gồm cả tên lửa chống hạm.

Máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 sẽ được trang bị các tên lửa không đối không như AIM-2000 của Diehl [Đức] và Meteor của MBDA [Anh].

Trong giai đoạn hai của dự án từ năm 2026-2028, Hàn Quốc sẽ củng cố khả năng chiến đấu không đối đất của KF-21, bao gồm các tên lửa do Raytheon Technologies, Boeing và General Dynamics của Mỹ sản xuất, cũng như các công ty trong nước như Hanwha và LIG Nex1.

DAPA hiện cũng đang phát triển tên lửa hành trình phóng từ trên không cho KF-21./.

Phan An [TTXVN/Vietnam+]

Năm 1975, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã sang thăm và làm việc tại Pháp. Một số người Việt ở Pháp khi biết tin đã bày tỏ mong muốn được đóng góp sức lực vào sự phát triển đất nước, trong đó có công trình sư Võ Văn Phúc với ý tưởng sản xuất máy bay nhằm gây dựng ngành kỹ thuật hàng không.

Ông Phúc là công trình sư làm việc trong hãng hàng không Air Aspasia, từng tham gia thiết kế máy bay Concorde [loại máy bay siêu âm đầu tiên trên thế giới].

Năm 1976, đoàn cán bộ cao cấp quân sự của ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đã sang thăm Liên Xô và gặp một số nghiên cứu sinh Việt Nam ở Học viện Giucopxki, trong đó có đồng chí Trương Khánh Châu [sau là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng].

Đại tướng nhắc nhở các cán bộ kỹ thuật của ta nên chú ý tiếp thu những kiến thức học được để sớm nghiên cứu, chế tạo máy bay, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng của nước nhà.

Đến năm 1977, đồng chí Trương Khánh Châu cùng một số đồng nghiệp hoàn tất quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ và trở về nước.

Năm 1977, biết tin công trình sư Nguyễn Văn Phúc về nước, Quân chủng Không quân đã cử Thiếu tá Trương Khánh Châu, Trưởng phòng thiết kế Viện Kỹ thuật Không quân gặp gỡ và làm việc.

Đến ngày 4/3/1978, Quân ủy Trung ương đã họp và phê chuẩn dự án "Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ" và cho phép Quân chủng Không quân triển khai thực hiện.

Sau khi có nghị quyết của Quân ủy, tháng 3/1978, chương trình thiết kế và chế thử máy bay loại nhỏ được xác lập.

Chủ nhiệm dự án là đồng chí Trương Khánh Châu; các Phó Chủ nhiệm dự án gồm: Nguyễn Văn Hải và Cao Văn Bình; tham gia thiết kế gồm: Nguyễn Quang Tiến, Nguyễn Duy Tộ, Đỗ Văn Hà, Lê Đình Cương, Võ Điện Biên, Trần Mạnh Chung, Lê Kiên Thành, Đinh Lê Dụ, Nguyễn Thanh Tường, Võ Yên Chương…

Nhận nhiệm vụ xong, cả nhóm bắt tay vào làm bản thiết kế sơ bộ. Giữa năm 1978, ông Trương Khánh Châu và Nguyễn Duy Tộ mang bản thiết kế hoàn thành sang Pháp gặp công trình sư Võ Văn Phúc để xin ý kiến.

Chuyến đi kéo dài 2 tuần, cả nhóm làm việc miệt mài ở nhà riêng của ông Võ Văn Phúc. Các tác giả trình bày thiết kế để ông Phúc nghe và đánh giá. Ông Phúc đã góp ý và cung cấp một cuốn tài liệu tính độ bền định mức tiêu chuẩn máy bay FAN-5 của Mỹ, cuốn sách này đã giúp nghiên cứu thiết kế rất nhiều trong quá trình tính toán.

Sau khi về nước, nhóm đã làm lại bản thiết kế kỹ thuật và thiết kế khí động. Cuối năm 1979, bản thiết kế mới hoàn thành, Ban nghiên cứu thiết kế lại điện mời công trình sư Nguyễn Văn Phúc về Việt Nam để trao đổi.

Tại Nhà khách ngoại giao của Viện Kỹ thuật Quân sự Không quân, ông Phúc đã làm việc cùng nhóm nghiên cứu và rất khen bản thiết kế mới, đồng thời góp một số ý bổ sung cho hoàn thiện.

Tháng 7/1980 chiếc máy bay đầu tiên mang tên TL-1, sản phẩm đầu tay của Ban nghiên cứu thiết kế được hoàn thành và xuất xưởng để chuẩn bị bay thử, dự kiến sẽ chào mừng ngày Quốc khánh ngày 2/9. TL-1 là tên viết tắt của loại máy bay được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ trinh sát liên lạc, số 1 là biểu thị của phiên bản đầu tiên của loại này.

Theo thiết kế, máy bay có 4 chỗ ngồi, hình dạng theo kiểu máy bay Racly-220 của Pháp.

Quá trình thiết kế được thực hiện công phu theo các bước, bao gồm: Nhận nhiệm vụ thiết kế; làm đề cương khoa học; thiết kế sơ bộ; dựng mô hình; thiết kế kỹ thuật; thí nghiệm từng phần; thiết kế công nghệ; gia công chi tiết và lắp ráp cụm nhóm; tổng lắp và hiệu chỉnh; bước cuối cùng là bay thử.

Về mặt trang bị máy bay TL-1 được thiết kế với các loại máy móc hiện đại trên thế giới hồi đó, sử dụng động cơ cánh quạt IO-470F của hãng Continental, máy liên lạc Wincox-807, thiết bị điện đồng bộ trên máy bay và các phụ tùng chiến lợi phẩm thu được sau giải phóng miền Nam.

Sau 2 năm thiết kế và chế tạo, cuối tháng 8/1980, cả nhóm nghiên cứu đã đưa sản phẩm lên ô tô chở đi bay thử tại sân bay Hòa Lạc. Hai phi công được chọn bay thử đầu tiên là Nguyễn Xuân Hiển và Nguyễn Văn Sửu.

Mọi người đều rất hồi hộp, trên sân bay, cách 200m lại bố trí một cán bộ, kỹ sư đứng để quan sát chuyển động của máy bay. Khi chạy thử trên đường băng, máy bay rung lắc mạnh làm gãy thanh đỡ nên không được phép cất cánh, cả nhóm phải "tìm bệnh" của TL-1.

Cuối cùng đã tìm được nguyên nhân là do chiếc càng dùng không đồng bộ nên gây ra hiện tượng rung lắc mạnh. Sau khi tìm được loại thay thế, máy bay đã hết rung lắc, các thông số ổn định.

Sáng ngày 25/9/1980, TL-1 được phép bay thử. Khi TL-1 vút lên, cả nhóm nghiên cứu ôm chầm lấy nhau mà nước mắt tuôn trào, chuyến bay thử đã thành công với 102 phút trên không, 13 lần cất, hạ cánh.

Máy bay TL-1 có trọng lượng rỗng 830kg, trọng lượng cất cánh tối đa 1.100kg, có thể chở 4 người, sải cánh 9,60m, chiều dài máy bay 6,79m, chiều cao máy bay 3,28m và diện tích cánh 12,48m. TL-1 đã hoàn thành bay thử 2 giai đoạn:

Bay thử khả năng và bay thử tính năng. Một số tính năng mà TL-1 đạt được như: tốc độ bay tối đa 265km/h, tốc độ hạ cánh 98km/h, tốc độ lên thẳng 5m/s và độ cao tối đa 4.500m.

Sau khi bay thử thành công, ngày 5/10/1980, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem và khen ngợi thành tích ban đầu của Viện Kỹ thuật Quân sự Không quân.

Ngày 30/10/1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đến sân bay Hòa Lạc chứng kiến chuyến bay báo cáo TL-1. Đồng chí Tổng Bí thư khen ngợi thành tích của Viện Kỹ thuật Không quân, sau đó đề tài được Bộ Quốc phòng khen thưởng bậc 10/10.

Gần 40 năm đã trôi qua, những người thực hiện dự án nay đã nghỉ hưu, mỗi khi có dịp tham quan Bảo tàng Phòng không — Không quân, nhìn ngắm lại chiếc máy bay TL-1, nhóm nghiên cứu lại cảm thấy lòng đầy tự hào.

Việc chế tạo thành công máy bay TL-1 đã ghi một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của ngành kỹ thuật hàng không Việt Nam sau này.

Theo Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề