Tuổi thọ trung bình người việt nam 2009

Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện nay là 73 tuổi, tăng 33 tuổi so với năm 1960, trong khi thế giới trung bình chỉ tăng được 21 tuổi trong cùng thời gian đó.

Chỉ tính trong vòng 20 năm qua, tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm được gần 2/3: Từ 44,4 phần nghìn [năm 1990] xuống còn 15,5phần nghìn [năm 2011]; tỉ số tử vong mẹ giảm còn 1/3 so với trước, từ 223/100.000 trẻ đẻ sống [năm 1990] giảm xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ sống [năm 2009].

Với chủ đề "Tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản" mà Liên Hợp Quốc đưa ra nhân Ngày Dân số thế giới 11 tháng 7 năm nay. Ngành y tế đẩy mạnh các biện pháp như dịch vụ sức khỏe sinh sản, trong đó có kế hoạch hóa gia đình cần được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ; thực hiện tình dục an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Đẩy mạnh triển khai các mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân", "sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sơ sinh" nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những bệnh, tật của trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam. Chăm sóc các bà mẹ trong khi mang thai, đỡ đẻ an toàn, tiếp tục giảm mạnh tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em, đạt và vượt mức các mục tiêu mà Việt Nam đã ký kết cùng cộng đồng quốc tế.

29/12/2014 08:15 AM |

Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê.

Trong đó, dân số thành thị là 30,04 triệu người [33,1%], dân số nông thôn là 60,69 triệu người [66,9%].

Về giới tính, dân số nam đạt 44,76 triệu người chiếm 49,33%, trong khi dân số nữ là 45,97 triệu người chiếm 50,67%.

Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,09 con/phụ nữ và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay thế. Trong đó khu vực thành thị là 1,85 con/phụ nữ, khu vực nông thôn là 2,21 con/phụ nữ.

Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi [số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống] là 14,9‰, trong đó khu vực thành thị là 8,7‰; khu vực nông thôn là 17,8‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi [số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống] là 22,4‰, trong đó khu vực thành thị là 13,1‰; khu vực nông thôn là 26,9 ‰.

Tuổi thọ trung bình của dân số nước ta năm nay là 73,2 tuổi, trong đó nam là 70,6 tuổi và nữ là 76,0 tuổi.

Với số dân hiện có, Việt Nam đứng hạng 13 trong danh sách những nước đông dân nhất thế giới. Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 3.

Như vậy trong 5 năm qua, từ năm 2009 đến 2014, dân số Việt Nam đã tăng tổng cộng 4,6 triệu người.

\>> Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số

Thái Nam

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! //ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=Tu%E1%BB%95i+th%E1%BB%8D+trung+b%C3%ACnh+c%E1%BB%A7a+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+Vi%E1%BB%87t+Nam+l%C3%A0+73%2C2+tu%E1%BB%95i

Bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. Tuổi thọ trung bình cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta thấp [64 tuổi]; đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu.

Số liệu trên được nêu trong báo cáo về Tình hình thực hiện công tác dân số trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế.

Mới đây, BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ Trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cho biết một trong những xu hướng đặc sắc nhất của thế giới trong thế kỷ 21 là sự “bùng nổ” dân số cao tuổi, tức là số người từ 60 tuổi trở lên tăng rất nhanh. Cùng chung xu hướng này, ở nước ta cũng đang diễn ra quá trình già hóa nhanh chóng.

Năm 2011, người cao tuổi Việt Nam chiếm 10% tổng số dân, nghĩa là bắt đầu bước vào quá trình già hóa dân số. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam có gần 11,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên [tương ứng chiếm 11,86%].

Theo dự báo, đến năm 2038, tức là chỉ sau khoảng 27 năm, tỷ lệ này sẽ đạt 20% và khi đó, nước ta được gọi là có dân số “già”. Trong khi đó, để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi như trên, ở Mỹ phải mất 69 năm, Úc 73 năm, Thụy Điển 85 năm, Pháp mất 115.

Điều này cho thấy, già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn nhiều và so với các nước phát triển và nước ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho một xã hội dân số già, ông Phương nói.

Thực tế, trong giai đoạn 2009-2019, tổng dân số tăng trung bình 1,14%/năm trong khi dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm.

Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh thấp hơn nhiều nước

Theo thống kê của Tổng cục Dân số, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước, số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.

Người cao tuổi đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ...

“Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn làm tăng chi tiêu y tế. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ. Chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi”, ông Phương đánh giá.

Ông Phương còn lo ngại người cao tuổi gia tăng sẽ là gánh nặng phụ thuộc đối với người lao động.

Hiện nay Việt Nam đang thiếu bác sĩ chuyên lão khoa, điều dưỡng có kinh nghiệm, hệ thống viện dưỡng lão có hoặc không có chăm sóc y tế còn ít. Nguồn nhân lực chăm sóc người già chủ yếu dựa vào người nhà và ngày càng giảm.

Được sống trong môi trường lý tưởng, có tính động đồng, người cao tuổi sẽ khỏe mẹnh, vui vẻ hơn. Ảnh: Hoàng Hà

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi.

Bên cạnh đó, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người già...

Bên cạnh đó cần thêm nhiều dịch vụ cho người già như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già...

Các chuyên gia cũng gia đánh giá, cùng với hệ sinh thái độc đáo, môi trường sống trong lành, lý tưởng, người già sẽ khỏe hơn nếu được ở giữa một cộng đồng. Bởi khi có những người bạn đồng niên, người cao tuổi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều, từ đó giúp nâng cao cả vể thể chất lẫn tinh thần.

Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận diện người nguy cơ cao có hành vi tự tử

Theo các chuyên gia, sự quan tâm của người thân, gia đình góp phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tự sát của người bệnh.

Hai thói quen khiến nhiều nam giới Việt hoại tử chỏm xương đùi từ trẻ

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay gặp ở tuổi 30-50, gần đầy ngày càng nhiều ca mắc và có xu hướng trẻ hóa, dẫn đến hỏng khớp háng ở các mức độ khác nhau.

Ngón tay, chân sưng và ngứa vào mùa đông, xử trí ra sao?

Vào mùa đông, trời rét đậm, nhiều người rất khó chịu, thậm chí mất ngủ vì ngón chân, ngón tay sưng đỏ, ngứa ngáy châm chích.

Chủ Đề