Uống trà khổ qua đúng cách

Nội dung bài viết

  • Khổ qua là gì?
  • Thông tin dinh dưỡng của khổ qua
  • Uống nước khổ qua có công dụng gì?
    • Cải thiện chứng biếng ăn
    • Kiểm soát lượng đường huyết tốt
    • Làm đẹp da
    • Cải thiện thị giác
    • Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy
    • Giảm cân, hạn chế các bệnh về tim mạch
    • Hạn chế tăng đường đối với bệnh nhân tiểu đường
    • Cung cấp dinh dưỡng
  • Uống nước ép khổ qua nhiều có tốt không?
  • Hướng dẫn cách uống nước khổ qua đúng cách
  • Nên uống nước mướp đắng vào thời gian nào?
  • Những ai không nên uống nước khổ qua?
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú
    • Người huyết áp thấp, hạ đường huyết
    • Người trước và sau phẫu thuật
    • Người có bệnh tiêu hóa
    • Người bị bệnh gan, thận
    • Những người bị thiếu canxi
  • Không ăn những thực phẩm khi đang uống nước khổ qua?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại quả được mọi người ưa chuộng, được sử dụng dùng nhiều trong các món ăn bởi hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó khổ qua còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Hiện nay có rất nhiều cách chế biến khổ qua mà mới mẻ nhất la nước ép khổ qua. Vậy uống nước khổ qua nhiều có tốt không? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Khổ qua là gì?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí, là loài cây sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, quả có vị đắng đặc trưng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong khổ qua có nhiều vitamin và khoáng chất như protein, lipit, carbonhydrat, canxi, kali, magie, sắtCó thể ăn tươi trực tiếp, nấu thành các món ăn như canh khổ qua, xào khổ qua, gỏi khổ qua, hoặc cũng có thể ép thành nước uống, thái lát phơi khô, để bảo quản dùng dần.

Khổ qua thuộc loại thân thảo, thân dài và mảnh. Lá có kích thước trung bình, rộng khoảng 4 đến 12 cm, có mép khía răng cưa. Lá mềm có màu xanh lá và có vị đắng.

Là một loại cây nhiệt đới được tìm thấy rộng rãi ở khắp Châu Phi, Caribe, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loại cây này có nhiều đặc tính có lợi. Nó cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp, kiết lỵ, bệnh gút, bệnh đường hô hấp và bệnh do virus.

uống nước khổ qua nhiều có tốt không

Thông tin dinh dưỡng của khổ qua

  • Năng lượng:19 kcal

+ Cacbohydrat: 4.32 g

+ Đường: 1.95 g

+ Chất xơ thực phẩm : 2.0 g

+ Chất béo: 0.18 g

+ Chất béo bão hòa: 0.014 g

Chất béo không bão hòa đơn: 0.033 g

Chất béo không bão hòa đa: 0.078 g

+ Chất đạm: 0.84 g

+ Vitamin A equiv: [1%] 6 μg

+ Thiamine [B1]: [4%] 0.051 mg

+ Riboflavin [B2]: [4%] 0.053 mg

+ Niacin [B3]: [2%] 0.280 mg

+ Vitamin B6: [3%] 0.041 mg

+ Folate [B9]: [13%] 51 μg

+ Vitamin B12: [0%] 0 μg

+ Vitamin C: [40%] 33.0 mg

+ Vitamin E: [1%] 0.14 mg

+ Vitamin K: [5%] 4.8 μg

+ Canxi: [1%] 9 mg

+ Sắt: [3%] 0.38 mg

+ Magiê: [5%] 16 mg

+ Phốt pho: [5%] 36 mg

+ Kali: [7%] 319 mg

+ Natri: [0%] 6 mg

+ Kẽm: [8%] 0.77 mg

+ Nước: 93.95 g

Uống nước khổ qua có công dụng gì?

Cải thiện chứng biếng ăn

Nước khổ qua làm tăng tiết dịch tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Đùng nước ép khổ qua thường xuyên sẽ cải thiện chứng biếng ăn và ăn ngon miệng hơn.

Kiểm soát lượng đường huyết tốt

Khổ qua được ví như một thiết bị lọc máu tự nhiên nhờ tác dụng giải độc và ngăn chặn các gốc tự do gây bệnh nhờ đó kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Làm đẹp da

Mướp đắng có tác dụng làm giảm mụn trứng cá, làm sạch cơ thể từ bên trong, góp phần giải độc máu, cải thiện và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng da và máu khác như nhọt, ghẻ lở, bệnh nấm

Cải thiện thị giác

Trong khổ qua chứa nhiều beta-carotene [tiền chất vitamin A] và vitamin A giúp cải thiện chức năng của thị giác.

Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy

Các hợp chất chống ung thư có trong khổ qua ngăn chặn khả năng các tế bào ung thư tuyến tụy chuyển hóa glucose, làm tế bào không được cung cấp năng lượng và sẽ tự chết. Vì vậy uống nước khổ qua mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy.

Giảm cân, hạn chế các bệnh về tim mạch

Sử dụng trà hay nước ép khổ qua hàng ngày có thể đạt hiệu quả trong việc giảm cân, làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Đồng thời, nước ép khổ qua giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh

Hạn chế tăng đường đối với bệnh nhân tiểu đường

Do khổ qua co vị đắng vị vậy khi bệnh nhân tiểu đường uống vào mỗi ngày đô khi có thể làm giảm lượng đường và kiểm soát được lượng đường phù hợp trong máu.

Cung cấp dinh dưỡng

Khổ qua có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi,sắt,vitamin B vàphốt pho. Nên sẽ cung cấp đủ hầu như các chất cho cơ thể.

Ngoài những tác dụng trên, trong trái khổ qua còn có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, sử dụng hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ.

Uống nước ép khổ qua nhiều có tốt không?

Nước ép khổ qua là một loại thức uống mát, có tác dụng chữa bệnh, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Vì lẽ đó mà nhiều người lạm dụng, uống rất nhiều, uống không kiểm soát gây ra vấn đề lo lắng là uống nước khổ qua nhiều có tốt không?

Theo người xưa thì cái gì cũng nên sử dụng vừa phải, đúng mục đích thì mới có hiệu quả. Tuy khổ qua có nhiều chứng năng hữu ích nhưng cũng chỉ nên sử dụng đúng liều lượng thì nó mới có thể phát huy được những công dụng một cách tốt nhất, an toàn nhất. Nếu quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều nước ép khổ qua trong một thời gian dài và dùng quá nhiều thì sẽ có thể gây nên các tác dụng phụ như:

  • Giảm khả năng thụ thai và dễ gây sảy thai do loại trái này có chứa một số thành phần gần giống như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.
  • Hạ đường huyết:người có huyết áp thấp mà ăn khổ qua, nhẹ có thể say xẩm chóng mặt, nặng có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glucozer huyết thanh giảm [mức đường huyết giảm nghiêm trọng], gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều cơ quan khác.
  • Tăng men gan:nước mướp đắng gây hại cho tế bào gan ở thú vật, làm enzym gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em:nước khổ qua có vị đắng dễ gây buồn nôn ở trẻ nhỏ, ăn khổ qua bé có thể bị khó tiêu, đồng thời phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, ba mẹ nên lưu ý khi cho trẻ uống nước khổ qua hoặc ăn những món được chế biến từ khổ qua.
  • Theo Đông y thì Khổ qua có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
  • Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu [favism], một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Hướng dẫn cách uống nước khổ qua đúng cách

Uống nước khổ qua rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu như bạn uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một số vấn đề mà có thể khiến bạn uống nước khổ qua sai cách:

  • Vấn đề đảm bảo vệ sinh:nguyên liệu sử dụng có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Bởi nếu uống từ nguyên liệu thô không chuẩn sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho bạn.
  • Nguồn nước uống:nguồn nước ảnh hướng khá lớn đến tác dụng của khổ qua rừng cho bạn. Vì vậy, hãy sử dụng loại nước uống tốt. Tốt nhất là sử dụng nước từ máy lọc nước hoặc nước đóng chai uy tín.
  • Liều lượng sử dụng:chưa có một nghiên cứu nào chính xác về liều lượng sử dụng khổ qua rừng là bao nhiêu mỗi ngày. Từ kinh nghiệm, người ta khuyên không nên dùng quá 20g 30g khổ qua rừng khô mỗi ngày.

Vì vậy, khi uống nước khổ qua rừng bạn cần phải:

  • Lựa chọn đơn vị cung cấp khổ qua rừng khô uy tín. Nếu được thì tự mình sơ chế thô để sử dụng.
  • Dùng nước tốt đun sôi để pha cho hiệu quả sử dụng tốt hơn. Tránh các độc tố từ hóa chất xử lý nước. Nếu được bạn nên lựa chọn từ nguồn nước qua máy lọc có thương hiệu uy tín.
  • Dùng lượng vừa đủ trong khoảng từ 20g-30g khổ qua khô mỗi ngày. Chia làm 3 lần sẽ tốt hơn, bởi nếu quá lượng bạn có thể dừng lại ngay mà không cần dùng thêm.

Nên uống nước mướp đắng vào thời gian nào?

Thời điểm uống tốt nhất đối với loại nước ép mướp đắng này chính là buổi sáng sau ăn. Đặc biệt lưu ý không nên dùng quá 4 ngày/ tuần. Mỗi lần bạn chỉ nên sử dụng 1 trái mướp đắng để làm nước ép và cứ cách 2 3 ngày lại uống một lần.

Những ai không nên uống nước khổ qua?

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Không những thế, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.

Người huyết áp thấp, hạ đường huyết

Mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng. Kể cả những người không có tiền sử huyết áp thấp cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

Người trước và sau phẫu thuật

Mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bạn nên ngừng ăn mướp đắng 2 tuần trước khi lên bàn mổ.

Người có bệnh tiêu hóa

Những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Người bị bệnh gan, thận

Những người bị thiếu men G6PD [loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu] nên tránh xa loại rau có vị đắng này. Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dạng tế bào gan.

Những người bị thiếu canxi

Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.

Không ăn những thực phẩm khi đang uống nước khổ qua?

Không nên uống nước mướp đắng cùng sườn heo rán. Nếu bạn uống nước mướp đắng đồng thời ăn cả sườn rán dễ tạo ra canxi oxalate, ảnh hưởng đến hấp thu canxi.

Không nên uống trà sau khi uống nước mướp đắng để tránh làm tổn thương dạ dày.

Không nên uống nước mướp đắng khi ăn các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, Nguyên nhân là do các loại hải sản này có chứa hợp chất asen hóa trị V, nếu kết hợp cùng vitamin C trong mướp đắng sẽ dễ gây các phản ứng khó chịu cho cơ thể.

3/5 [2 Reviews]

About admin

View all posts by admin

Video liên quan

Chủ Đề