Vì sao hữu thắng that bại

Tiền vệ Nguyễn Hữu Thắng

Hôm qua [19/5], U22 Việt Nam đã chia tay 4 cầu thủ gồm: Y Êli Niê, Lý Trung Hiếu, Tẩy Văn Toàn và Nguyễn Hữu Thắng. Trong đó, trường hợp của Hữu Thắng gây bất ngờ hơn cả, bởi tiền vệ này vừa ghi bàn vào lưới ĐT Việt Nam ở trận đấu nội bộ hôm 18/5.

Hồi cuối năm ngoái, Hữu Thắng cũng chơi rất ấn tượng và ghi bàn 1 bàn trong 2 trận giao hữu gây quỹ từ thiện với ĐT Việt Nam. Trước đó, Hữu Thắng từng tham dự VCK U23 châu Á 2020 và được HLV Park Hang Seo gọi lên tuyển trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 30.

Vấn đề thể lực là nguyên nhân khiến Hữu Thắng phải chia tay U22 Việt Nam ở đợt tập trung lần này, nhất là khi cầu thủ thuộc biên chế Viettel chưa hoàn toàn bình phục chấn thương gặp phải trong trận đấu với Bình Định tại vòng 9 V-League hôm 11/4.

“Kết quả kiểm tra thể lực cũng chính là những động lực để khi trở về Viettel, tôi sẽ quyết tâm rèn luyện. Ngoài việc luyện tập cùng đội, tôi sẽ có những bài tập cùng HLV thể lực của Viettel để có kết quả tốt hơn sau này.

Một số báo, trang tin hiện nay đang đưa thông tin về việc tôi rời khỏi đội tuyển U22 là do vi phạm kỷ luật, gặp gỡ người ngoài đội trong thời gian dịch bệnh là không chính xác.

Trước khi chia tay, trợ lý Kim Han Yoon có nói rằng: Chúng tôi rất muốn gặp lại Thắng trong đội U22 Việt Nam, vậy nên Thắng càng cần phải nỗ lực tập thêm về thể lực để những ảnh hưởng của chấn thương không còn đeo bám.” – Hữu Thắng chia sẻ./.

Ngày 19/5, HLV Park Hang Seo quyết định rút gọn danh sách U22 Việt Nam. Bốn cầu thủ phải nói lời chia tay với đội tuyển sau hơn 1 tuần tập luyện gồm thủ môn Y Eli Niê, tiền vệ Lý Trung Hiếu, Tẩy Văn Toàn và Nguyễn Hữu Thắng. Trong số này, việc Hữu Thắng bị gạch tên là bất ngờ lớn khi anh được đánh giá là một trong những tiền vệ xuất sắc nhất của lứa U22.

Sau khi Hữu Thắng bị loại, có một số thông tin cho rằng tiền vệ này đã vi phạm kỷ luật, cụ thể là tiếp xúc với người ngoài trong thời gian dịch bệnh.

Hữu Thắng bị loại là do gặp vấn đề về chấn thương

Hữu Thắng đã chính thức lên tiếng phủ nhận: "Một số thông tin về việc tôi rời khỏi tuyển U22 là do vi phạm kỷ luật, gặp gỡ người ngoài đội trong thời gian dịch bệnh là không chính xác.

Trước khi chia tay, trợ lý Kim có nói với tôi rằng: Chúng tôi rất muốn gặp lại Thắng trong đội U22 Việt Nam vậy nên Thắng càng cần phải nỗ lực tập thêm về thể lực để những ảnh hưởng của chấn thương không còn đeo bám".

Lý do khiến thầy Park gạch tên Hữu Thắng khỏi danh sách U22 Việt Nam có thể là vì chấn thương. Theo thông tin từ CLB Viettel, trong trận đấu gặp Bình Định - Viettel, ngày 11/4 vòng 9 LS V-League 2021, Hữu Thắng gặp chấn thương, bị tụ máu ở hông phải nghỉ 3 tuần.

Chỉ sau khoảng 10 ngày tập luyện trở lại, Hữu Thắng được gọi lên tuyển U22 Việt Nam. Với những ảnh hưởng của chấn thương này Hữu Thắng đã có kết quả chưa tốt trong bài test thể lực ngày 13/5. 

Hữu Thắng từng có 2 lần sút tung lưới tuyển Việt Nam

Hữu Thắng chia sẻ: “Kết quả test thể lực cũng chính là những động lực để khi trở về CLB Viettel tôi quyết tâm rèn luyện. Ngoài việc luyện tập cùng đội, tôi có những bài tập cùng HLV thể lực của Viettel FC để có kết quả tốt hơn sau này”.

Liên quan đến vấn đề lực lượng của U22 Việt Nam, nhóm 4 cầu thủ CAND gồm hậu vệ Trần Văn Đạt, Nguyễn Duy Kiên, tiền vệ Lê Minh Bình và Hà Văn Phương đã có mặt tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam.

Trước đó, 3 cầu thủ SLNA gồm hậu vệ Mai Sỹ Hoàng, tiền vệ Trần Mạnh Quỳnh và tiền đạo Nguyễn Văn Việt cũng đã gia nhập đội tuyển. 7 cầu thủ nói trên vừa hoàn thành thực hiện cách ly y tế theo quy định về việc phòng chống dịch Covid-19 do có liên quan đến trường hợp F1 trước thời điểm tập trung đội tuyển.

Video tuyển Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam:

Huy Phong

Huấn luyện viên Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc, Nguyễn Hữu Thắng từng thất bại và chia tay đội tuyển Việt Nam theo những cách ê chề, cay đắng.

Huấn luyện viên Phan Thanh Hùng và danh sách "cừu đen"

Tháng 8/2012, ông Phan Thanh Hùng chính thức ra mắt trên cương vị huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam. Trước đó, ông đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hồi tháng 5 trong vai trò huấn  luyện viên tạm quyền khi VFF sa thải huấn luyện viên Falko Goetz. Mục tiêu của ông Hùng được giao là hướng đến ngôi vương tại AFF Cup 2012.

Ông Hùng trở thành huấn luyện viên nội đầu tiên dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự một kỳ AFF Cup. Có một điều đặc biệt hơn nữa là ông Hùng cũng là người đầu tiên được kiêm nhiệm dẫn dắt đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ lúc đó là Hà Nội T&T. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử và nhận được nhiều ý kiến tranh cãi. Thậm chí, việc ông Hùng gọi nhiều học trò ở Hà Nội T&T lên tuyển thời gian đó cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện.

Tại AFF Cup 2012, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Phan Thanh Hùng đã nhận thất bại ê chề khi bị loại từ vòng đấu bảng. Sau giải đấu đó, đội tuyển nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ chính lãnh đạo VFF và người hâm mộ. Đặc biệt, một nghi vấn đã được đặt ra với chính các cầu thủ trong đội bóng.

Cựu tuyển thủ Lê Công Vinh từng tiết lộ trong cuốn tự truyện về việc VFF đã đưa ra bản danh sách “cừu đen” bao gồm cả anh để chứng minh nội bộ đội lục đục, có kẻ không chịu đá. Sau giải đấu đó, huấn luyện viên Phan Thanh Hùng xin từ chức vào tháng 12/2012.

HLV Hữu Thắng là thầy nội gần nhất của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: H.A

Trong quãng thời gian ngắn 5 tháng, ông Hùng không để lại được nhiều dấu ấn. Vấn đề của huấn luyện viên gốc Đà Nẵng chính là ở việc không kiểm soát được phòng thay đồ cũng như những tính toán nhân sự và một chiến thuật hợp lý ở cấp độ đội tuyển quốc gia.

Uẩn khúc Hoàng Văn Phúc

Tháng 1/2013, VFF chính thức bổ nhiệm huấn luyện viên Hoàng Văn Phúc thay ghế trống mà ông Phan Thanh Hùng để lại. Ông Phúc sau khi vừa nhậm chức đã tuyên bố sẽ xây dựng đội tuyển quốc gia và U23 theo lối chơi tiki-taka giống như Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha. Thế nhưng, 2 đội tuyển dưới thời ông lại không có lối chơi thực sự rõ ràng.

Sự nghiệp của ông Phúc khi nhậm chức ở đội tuyển quốc gia có lẽ được xếp vào hàng éo le nhất bởi nhiều uẩn khúc. Sự cố gây chú ý nhất là tại BTV Cup 2013, ông bị cho là để học trò "đá cuội" trận đấu thủ tục U23 Việt Nam gặp Bangu [Brazil]. VFF đã tiến hành kỷ luật cách chức vô thời hạn. Ông Phúc cho rằng đó là quyết định thiếu tôn trọng mình nhưng vẫn chấp nhận. Sau đó, ông được các cầu thủ ủng hộ, ký tên cùng kiến nghị VFF giữ "ghế" và được phục chức.

Tại SEA Games 2013, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Phúc đã bị loại từ vòng đấu bảng. Thêm một kết cục xấu xí dành cho các thầy nội. Chưa dừng lại ở đó, ông Phúc còn được Hội đồng huấn luyện viên quốc gia mổ xẻ thất bại với nhiều ý kiến khá gay gắt. Ông Lê Thế Thọ lúc đó là thành viên hội đồng đã nói: "Giáo án của ông Phúc sai cơ bản". Cuộc chia tay của ông Phúc để lại những nỗi buồn tủi lẫn uẩn khúc.

Nguyễn Hữu Thắng "non nớt"

Sau nhiệm kỳ 2 năm của ông Miura thay thế ông Hoàng Văn Phúc, huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng là thầy nội kế tiếp được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Lần này, huấn luyện viên Hữu Thắng được sự hậu thuẫn của bầu Đức nên phần nào cũng có nhiều tiếng nói và quyết định hơn trong công việc.

Tháng 3/2016, huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng chính thức ra mắt tại trụ sở VFF. Khi nhậm chức, huấn luyện viên xứ Nghệ cũng tuyên bố muốn xây dựng lối chơi cho U23 và đội tuyển Việt Nam dựa vào kỹ thuật, nhỏ, nhuyễn theo thiên hướng tiki-taka. Hữu Thắng cũng là huấn luyện viên nội đã tham dự đủ cả một kỳ AFF Cup và SEA Games.

Tại AFF Cup 2016, đội tuyển Việt Nam thất bại ở bán kết trong cảm xúc và nước mắt. Đó là giải đấu đầy tiếc nuối nhưng để lại những hy vọng cho bóng đá Việt Nam. Còn đến SEA Games 2017, U22 Việt Nam với đầy đủ những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất đã bị loại ngay từ vòng đấu bảng.

Sau trận thua U22 Thái Lan 0-3, huấn luyện viên Hữu Thắng đã xin từ chức trong phòng họp báo.

Sau khi về nước, cuộc chia tay của huấn luyện viên Hữu Thắng cũng không yên ả. Một cuộc họp mổ xẻ thất bại đã được tiến hành bởi Hội đồng huấn luyện viên quốc gia. Trong đó, Chủ tịch hội đồng là ông Nguyễn Sỹ Hiển đã đưa ra những nhận xét khá gay gắt trước truyền thông. Ông nói rằng: "Hữu Thắng sử dụng đội hình, xoay vòng lực lượng đều hỏng cả, biểu hiện sự non nớt, lúng túng, tâm lý không đáng có. Chúng ta có một lực lượng tốt nhưng khi sử dụng không đúng thì thành ra như vậy".

Nhìn chung, các thất bại của huấn luyện viên nội đều đến phần nhiều từ vấn đề chuyên môn. Thế nhưng, họ chịu thiệt thòi nhất định khi được coi là những người làm thuê đúng nghĩa thay vì được đối xử như những đối tác giống các thầy ngoại. Nhìn từ những thất bại của thầy nội có thể thấy rằng, bóng đá Việt Nam vẫn cần đến những huấn luyện viên thuộc tầm chuyên gia.

Đội tuyển Việt Nam đang gặt hái được nhiều thành công dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo. Thực tế, để trở thành một huấn luyện viên ngoại, ông Park cũng từng phải làm trợ lý cho Guus Hiddink ở đội tuyển Hàn Quốc. Những kiến thức và kinh nghiệm từ một chuyên gia ngoại đẳng cấp chính là cơ sở để ông Park tích luỹ. Thiết nghĩ, đây cũng là thời điểm mà các huấn luyện viên nội cũng cần tích luỹ từ ông Park những “bí kíp” để thành công.

Hưng Hà

Video liên quan

Chủ Đề