Vì sao đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng. Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.

Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng. Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12]

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời?

Câu 4. Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ], trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

[Trích Sóng – Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.156]

Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về thời gian của Xuân Quỳnh và quan niệm về thời gian của Xuân Diệu qua những dòng thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

[Trích Vội vàng – Xuân Diệu, theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.22]

Tổng hợp đề đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai

THPT Sóc Trăng Send an email
0 18 phút

Quên hôm qua sống cho ngày mai là bài viếtcủa tác giảTian Dayton, Ph. D, đâylà một trong tài liệu khá hay về cuộc sống, quan điểm sống, cách để bản thân mình sống tốt hơn …đưa tới cho người đọc nhiều cái nhìn và các khía cạnh khác nhau của cuộc sống xung quanh. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số câu hỏi sau:

Nội dung

  • 1 Các đề đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4
    • 1.5 Đề số 5

Nghị luận xã hội về tác hại của mất kiểm soát giận dữ

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về tác hại của việc mất kiểm soát giận dữ, tham khảo một số bài viết hay về tác hại của giận dữ và cách kiềm chế.
Mục lục nội dung
  • 1. Bài văn hay
  • 2. Tác hại của việc thường xuyên giận dữ
  • 3. Cách ứng phó với giận dữ
Mục lục bài viết

Nghị luận về tác hại của mất kiểm soát giận dữ - Tuyển chọn một số bài viết hay nghị luận bàn về tác hại của việc mất kiểm soát giận dữ, cách kiềm chế giận dữ trong cuộc sống.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về tác hại củamất kiểm soát giận dữ.

***

Bài văn haybàn luận về ý kiến Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận

Cuộc sống bộn bề với những áp lực dồn nén có dễ làm cho con người nổi giận. Khi tức giận, con người sẽ khó kiểm soát được những lời nói và hành vi bằng lí trí khách quan, vì vậy mà ta dễ làm cho mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, thậm chí là gây rạn nứt những mối quan hệ. Tức giận là trạng thái tâm lí thông thường mà bất cứ ai cũng có nhưng hãy học cách kiểm soát những cơn tức giận để những cảm xúc tiêu cực không phá hỏng những cố gắng và cả những mối quan hệ của chúng ta. Có ai đó từng nói rằng “Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận”.

Tức giận là những cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị xúc phạm, lừa dối hay thất bại…Tức giận không chỉ mang đến sự bức bối, khó chịu mà còn làm con người mất kiểm soát trong lời nói, hành vi. Đây là trạng thái cảm xúc quen thuộc trong thế giới tình cảm của con người, ai cũng từng tức giận nhưng đứng trước cơn tức giận bùng phát thì mỗi người lại có cách xử sự khác nhau.

Thông thường, khi tức giận con người thường sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối tột độ mà đánh mất đi sự kiểm soát khách quan đối với những lời nói, hành vi của mình. Khi ấy ta có thể nói hay có những hành vi mà chính bản thân mình cũng không nghĩ đến, đó là những lời nói, hành vi bị điều khiển bởi cơn tức giận nên rất nặng nề, nghiêm trọng. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây ra những hậu quả khôn lường, đó là những người vì tức giận khi bị phản bội mà phỏng hỏa, giết người, cũng có người vì những lời chê bai, chế giễu mà giết bạn bằng những hành vi tàn nhẫn nhất.

Những cơn tức giận có thể làm rạn nứt những mối quan hệ, gây đổ vỡ mọi chuyện tốt đẹp, đánh mất những thời cơ. Khi tức giận mà không kiểm soát được sự tức giận thì con người sẽ không thể nhìn thấy gì khác ngoài cơn tức giận và nhu cầu trút giận của mình. Khi tức giận kiểm soát sẽ làm cho con người đánh mất khả năng đánh giá khách quan, khi ấy bạn cũng có thể đánh mất cơ hội để học hỏi những điều tốt đẹp, bạn cũng không thể đưa ra những cách giải quyết thấu đáo, hợp lí nhất bởi bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo khi bạn bình tĩnh, hạnh phúc.

Tức giận mang đến những bức bối khủng khiếp nhưng đừng để một phút mất bình tĩnh mà đánh mất chính mình. Những lời nói nặng nề, những hành vi không kiểm soát có thể khiến chúng ta mãi mãi mất đi những mối quan hệ tốt đẹp, để vụt mất những thời cơ phát triển. Đôi khi sự việc không giống như những gì chúng ta chứng kiến được, vì vậy hãy học cách kiềm chế cơn tức giận, bình tĩnh để đánh giá và xử lí vấn đề.

Chúng ta sẽ không thể giải quyết bất cứ việc gì khi tức giận, bởi mọi quyết định khi ấy sẽ mang tính chủ quan, cảmtính. Trong những lúc tức giận, nếu không thể dập tắt ngay cơn giận dữ thì bạn hãy im lặng để mình bình tĩnh lại, mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa khi chúng ta đã bình tĩnh và có sự thấu đáo trong suy nghĩ.

Khi biết kiểm soát cơn tức giận chúng ta không chỉ làm chủ được cảm xúc của bản thân mà còn là cách chúng ta rèn luyện bản lĩnh để trưởng thành hơn.

Tham khảo thêm: Bài nghị luận hay về tác hại của tệ nạn với cuộc sống

Tác hại của việc thường xuyên giận dữ tới cuộc sống con người

Bài mẫu 1:

Giận dữ là một cảm xúc bình thường của con người, và việc đôi khi cáu kỉnh sẽ không có hại cho tinh thần hay thể chất của bạn.

Tiến sĩCynthia Thaik, bác sĩ tim mạch tại Los Angeles giải thích: "Tức giận - như một cơ chế “chỗng đỡ hay bỏ chạy” - với stress và lo lắng... là có lợi về mặt sinh lý. Chúng ta cố làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sắp sửa hành động - tim mạch, hệ thần kinh cơ và hệ thần kinh trung ương".

Tức giận, giống như lo âu hoặc stress, có thể phục vụ mục đích hữu ích, thúc đẩy sự thay đổi hoặc hành động, chẳng hạn như khi xung đột - tiếp cận một cách tôn trọng – cải thiện chất lượng của mối quan hệ.

Giận dữ là một khác niệm “động”, không chỉ là cảm xúc, mà còn là tâm trạng, và với một số người, đó còn là một kiểu tính cách. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng giận dữ về cảm xúc, như nổi cáu khi bạn bị chặn đầu trên đường, chỉ diễn ra rất nhanh. Thường thì nó sẽ tan biến trong vài phút; mặc dù chúng ta có thể vẫn giữ nỗi tức giận trước những vi phạm đã qua trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Nhưng tâm trạng thì khác. Tâm trạng thường có xu hướng kéo dài hơn, và cường độ thấp hơn. Sự bực tức cũng là một loại giận dữ cường độ thấp kéo dài theo thời gian. Và tâm trạng không nhất thiết cần một nguyên nhân; chúng luôn ở đó – ào tới và rút đi những những con sóng biển.

Tiếp đến là những người nóng tính. Nóng tính đã được chứng minh là một kiểu tính cách ở một số người, và đó là kiểu tính cách cố hữu do quan niệm rằng những người khác là không xứng đáng hoặc luôn gây thất vọng. Vì vậy, những người nóng tính có xu hướng nghi ngờ, hoài nghi, ghen tị, cay độc và liên quan đến giận dữ và hung hăng. Họ thường đánh giá người khác một cách khắc nghiệt hơn, và chậm đưa ra nhận xét tích cực hơn.

Thường thì mọi người không thể kiểm soát sự giận dữ của mình - và thay vào đó họ lại bị cơn giận kiểm soát. Sự giận dữ sẽ trở thành vấn đề khi nó diễn ra quá thường xuyên, quá mạnh mẽ, quá bền bỉ, và khi nó không còn mang lại lợi ích cho bạn. Nghĩa là khi nó không còn phục vụ một chức năng tích cực.

Loại giận dữ độc hại hoặc không kiểm soát được này là đáng lo ngại nhất khi nhìn từ ​​quan điểm sức khỏe. Nếu bạn có những cơn giận dữ thực sự rất nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tim. Đó là một yếu tố nguy cơ bổ trợ. Bản thân giận dữ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim. Nhưng nếu sự giận dữ kéo dài và huyết áp cũng như nhịp tim bị ảnh hưởng, thì nó có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.

Có rất nhiều cơ chế mà qua đó sự giận dữ mãn tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn - và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khoẻ của những người khác, bao gồm béo phì, thiếu tự tôn, đau nửa đầu, nghiện rượu và ma túy, trầm cảm, những trục trặc về tình dục, tăng nguy cơ đau tim, giảm chất lượng của các mối quan hệ, tăng khả năng bạo hành người khác về tình cảm hoặc thể chất hoặc cả hai ... cao huyết áp và đột quỵ.

Giận dữ mãn tính cũng dẫn đến tăng lo âu, mất ngủ, kém sáng suốt và mệt mỏi. Nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch chống lại các mối đe doạ, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng, và thậm chí cả ung thư.

Ngoài phá vỡ mối quan hệ và hủy hoại cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của một người, tác động sâu sắc của giận dữ mãn tính đối với sức khoẻ là lý do để thực hiện các bước kiểm soát. Một điểm để bắt đầu là thực hành chính niệm. Thường thì chúng ta đối phó với lớp trên lớp cảm xúc - ví dụ, cảm giác tồi tệ về cơn giận, và sau đó lại bực bội với chính mình vì đã nổi giận.

  • Top 5+ bài nghị luận hay nhất bàn về văn hóa ứng xử

Bài mẫu 2:Tác hại của việc không làm chủ được cảm xúc bản thân

Mỗi chúng ta khi có đời sống tinh thần khỏe mạnh, biết kiểm soát bản thân, luôn giữ được mình trong trạng thái an bình, có đời sống an lạc thì đầu óc sẽ minh mẫn, sáng suốt, làm việc hiệu quả, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, biết cùng nhau bảo vệ môi trường sống, cùng nhau xây dựng xã hội phát triển và bền vững.

Ngược lại, khi con người mất bình tĩnh, mất kiểm soát sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm và có những hành động gây hại đến bản thân, môi trường sống và xã hội, để lại những hậu quả khó lường.

Không làm chủ được cảm xúc bản thân có thể gây tổn thương cho gan. Khi bạn nóng giận, tự khắc cơ thể bạn sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng tăng lên.

Không làm chủ được cảm xúc bản thân khiến não bạn nhanh chóng “già” đi: Khi bạn tức giận, não bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, cực kì gây hại cho não của bạn.

Tổn thương dạ dày: Tim lúc này sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột của bạn giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân khến bạn bị viêm loét dạ dày.

Tác hại của việc không làm chủ được cảm xúc bản thân còn dẫn đến việc tổn thương phổi: Như bạn biết, khi tức giận, bạn sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhưng tổn thương cho lá phổi.

Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: khi tức giận cơ thể bạn cũng sẽ tiết ra chất “cortisol do cholesterol”, nếu không kiềm chế được cơn tức giân, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn.

Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt của bạn, do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường nữa.

Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tích cực giúp bạn xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực cho bạn phát triển, đẩy lùi những khó khăn, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống. Nhưng không làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là tác nhân gây ra không ít trở ngại cho bạn. Cảm xúc có thể đánh lạc hướng chú ý của bạn khỏi những vấn đề chính yếu, đó là con dao 2 lưỡi có khả năng giết chết nhanh chóng một mối quan hệ bạn dày công xây dựng trong một thời gian dài hoặc làm xấu đi hình ảnh của bản thân.

Nói chung, khi trái con người mất kiểm soát rơi vào những trạng thái giận dữ, giận hờn, ghanh ghét, đố kỵ, thù hận, kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng, lo âu, sợ hãi, u mê, ngu muội… thì người ta rất dễ mất bình tĩnh và có những hành động sai, cho dù họ có hiểu biết đầy đủ pháp luật thì cũng không thể tránh khỏi những hành động nguy hiểm nêu trên.

Như đã nói phía trên, khi tức giận, bạn có xu hướng nảy sinh những lời nói và hành động một cách không suy nghĩ, từ đó gây ra những tổn thương cho các mối quan hệ xung quanh bạn, đặc biệt là đối với những người có sở thích “giận cá chém thớt và bôi ớt lên dao”. Nhiều khi, lời nói và hành động chỉ là một phút bốc đồng nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tình huống “sự đã rồi”, bạn sẽ khó lòng nhận được sự cảm thông từ người khác.

Nói cách khác, khi mất bình tĩnh, mất kiểm soát, không làm chủ được cảm xúc bản thân… người ta có thể rơi vào trạng thái ma quỷ. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay sa lầy vào các sự việc và luôn bảo vệ quan điểm của mình mà không biết chúng ta đang rơi vào trạng thái nguy hiểm, để cho cảm xúc xấu lấn át, điều khiển, dẫn tới những hành động nguy hiểm.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Để làm được điều đó, bạn cần:

Hít thở sâu trong vòng 10 giây: nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

Để tránh việc không làm chủ được cảm xúc bản thân bạn cũng nên nghĩ kĩ trước khi nói: dù bạn đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ vê những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không.

Hỏi chắc chắn trước khi nói: Khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì, để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người, và khi bạn có thể hiểu ra thì tình huống lại ở thế “sự đã rồi”.

Tìm niềm vui của bạn: Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ của bạn, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

Chia sẻ với người khác: Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình đấy.

Khi không làm chủ được cảm xúc bản thân, hãy giảm cái tôi của mình xuống: Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không.

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc rằng: “Vì sao ngày ấy mình không làm chủ được cảm xúc bản thân" hay “Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

Có thể bạn cũng quan tâm:Nghị luận xã hội bàn về tác hại của tính đố kị

Cách ứng phó với giận dữ và mất kiểm soát giận dữ

Điều cần làm là tìm ra cách để nhận thức được “vòng xoắn bệnh lý” đó và cắt đứt nó. Một cách để làm điều này là nhận thức rõ hơn ngay thời điểm bạn tức giận, sau đó xem xét cảm xúc của mình một cách thật khách quan và tò mò. Vì vậy, thay vì chống lại chính mình, hãy thừa nhận cảm giác của bạn và suy nghĩ về cách đối phó.

Mặc dù có vẻ rất đơn giản, các chuyên gia khuyên nên tạm dừng lại khi bạn cảm thấy mình đang tức giận. Điều này có thể là thoát khỏi hành động đó, như khi bạn tranh luận về tình hình chính trị trong bữa ăn tối và câu chuyện dần nóng lên, và làm chậm sự việc theo một cách nào đó.

Kiểu tạm ngừng này luôn là tuyến phòng ngự đầu tiên chống lại sự giận dữ có hại. Thay vì lao đầu vào một cuộc đấu khẩu bất phân thắng bại khi ai đó có lời nói gây tổn thương hoặc xúc phạm, thì hãy cố gắng, ví dụ, nói điều gì đó có vẻ ngớ ngẩn - như cảm ơn họ - để xoa dịu tình hình.

Các phương pháp khác để đối phó với stress, như thở sâu và thư giãn cơ - trong đó bạn thắt chặt các nhóm cơ trên cơ thể rồi từ từ thả lỏng - cũng được gợi ý để giải quyết sự tức giận mãn tính và phản ứng sinh lý của cơ thể với cảm xúc.

Đối với một số người - đặc biệt là nam giới - tức giận, bực bội hoặc cáu kỉnh có thể phát sinh từ một rối loạn tâm trạng là trầm cảm. Đối với nhiều người, buồn bã bị coi là yếu đuối, nam giới thường bị xã hội mặc định là phải mạnh mẽ và giận dữ được coi như một nét nam tính. Vì vậy, cùng với việc chú ý đến sự giận dữ và những yêu tố môi trường kích hoạt sự giận dữ - ví dụ như khi bị ai đó làm tổn thương - hãy cân nhắc xem liệu sức khoẻ tinh thần có thể có vai trò trong sự giận dữ mãn tính của bạn không.

Nếu các kỹ thuật đơn giản như tăng chính niệm, tha thứ, tự thông cảm, tập giảm căng thẳng và thoát khỏi tình huống căng thẳng không có tác dụng, thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của người có chuyên môn, giống như với điều trị trầm cảm vậy.

Hãy tìm những chuyên gia về sức khỏe tâm thần có chuyên môn về quản lý sự tức giận. Họ có thể bao gồm các nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và nhân viên tư vấn có chứng chỉ hành nghề, những người có thể giúp chúng ta quản lý sự giận dữ. Nhưng đừng đợi người khác gợi ý rằng bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ cho tính hay tức giận của mình.

"Hầu hết mọi người thường không tự tìm kiếm sự trợ giúp. Thông thường họ được cha mẹ, vợ/chồng, bạn bè hoặc cấp trên giới thiệu đến. Vì vậy, họ thường đến với một thái độ thù địch. Điều đó khiến việc điều trị giận dữ khó hơn điều trị lo âu, vì chúng ta phải vượt qua cản trở đầu tiên là sự phủ nhận và không muốn thừa nhận vấn đề của mình. Đó là lý do tại sao bạn phải thực sự tìm đi đến một chuyên gia trị liệu chuyên về quản lý sự tức giận, chứ không phải là một bác sỹ đa khoa bình thường.

/***/

Trên đây là một số bài văn mẫu, bàiviết hay nghị luậnvề chủ đềtác hại của mất kiểm soát giận dữ trong cuộc sống.Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 9 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 9 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !


Cập nhật ngày 06/05/2019 - Tác giả: Tâm Phương

Đề thi thử Sóng Xuân Quỳnh theo định hướng giảm tải của Bộ

Hướng dẫn

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN

THỜI GIAN: 120 PHÚT

ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.

Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12]

Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. [0,5 điểm]

Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”?[1điểm]

Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? [1.0 điểm]

Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? [0,5 điểm]

LÀM VĂN

Câu 1.Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ], trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

Câu 2.Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”.

[Trích Sóng – Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156]

Xem thêm: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về những gì em xúc động hơn cả trong mấy bài ca dao về thân phận người lao động nghèo khổ đã học

HƯỚNG DẪN CHẤM

– Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Trân trọng những bài viết có suy nghĩ mới lạ, độc đáo.

– Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

PHẦNNỘI DUNGĐIỂM
Đọc hiểu3.0
Câu 1Phương thức nghị luận/ nghị luận0,5
Câu 2Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta “mất khôn”, tức là không còn bình tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.1,0
Câu 3Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối, thậm chí muốn trả thù… – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ khiến tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình yên trong tâm hồn mới là điều quí giá hơn cả.1,0
Câu 4Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.0,5
Làm văn7.0
Câu 1Viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ], trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.2.0
1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

[ Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc]

0.25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong bản thân0.25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

* Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan [có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu] để nêu vấn đề cần nghị luận.

* Các câu phát triển đoạn:

– Bàn luận

* Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện?

– Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý.

– Khi ai đó làm cho bạn bực mình

– Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình…

* Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận?: Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa

– Mở rộng:

– Khâm phục những người có cách cư xử hòa nhã, bình tĩnh.

– Nếu để sự tức giận lên đến đỉnh điểm, con người rất dễ gây tội ác.

*Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp

1.0

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.0.25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0.25
Câu 2Phân tích 2 khổ thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

5.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.0.25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được nội dung của 2 khổ thơ trong bài thơ Sóng.0.5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

0.5
3.1. Cảm nhận đoạn thơ

a. Nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu.

Đoạn 1:

+ Cuộc đời – năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian [thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ]; biển – mây là hoán dụ chỉ không gian. Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cũng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương.

+ Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến không gian vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quĩ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi đến cái nhỏ bé.

Đoạn 2

+ Cấu trúc nghi vấn cầu khiến [Làm sao được tan ra] diễn tả nỗi trăn trở và ước muốn chân thành, tha thiết, mãnh liệt của em.

+ Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu.  Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.

+ Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian và không gian. Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng.

b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng [cuộc đời, năm tháng, biển, mây]; ẩn dụ [sóng, biển lớn tình yêu…], số từ [trăm, ngàn]; giọng điệu thiết tha, chân thành…

3.0
Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
5. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

.

0.5

Theo Taplamvan.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề