Ung thư biểu mô vảy không sừng hóa là gì

Thưa BS, Bố em năm nay 62 tuổi, nặng 35kg, bị viêm loét dạ dày, xơ gan và ung thư vảy không sừng hóa, khi ăn bố em hay bị đau ở cổ. BS cho em biết vậy bố em còn sống được bao lâu nữa ạ? Em cảm ơn BS nhiều.

Trả lời

Carcinoma tế bào vảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Carcinoma tế bào vảy là ung thư biểu mô khởi phát từ tế bào sừng của da hoặc niêm mạc. Đây là loại ung thư thường găp ở Việt Nam, nguyên nhân thường do di truyền, đột biến liên quan đến hút thuốc lá, sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư… Sự biệt hóa tế bào được hiểu là các quá trình mà một tế bào ít biệt hóa trở thành một loại tế bào biệt hóa nhiều hơn. Điều này có nghĩa là, quá trình biến đổi theo hướng từ một tế bào gốc không có chức năng riêng biệt thành một tế bào chuyên hóa [một tế bào có chức năng cụ thể nào đó].

Mức độ biệt hoá tế bào trong ung thư có thể ảnh hưởng đến mức độ phát triển, xâm lấn, di căn và khả năng đáp ứng với hoá trị. Mức độ biệt hoá khối u được phân thành biệt hoá thấp, biệt hoá vừa và biệt hoá cao. Khối u carcinoma vảy không sừng hoá tức thường có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, thời gian sống còn, diễn tiến tiếp theo còn phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ xấm lấn, di căn… do đó bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của BS điều trị để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong các tế bào vảy, là các tế bào hình thành các lớp trên của da [biểu bì]. Bệnh thường trông giống các mảng đỏ có vảy, vết thương hở, các khối u có phần trung tâm lõm xuống hoặc mụn cóc. Chúng có thể tróc vảy hoặc chảy máu. Chúng có thể gây mất thẩm mỹ và đôi khi gây tử vong nếu để phát triển.

Ung thư biểu mô tế bào vảy thường được điều trị bằng tiểu phẫu, có thể được thực hiện ngay tại phòng khám hoặc bệnh viện. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của ung thư, bác sĩ có thể chọn các kỹ thuật sau đây để loại bỏ nó:

- Cắt: cắt bỏ chỗ ung thư và một ít da khỏe mạnh xung quanh nó - Phẫu thuật: sử dụng một công cụ cầm tay nhỏ và một kim điện tử để giết các tế bào ung thư - Phẫu thuật Mohs: cắt và sau đó kiểm tra da đã cắt dưới kính hiển vi - Phẫu thuật hạch bạch huyết: cắt một mảnh của hạch bạch huyết; sử dụng gây mê toàn - Phương pháp cà da: “chà nhám” khu vực bị ảnh hưởng của da với một dụng cụ để tạo chỗ cho một lớp da mới mọc lên - Phẫu thuật lạnh: sử dụng nitơ lỏng làm đông lạnh chỗ da bệnh - Hóa trị bôi: bôi gel hoặc kem lên da. - Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ung thư biểu mô tế bào vảy:

Trong những năm gần đây ung thư là một căn bệnh đã trở nên rất phổ biến. Trong đó số người mắc ung thư tế bào vảy đang không ngừng gia tăng. Nếu phát hiện sớm các tế bào ung thư và điều trị kịp thời bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi. Bài viết dưới đây các chuyên gia đến từ MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này.

1. Tìm hiểu về ung thư tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy là tên gọi đầy đủ và chính xác nhất của ung thư tế bào vảy. Hoặc trong Y khoa vẫn thường sử dụng thuật ngữ là ung thư tế bào gai. Tế bào vảy là những tế bào có cấu trúc rất nhỏ, bằng phẳng, thường nằm trên lớp ngoài cùng của da hay là lớp thượng bì. Khi da chịu tác động quá mức của các tác nhân bên ngoài môi trường như ánh sáng mặt trời hay bụi bẩn,… có thể dẫn đến tình trạng ung thư tế bào vảy. Những bộ phận da dễ bị nhất là vùng đầu, xung quanh cổ, vai, mặt sau lưng, tay, chân,…

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa nguy cơ ung thư tế bào vảy

Ung thư tế bào vảy là một loại ung thư phổ biến. Tế vào vảy có thể phát triển trong mô tế bào bình thường, trong thương tổn trước vệ tinh ánh sáng hoặc trong một vết sẹo bị bỏng. Khi chuyển sang giai đoạn nặng, tình trạng di căn của các khối u ác tính có thể tấn công đến nhiều cơ quan khác nhau.

2. Các triệu chứng lâm sàng của ung thư tế bào vảy

Khối u có thể bắt đầu chỉ với một vết sẩn đỏ hay hay một mảng đỏ có bề mặt phủ vảy kín, hoặc vảy ra có thể gồ lên trên bề mặt một cách bất thường.

Trong một số lớn trường hợp tổn thương có thể nằm ở dưới đáy của lớp da xung quanh. Cuối cùng thì khối u đó sẽ xâm nhập vào lớp mô ở bên dưới. Để chẩn đoán ung thư tế bào vảy bác sĩ thường chỉ định sinh thiết mô tổn thương.

Cần phân biệt rõ ràng ung thư tế bào vảy với các tổn thương khác như ung thư tế bào đáy hay ung thư hắc tố ác tính

Một số triệu chứng thường gặp nhất của ung thư tế bào vảy:

  • Trên da xuất hiện các nốt mụn đỏ, cứng;
  • Các vết thương loét sâu xuất hiện trên bề mặt các vết thương, vết bỏng hay những tổn thương đã bị trước đó;
  • Các vết mụn to lở loét xuất hiện trên cơ thể hoặc một số bộ phận như: hậu môn, cơ quan sinh dục,…
  • Vết sần sùi hoặc loét đỏ bên trong khoang miệng;
  • Những mảng vảy trên môi có thể gây nên các vết lở loét sâu;

3. Tiên lượng ung thư tế bào vảy

Đối với những tế bào ung thư hay những tế bào vảy dạng nhỏ điều trị sớm thì tiên lượng sẽ rất tốt. Nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân.

Ung thư tế bào vảy có thể di căn gần hoặc xa các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt là khối u biến hóa hoặc khối u phát triển với đường kính lớn hơn 2cm. Độ sâu xâm nhập hơn 2 li, xâm nhập vào xung quanh các vị trí thần kinh ở trên tai hoặc môi. Khoảng 1/3 ung thư niêm mạc đã di căn trước khi chuẩn đoán. Ở giai đoạn cuối, cần phải phẫu thuật trên diện rộng và rất có thể sẽ di căn đến các khu vực ở quanh da, các hạt bạch huyết và sau đó đến các cơ quan lân cận.

Ung thư ở gần tai, ở viền môi, ở trong các mô sẹo, nếu có xâm nhập vào thần kinh thì có khả năng di căn, tỉ lệ sống sót sau 5 năm di căn của ung thư tế bào vảy là 34%.

4. Các phương pháp điều trị ung thư tế bào vảy hiệu quả

Phương pháp điều trị ung thư tế bào vảy chủ yếu là bác sĩ chỉ định phá hủy tại chỗ như cắt bỏ, hóa trị liệu tại chỗ, điều trị bằng quang động hoặc xạ trị. So với ung thư tế bào đáy việc điều trị ung thư tế bảo vảy tốn kém hơn rất nhiều.

Đặc biệt, ung thư tế bào vảy ở gần tai, ở viền môi, hay ở niêm mạc cần phải được cắt bỏ. Nếu có sự tái phát hay xuất hiện những khối u lớn cần được phẫu thuật bằng phương pháp mổ.

Nếu trên da có những dấu hiệu bất thường bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám

Nếu những khối u phát triển quanh tế bào thần kinh việc xạ trị cần phải được xem xét sau khi phẫu thuật. Nếu di căn khu trú tại một vị trí thì có thể xạ trị , nếu di căn xa, lan rộng thì không thể áp dụng xạ trị mà phải sử dụng phương pháp hóa trị.

5. Các biện pháp phòng ngừa

Ung thư tế bảo vảy liên quan đến tia cực tím của ánh nắng mặt trời bởi vậy mọi người tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu lên bề mặt da;
  • Giảm thiểu các hoạt động ngoài trời từ 10h sáng đến 16h chiều. Bởi đây là khoảng thời gian tia cực tím chiếu mạnh nhất, ánh nắng gay gắt nhất;
  • Mặc quần áo bảo hộ khi phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời;
  • Sử dụng kem chống nắng trước 30p khi tiếp xúc với ánh nắng và thoa lại sau 2 giờ sau khi đổ mồ hôi nhiều.

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da

Ung thư tế bào vảy là bệnh được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Hình thái tổn thương của bệnh lý nguy hiểm này rất đa dạng. Chính vì vậy, chúng ta nên hạn chế các tác nhân gây bệnh. Những ảnh hưởng lên da cũng cần được xử lý và điều trị kịp thời để giảm thiểu dấu hiệu ban đầu có thể gây nên bệnh.

Nắm vững những thông tin về bệnh ung thư tế bào vảy không chỉ giúp bạn có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả mà còn hiểu thêm về quá trình điều trị bệnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh lý này, hay cần tư vấn các vấn đề khác về sức khỏe, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Chủ Đề