Uống nước la tía to có tốt không

Tác dụng của Tía tô đối với đời sống hàng ngày chắc hẳn ai cũng biết! Tía tô có mùi thơm, vị cay, tính cấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ số, trị nhức đầu, ho, hen suyễn. Tía tô có thể sử dụng để nấu cháo, nấu canh. Ngoài ra, bạn có thể đun nước tía tô để uống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe.

Tía tô là loại thực vật phổ biến tại Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tía tô không chỉ là món rau gia vị dễ chế biến mà còn là cây thuốc Đông y dễ trồng.

Ảnh minh hoạ Internet

Là loại thực vật có tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này có quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.

Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống. Hương vị của loại rau gia vị này được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì thế nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Nhưng không phải ai cũng biết thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô. Theo tham khảo ý kiến của các lương y, thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân.

Ảnh minh hoạ Internet

Ngoài ra, bạn có thể đun nước tía tô để uống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe.

Cách nấu nước lá tía tô: Lá tía tô mua về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Đun một nồi nước sôi rồi thả lá tía tô vào. Đun tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp và để nguội. Đổ nước lá tía tô ra bình và thả thêm 3 lát chanh vào. Đậy nắp bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Lợi ích của nước lá tía tô với sức khỏe

1. Chống oxy hóa

Tía tô có chứa chất aldehydes có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật.

2. Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngữa

Bạn có thể uống nước lá tía tô kết hợp với việc đắp lá tía tô lên vùng da bị mẩn ngứa để giảm tình trạng mề đay mẩn ngứa trên da.

3. Giảm khó chịu cho dạ dày

Tía tô chứa chất flavonoid có tác dụng làm dịu các dấu hiệu khó chịu của bệnh dạ dày. Tinh dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu.

Ảnh minh hoạ Internet

4. Phòng biến chứng của hen suyễn

Lá tía tô có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn, phòng ngừa tình trạng dị ứng, viêm, kiểm soát các triệu trứng ho, đờm, khó thở.

5. Giảm cân

Lá tía tô có chứa alpha linolenate có tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, nó còn tác dụng hỗ trợ giảm cân, bảo vệ tim mạch.

Uống nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn vặt từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

6. Làm đẹp da

Nước lá tía tô có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da. Tinh dầu trong loại lá này còn giúp chống oxy hóa, duy trì độ ẩm của da. Dầu lá tía tô cũng giúp chống viêm, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da.

Ảnh minh hoạ Internet

7. Hỗ trợ cho người bị bệnh gout [gút]

Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.

Hướng dẫn chế biến nước lá tía tô tươi

Bước 1: Rửa sạch khoảng 200g – 300g tía tô, giữ nguyên cành và lá cây. Thái khúc nhỏ từ 5cm đến 7cm.

Bước 2: Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy phần nước để sử dụng. Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc.

Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:

Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.

Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.

Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.

Nhưng cần phải chú ý rằng: Nước lá tía tô tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống quá nhiều trong thời gian dài vì nó có thể khiến bạn bị cao huyết áp, làm ảnh hưởng đến tim mạch. Mỗi người chỉ nên uống 3-4 ly nước lá tía tô/ngày và nên chia thành nhiều lần uống.

Ngày nào cũng uống nước tía tô có tốt không?

Tía tô có mùi thơm, vị cay, tính cấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ số, trị nhức đầu, ho, hen suyễn. Tía tô có thể sử dụng để nấu cháo, nấu canh. Ngoài ra, bạn thể đun nước tía tô để uống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe.

Uống nước lá tía tô mỗi ngày có tác dụng gì?

Công dụng của nó là giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn. Tía tô tốt nhất là dùng để nấu cháo và nấu canh. Bên cạnh đó, đun nước tía tô uống hàng ngày cũng là một cách rất tốt để tăng cường sức khỏe. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút.

Uống nước lá tía tô chanh có tác dụng gì?

Nước lá tía tô hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, chống dị ứng, giảm đau xương khớp, giúp long đờm, giảm đau họng, tốt cho hệ hóa, cải thiện tình trạng cho người bị bệnh gout và hen suyễn.

Uống nhiều nước lá tía tô có bị gì không?

Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một thời gian dài thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Việc tăng huyết áp cũng rất nguy hiểm nếu như bà bầu hoặc trẻ nhỏ sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Chủ Đề