Viêm quanh răng và cách điều trị

Viêm quanh răng hay viêm tổ chức quanh răng là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nướu, có biểu hiện là tụt nướu, tiêu xương, răng lung lay, hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh răng, việc chẩn đoán bệnh viêm quanh răng thường dựa vào quan sát phần nướu quanh răng, chẩn đoán hình ảnh… Vậy, tổng quan bệnh viêm quanh răng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng

Phần nướu không bám chắc vào chân răng nữa, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có những cơn đau tức, khó chịu. Nhiều khi đánh răng hoặc có vật cứng chạm vào nướu nơi chân răng thì có thể sẽ có dấu hiệu chảy máu.

Các mảng bám vôi răng nhiều bất thường, đôi khi, khi ấn nhẹ tay hoặc xỉa răng bệnh nhân còn có thể nhìn thấy chất dịch màu vàng chảy ra, sau một thời gian chất dịch màu vàng đó chuyển sang màu trắng đục, nhầy nhầy. Gây nên cảm giác khó chịu cho khoang miệng và đặc biệt là miệng ngày càng có mùi nặng.

Khi chụp CT bệnh nhân sẽ thấy được túi mủ nằm sâu trong chân răng hoặc trong nướu. xương ổ răng đang bị tiêu dần, răng bắt đầu lung lay.

Hậu quả của viêm quanh răng

Tình trạng bệnh mỗi ngày một nặng và nó cũng ảnh hưởng mạnh đến vấn đề tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân luôn trong trạng thái cáu giận, nổi khùng hoặc im lặng, u uất, ngại giao tiếp với mọi người.

Bệnh nhân mắc viêm quanh răng

Bệnh nhân phải trải qua những cơn đau âm ỉ kéo dài. Gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu thường xuyên, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Điều đáng nói, các bệnh lý răng miệng có thể là nhân tố gây nên các căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Nhiều bệnh nhân khi thấy răng lung lay và xuất hiện những cơn đau thì nhổ răng đi, không những một răng mà rất nhiều răng bị nhổ. Nhưng bệnh mãi không thấy thuyên giảm mà vẫn đau nhức, khó chịu.

Điều trị viêm quanh răng

– Điều trị tại chỗ:

Súc miệng nước muối hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.

Lấy cao răng 3 tháng 1 lần

Kiểm soát mảng bám răng

-Điều trị toàn thân:

Nếu răng, hàm và má đều bị sưng và đau thì hãy đến ngay bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để được khám chuyên khoa điều trị ngay lập tức. Lúc này bác sĩ sẽ điều trị tình trạng nhiễm trùng bằng cách dùng các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, kích thích tái tạo mô, sát khuẩn và chống viêm. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm và chế độ dinh dưỡng.

-Phẫu thuật:

Nếu cơn đau và viêm trở nên nghiêm trọng hoặc bệnh tái phát thì có thể bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần vạt lợi và nạo sạch các túi mí.

Nếu răng lung lay nhiều làm nẹp cố định lâu dài.

Nhổ răng nếu điều trị bảo tồn không kết quả.

Chế độ dinh dưỡng:

-Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ưu tiên chất đạm và chất béo

-Bổ sung đầy đủ vitamin [ rau, củ, quả, trái cây tươi]

-Bổ sung lượng nước trong ngày[ 2-3 lít]

Tái khám:

Tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần

Phòng bệnh:

Kiểm soát mảng bám răng: Chải răng đúng cách, làm sạch các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, bản chải kẽ răng…, dùng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày.

Chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng các thức ăn có lợi cho lợi

Khám răng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những tổn thương sớm.

CNĐD. Cao Ngọc Thúy – Khoa Răng hàm mặt

ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU: Để loại trừ các nguyên nhân và các kích thích tại chỗ như cao răng , mảng bám răng, hàn thừa, hàn kênh, sâu răng mặt bên, răng giả sai kỹ thuật, răng mọc lệch lạc, tật nghiến răng.

1. Lấy cao răng: cao răng có thể bám vào mảng bám răng, bề mặt men răng, xương chân răng, ngà răng bị lộ ở cổ và chân răng, răng giả gắn chặt hay răng giả tháo lắp.

 Lấy cao răng bằng tay: chọn dụng cụ thích hợp
với vị trí có cao răng, có thể dùng lực đẩy lên hoặc đẩy xuống hoặc đưa ngang tuỳ theo loại dụng cụ, khi lấy cao răng phải có điểm tựa để không bị trượt dụng cụ làm sang chấn răng và phần mềm, tránh không làm xước bề mặt thân và chân răng.

Lấy cao răng bằng máy: các loại máy thường dùng hiện nay là máy lấy cao răng siêu âm, máy laze CO2. Lấy cao răng bằng máy dễ thực hiện và ít nguy cơ sang chấn các tổ chức trong miệng hơn, tuy nhiên vẫn phải chú ý không gây xước bề mặt và tránh ê buốt cho bệnh nhân.

Theo vị tri chia ra cao răng trên lợi và dưới lợi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là cao răng và mảng bám dưới lợi.

Lấy cao răng dưới lợi được coi như một phẫu thuật [flap curettage]. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ cao răng , tổ chức viêm, hoại tử, tổ chức hạt nhiễm trùng, làm nhẵn bề mặt chân răng, loại bỏ túi lợi.

2. Chỉnh sửa các sai sót trong quá trình điều trị và phục hình:

Hàn thừa ở mặt bên, mặt ngoài, mặt trong, hàn kênh mặt nhai, răng giả sai kỹ thuật cần được sửa hoặc làm lại

3. Nhổ các răng có chỉ định: lung lay độ 3,4, những răng có áp xe mà không thể điều trị bảo tồn,...

4. Điều trị các răng sâu và biến chứng của răng sâu.

5. Cố định tạm thời các răng lung lay mà chưa có chỉ định nhổ, trước khi cố định cần xác định tình trạng răng và cung răng:

-Di chuyển răng, lệch nghiêng và lung lay

-Sang chấn khớp cắn

-Mất quan hệ trung tâm

-Có chiều cao khớp cắn thấp khi răng hàm bị mất một phần hoặc mất tất

Có thể nắn chỉnh lệch lạc trước khi cố định răng với điều kiện không có viêm cấp tại chỗ: Hàm tháo lắp Hawley, chỉnh bằng bracket, nắn chỉnh thuận lợi nhất với nhóm răng cửa dưới của khớp cắn loại II

Nguyên tắc cố định răng: vệ sinh dễ dàng, thẩm mỹ chấp nhận được, không vướng khi ăn nhai và nói, không kích thích lợi.

Có nhiều phương pháp cố định răng từ đơn giản đến phức tạp

-   Cố định ngoài thân răng:

+Dùng cung thép đặt phía ngoài và buộc bằng chỉ thép qua các kẽ răng

+Dùng dây thép uốn cong áp sát trên gót các răng cửa và răng nanh, dung chỉ nha khoa buộc giữ hai đầu dây thép qua kẽ răng, dung composite hàn phủ cố định dây thép. Với nhóm răng phía trước hàm trên phải tránh vị trí chạm khớp [không thực hiện được với khớp cắn sâu]  

 -   Cố định trong thân răng: đối với các răng cửa và răng nanh mài trên gót răng thành hình rãnh long máng đường kính 1 mm,  rãnh có thể liên tục hoặc đứt quãng, với răng hàm nhỏ và răng hàm lớn mài rãnh hình long máng trên mặt nhai đi qua giữa mặt nhai, đường kính 1 mm, rãnh có thể liên tục hoặc đứt quãng

Nguyên liệu để cố định răng: dây thép, lưới thép, composite, amalgam, nhựa acrylic

6. Mài chỉnh khớp cắn:

Trước khi mài chỉnh cần xác định các điểm mòn và diện mòn, dùng giấy than và lá sáp tìm điểm chạm sớm ở các vị trí chuyển động của khớp cắn. Khi mài chỉnh cần chú ý hình thể răng đặc biệt là các răng phía trước,  không làm giảm chiều cao khớp cắn[ tránh núm trong răng hàm trên và núm ngoài răng hàm dưới] sau khi mài cần làm nhẵn bằng nụ cao su.

Cơ quan răng gồm có 2 thành phần: răng và tổ chức quanh răng. sự phân chia này dựa trên quan điểm phôi học, sinh lý học, dinh dưỡng và bệnh lý học.

1. Tổ chức quang răng

Tổ chức quanh răng được cấu tạo bởi 4 thành phần: lợi, dây chằng quanh răng, xi măng chân răng và xương ổ răng.

*] Lợi: Là phần niêm mạc miệng biệt hoá ôm quanh răng. Ở phía ngách tiền đình và mặt lưỡi thì có một đường ranh giới rõ rệt giữa lợi và niêm mạc miệng. Riêng phía hàm ếch thì không có ranh giới rõ rệt giữa lợi và niêm mạc hàm ếch

Về giải phẫu lợi được chia làm lợi tự do và lợi dính.

- Lợi tự do: Là phần lợi ôm sát lấy cổ răng và cùng với cổ răng tạo thành một khe sâu khoảng 1 mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do được chia làm 2 thành phần khác nhau về mặt bệnh lý: nhú lợi và đường viền lợi.

+ Nhú lợi: là phần lợi tự do nằm ở kẽ giữa hai răng.

+ Đường viền lợi [lợi viền]: là phần lợi tự do ôm sát lấy cổ răng. mặt trong của đường viền lợi là thành ngoài của rãnh lợi.

- Lợi dính: là phần lợi bám dính vào chân răng ở trên [cao khoảng 1,5 mm] và mặt ngoài xương ổ răng ở dưới. Chiều cao của lợi dính thay đổi tùy theo từng người.

Lợi bình thường săn chắc, màu hồng nhạt. Lợi có vai trò quan trọng việc bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào tổ chức quanh răng.

*] Dây chằng quanh răng :

Dây chằng quanh răng là tổ chức liên kết có cấu trúc đặc biệt nối liền răng với xương ổ răng, nó có nhiệm vụ chính là giữ răng trong ổ răng.

Dây chằng quanh răng xếp thành từng bó nằm theo các hướng khác nhau giúp phân tán lực nhai đều vào xương ổ răng, tránh sang chấn cho răng và tổ chức quanh răng.

Chiều dày của vùng dây chằng quanh răng thay đổi tùy theo tuổi và chức năng của tưng răng. chiều dày trung bình vào khoảng 0,25 ± 0,1 mm. Chỗ hẹp nhất là ở 1/3 giữa chân răng, chỗ rộng nhất là ở cổ và cuống răng.

*] Xi măng chân răng :

Là phần tổ chức liên kết vôi hoá đặc biệt bao phủ lớp ngà chân răng. chiều dày của lớp xi măng chân răng thay đổi tùy theo tuổi và tùy theo răng.

Xi măng chân răng có vai trò:

- Tham gia vào hệ thống cơ học nối răng với xương ổ răng [là điểm bám của các dây chằng quanh răng].

- Bảo vệ ngà chân răng.

- Tham gia điều trị một số trường hợp tổn thương ngà chân răng.

*] Xương ổ răng :

Là phần xương hàm ôm lấy các chân răng. Gồm có 3 phần: xương vỏ [xương đặc] nằm phía ngoài, xương xốp ở giữa, xương huyệt ổ răng [lá cứng] nằm tiếp giáp với chân răng.

*]  Lão hóa tổ chức quanh răng:

Sự lão hóa của tổ chức quanh răng xảy ra song song với sự lão hóa của cơ thể. Đó là hiện tượng xơ hóa các mạch máu vùng dây chằng quanh răng, hoạt động phân chia tế bào giảm xuống, loãng xương ổ răng và tiêu xương ổ răng từ từ dẫn đến tụt lợi, lộ chân răng....

2. Bệnh căn và bệnh sinh:

Có nhiều yếu tố tham gia vào bệnh nguyên của bệnh vùng quanh răng, trong đó yếu tố vi khuẩn là quan trọng nhất.

a]. Vi khuẩn:

Cao răng và mảng bám răng cùng với vi khuẩn chứa trong nó là yếu tố khởi phát bệnh vùng quanh răng. Nó có thể tác động trực tiếp lên tổ chức quanh răng bằng độc tố của vi khuẩn hay gián tiếp thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể.

b]. Yếu tố tạo điều kiện cho sự hình thành cao răng, mảng bám răng:

- Do răng: Hình thể thân răng không bình thường, răng lệch lạc, bệnh tủy răng.

- Do hàn răng, làm răng giả không đúng.

- Do dị dạng của xương hàm.

- Do cơ, niêm mạc: phanh môi, má bám thấp, tật lưỡi to làm cản trở vệ sinh răng miệng.

- Do vệ sinh răng miệng kém

- Do thức ăn: do dùng thức ăn mềm.

- Do bệnh lý tại chỗ: u, điều trị phóng xạ làm giảm tiết nước bọt...

c]. Yếu tố phụ trợ:

*]  Tại chỗ:

- Mọc răng.

- Chịu lực nhai quá lớn: điểm chạm sớm, tật nghiến răng...

*]  Toàn thân:

- Tình trạng sinh lý: quá trình lão hóa, thay đổi Hormone.

- Thói quen: yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa, chủng tộc...

- Di truyền.

- Bị một số bệnh lý toàn thân: tâm thần, bệnh tiêu hóa, suy dinh dưỡng, bệnh về máu, bệnh da liễu, bệnh nội tiết, suy giảm miễn dịch....

3. Phân loại bệnh vùng quanh răng:

Có nhiều cách phân loại bệnh vùng quanh răng, để dễ hiểu chúng tôi chỉ trình bày ở đây cách phân loại cũ:

- Bệnh về lợi

- Bệnh viêm quanh răng

a]. Bệnh về lợi :

            * Viêm lợi : Viêm cấp và viêm mãn

- Viêm cấp : biểu hiện đau, dễ chảy máu khi mọc răng [ở trẻ em] viêm đường hô hấp.

+ Nguyên nhân : do vi khuẩn,

+ Biểu hiện: Lợi nề, đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng và khi thăm khám.

+ Điều trị :

Tại chỗ:

Cạo sạch cao răng, mảng bám răng

Dùng ô xy già 6% rửa sạch miệng, sát trùng súc miệng ô xy già 0,5%.

Chấm thuốc giảm đau, làm se lợi.

Uống kháng sinh + sinh tố [vitamin C]

Rodogyl 750mg/v

6 tuổi : 1V/2 lần

6 - 15 tuổi : 2V/2 lần

15 tuổi trở lên : dùng như người lớn ngày 3 - 4V/2.

            * Viêm lợi mãn tính :

Viêm lợi cấp không được điều trị tốt, tái đi tái lại nhiều dẫn đến viêm lợi mãn

Biểu hiện bằng các đợt viêm cấp tái đi tái lại.

Điều trị: lấy cao răng mảng bám.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại chỗ.

b]. Viêm quanh răng :

- Viêm toàn bộ các tổ chức quanh răng, lợi, dây chằng, xương ổ răng, xương răng.

- Dấu hiệu điển hình :

1. Có túi quanh răng.

2. Tiêu xương ổ răng

3. Tụt lợi gây hở cổ răng, chân răng.

4. Răng lung lay và di chuyển

Tiến triển qua 3 giai đoạn :

*] Khởi đầu :

Biểu hiện viêm lợi mãn tính khi thăm khám có nhiều cao răng, túi lợi sâu, bệnh nhân thỉnh thoảng có đau, đau cả hai hàm, đau lan truyền từ răng nọ sang răng kia.

*] Giai đoạn tiến triển:

Có đầy đủ 4 triệu chứng điển hình như đã nói trên:

- Túi quanh răng sâu > 5 mm

- Chụp Phim chân răng thấy tiêu xương ổ răng theo chiều ngang hay dọc.

- Khám thấy tụt lợi làm hở cổ răng, chân răng.

- Răng lung lay và di lệch khỏi vị trí của nó. Người ta chia răng lung lay là 3 độ :

+ Độ 1: Cảm giác lung lay

+ Độ 2: Lung lay thấy rõ theo chiều trong ngoài nhưng £ 1 mm.

+ Độ 3: Lung lay theo chiều trong ngoài >1mm, và thường kèm theo lung lay theo chiều đứng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy hôi miệng, ăn nhai khó.

*]. Giai đoạn biến chứng [giai đoạn cuối]

- Biến chứng - các ổ áp xe quanh răng, ổ mủ.

- Viêm tuỷ răng ngược dòng.

- Nhiễm trùng họng, viêm màng ngoài tim.

Điều trị viêm quanh răng bao gồm: loại trừ các yếu tố bệnh nguyên [cạo cao răng, cạo láng gốc răng, chỉnh sửa sang chấn....] điều trị làm lợi tái bám dính [nạo vét túi, phẫu thuật lợi, ghép lợi, ghép xương]. Ngoài ra còn có các biện pháp điều trị bổ xung, điều trị toàn thân.

Video liên quan

Chủ Đề