Tư tưởng nào dưới đây nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan




1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.

Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.

Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.

Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.

Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải được xây dựng trên năm điểm lớn sau đây:

1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4- Xây dựng chính trị: dân quyền.

5- Xây dựng kinh tế”.

Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

3.1- Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.

Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

3.2- Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp…

Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống [Việt Nam và phương Đông]. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đao đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ [bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…]; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.


Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

  • A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
  • B. Con cháu kính trọng ông bà.
  • C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
  • D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 2: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá

  • A. hiện đại theo thời cuộc.
  • B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
  • C. tao ra sức sống cho con người.
  • D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

Câu 3: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

  • A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống đoàn kết.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D.Truyền thống văn hóa.

Câu 4: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
  • C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
  • D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 5: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
  • B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
  • C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.
  • D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là

  • A. hủ tục mê tín dị đoan.
  • B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
  • C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
  • D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Câu 7: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

  • A. vật chất
  • B. tinh thần
  • C. của cải
  • D. kinh tế.

Câu 8: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?

  • A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
  • B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
  • C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
  • D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Câu 9: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

  • A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
  • B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
  • C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
  • D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 10: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

  • A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
  • B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 11: Truyện thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

  • A. thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. đất nước này sang đất nước khác.
  • C. vùng miền này sang vùng miền khác.
  • D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
  • C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Mê tín, tin vào bói toán.
  • B. Gây rối trật tự công cộng.
  • C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
  • D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 14: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?

  • A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.
  • B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.
  • C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.
  • D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi.

Câu 15: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống văn hóa.

Câu 16: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

  • A. làng nghề.
  • B. đạo đức.
  • C. tín ngưỡng.
  • D. nghệ thuật.

Câu 17: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?

  • A. Trọng nam khinh nữ.
  • B. Kính già, yêu trẻ.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 18: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống thương người.
  • B. Truyền thống nhân đạo.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 19: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

  • A. Đoàn kết với các bạn.
  • B. Chăm chỉ học tập.
  • C. Lễ phép với thây, cô giáo.
  • D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 20: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
  • B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
  • C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
  • D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề