Tỷ giá hối đoái thực tế là gì

Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực. Để ổn định nền kinh tế trong nước thì phải điều chỉnh tỷ giá đối hoái cho hợp lý, chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Với bài viết này sẽ tìm hiểu về Tỷ giá hối đoái thực là gì? Và những điều không thể bỏ qua ngay nhé!!

Tỷ giá hối đoái thực là gì?

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái thực [RER] là vị trí cạnh tranh quốc tế của quốc gia có đồng tiền tương ứng. Tỷ giá hối đoái thực giảm xuống phản ánh mức tăng chi phí sản xuất của những hàng hóa mậu dịch trong nước.

Nếu không có sự tăng giá tương ứng ở các quốc gia khác thì việc đó đồng nghĩa với việc suy giảm vị trí cạnh tranh đó họ sản xuất hàng hóa mậu dịch kém hiệu quả hơn các nước khác.

Tỷ giá hối đoái thực là gì?

Các loại tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá thực song phương

Tỷ giá thực song phương [Bilateral Real Exchange Rate - BRER]: Là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.

Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh

Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm. Ta có công thức tính như sau:

Er = E[Pf/Ph]

Trong đó:

  • Er: Tỷ giá danh nghĩa [tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ].
  • Ph: Mức giá trong nước.
  • Pf: Mức giá nước ngoài.
  • Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua.
  • Nếu Er > 1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
  • Nếu Er < 1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu

Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động

Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của hàng hóa, cho nên tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.

Tại thời điểm t:

Cách tính Tỷ giá thực song phương [BRER] ở Hoa Kỳ

BRER = [NER x P*]/P
  • NER: Nominal Exchange Rate = e.
  • BRER: Bilateral Real Exchange Rate = Tỷ giá hối đoái thực song phương.
  • P*: PPI: Là chỉ số giá sản xuất [có thể thay bằng CPI].
  • P: CPI

Ký hiệu

  • NER: Nominal Exchange Rate = e
  • BRER: Bilateral Real Exchange Rate = ε*

Chọn năm gốc để tính toán

Là năm được cho là tỷ giá đạt được tại trạng thái cân bằng thực [e ƹ]

  • Cán cân thương mại cân bằng
  • Lạm phát vừa phải [thất nghiệp gần với thất nghiệp tự nhiên]
  • Tăng trưởng gần với tăng trưởng thông thường

Tỷ giá thực đa phương

Tỷ giá thực đa phương [Multilateral Real Exchange Rate - MRER] của một nước phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa đa phương [nghĩa là phụ thuộc vào tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc gia, tỷ giá danh nghĩa song phương của các đồng tiền ngoại tệ trong rổ] và chỉ số giá tiêu dùng [CPI], tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của các quốc gia có đồng tiền trong rổ ngoại tệ nước đó.

Trong đó:

  • MRER: Multilateral Real Exchange Rate
  • t: Thời điểm t [năm, tháng]
  • i: Các bạn hàng thương mại chính
  • wi: Trọng số thương mại

Ví dụ: Quan hệ giữa NER và BRER

Giả sử một giạ lúa gạo ở Mỹ bán với giá 100 USD và một giạ lúa gạo ở Nhật bán với giá 16000 Yên [tỷ giá hối đoái danh nghĩa thời điểm này là 80 yens/USD]. Giá gạo của Mỹ theo đồng yên là:

Giá gạo ở Mỹ = 100 USD/tạ = 8000 yens/tạ.

Do đó, tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 tạ gạo ở Nhật Bản trên một [1] tạ gạo ở Mỹ.

  • Công thức: Tỷ giá Yens Nhật - Dollar Danh nghĩa và Thực
  • Norminal: EYENS/USD
  • Real: [EYENS/USD]*[Pus/PJapan]

Thế vào bài toán trên, ta có:

  • Real = [80/1]*[100/16000] = 1/2

Xem thêm: Cách xem tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng chính xác nhất

Tỷ giá hối đoái thực có 2 loại

Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến kinh tế

  • Tỷ giá đối hóa thực ảnh hưởng tới sức mua hàng nhập khẩu: Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
  • Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế: Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi [có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn], tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng [CPI] trực tiếp.
  • Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế.

Có thể thấy tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như vai trò của tỷ giá hối đoái thực sẽ giúp đưa ra nhiều giải pháp ổn định nền kinh tế.

Chủ Đề