Vai trò của phương pháp học

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG [SỐ 1]

Chi tiết Viết bởi Nguyễn Ngọc Thái Hảo

Người xưa có câu: Học tập là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt lành. Đó là điều hiển nhiên nếu người học nỗ lực và có phương pháp học tập hiệu quả. Mỗi người trong chúng ta đều phải có một cách học riêng, học như thế nào, phương pháp học ra làm sao là một điều vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để có phương pháp học tập tốt? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp sau đây:

1. Cần đặt ra những mục tiêu cho bản thân và có quyết tâm thực hiện mục tiêu đó

Việc học cũng như một con tàu giữa đại dương, cần có một hướng đi, một đích đến rõ ràng. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình học để làm gì? Sau này mình sẽ làm gì hay chưa? Và để đạt được điều đó thì bạn cần chuẩn bị cho bản thân những hành trang và kỹ năng gì?...Hãy trả lời những câu hỏi đó bằng cách vẽ ra kế hoạch tương lai cho bản thân. Bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn.

a. Về kế hoạch dài hạn: đặt ra mục tiêu trong vòng 5 năm tới.

Ví dụ:

- Sẽ trở thành chuyên viên pháp lý cho một công ty nước ngoài trong 5 năm nữa

- Độc lập về tài chính năm 24 tuổi.

-Thành thạo tiếng anh chậm nhất vào năm 2019.

- Đi du lịch 5 nước trên thế giới.

b. Về kế hoạch ngắn hạn: đặt ra mục tiêu cho thời gian ngắn hơn.

- Về học tập :

· Cuối kỳ đạt được kết quả học tập loại Giỏi;

· Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường vào học kỳ sau;

· Toeic đạt 800 điểm trước khi ra trường..

- Về hoạt động:

· Vẫn duy trì vai trò là lớp trưởng;

· Tham gia 2 hoạt động tình nguyện ở trường/học kỳ;

· Đầu năm 2018, đi thực tập và chuẩn bị để viết khóa luận tốt nghiệp.

Mỗi người sẽ có một định hướng khác nhau cho mình, do đó các kế hoạch thực hiện là do bạn tự đặt ra. Đừng bao giờ để chuỗi ngày học tập của bạn chỉ là đi từ nhà tới trường và ngược lại, mà hãy làm cho con đường ấy ngày một đa dạng về sắc màu.

2. Luôn luyện tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách logic.

Trước tiên, để học tập và ghi nhớ kiến thức thì chính bản thân bạn phải có hứng thú học tập, nó chính là chất men kích thích để ghi nhớ.Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ khi học, tránh phân tán tư tưởng. Tuy nhiên, thường xuyên ôn tập và rất hứng thú nhưng không có phương pháp hiệu quả dễ làm cho chúng ta cảm thấy chán nản khi học xong rồi nhưng nhắc đến là quên không tỳ vết. Vì vậy khi học bài cần tạo ra các ấn tượng như vẽ sơ tư duy [phần 3 sẽ phân tích kỹ hơn], trao đổi với bạn bè hay thầy côđều giúp bạn cảm thấy việc ghi nhớ thật dễ dàng và nhớ thật lâu.

3. Xây dựng cho mình sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức.

Cơ chế hoạt động bộ não có xu hướng đẩy thông tin không cần thiết vào vùng nhớ tạm của bộ não. Nếu bạn không ôn tập củng cố lại kiến thức thì có thể thông tin bạn có được sẽ mất đi vĩnh viễn. Vì thế nếu nó quan trọng thì bạn phải luôn nhắc lại củng cố kiến thức để bộ não nhận biết đó là thông tin quan trọng và đưa vào vùng lưu trữ lâu dài hơn.Vì vậy, việc vẽ sơ đồ cây cho kiến thức sẽ giúp chúng ta lưu trữ lâu hơn những kiến thức quan trọng.

Ví dụ về sơ đồ tư duy:

Não người cũng giống như chiếc hộp đựng giấy. Không gian của chiếc hộp có giới hạn, nên việc bạn chọn cho vào hộp những tờ giấy chứa nhiều thông tin bổ ích hay những tờ giấy trắng sẽ quyết định đến giá trị của chiếc hộp.

Bài: Giang Trần.

Biên tập: Anh Đào.

Ban truyền thông ULAW.

Video liên quan

Chủ Đề