Trường hợp tai nạn do lỗi của nlđ gây ra năm 2024

Những rủi ro, tai nạn là những điều không mong muốn nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện công việc. Trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi, chế độ gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua bài viết sau:

* Tìm hiểu tai nạn lao động là gì?

Trước khi tìm hiểu chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng ta cần hiểu về khái niệm này. Theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được hiểu là những tai nạn làm tổn thương cho bất cứ bộ phận hay chức năng nào của cơ thể, thậm chí là gây tử vong cho NLĐ. Những tai nạn này xảy ra trong quá trình NLĐ làm việc, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

1. Các trường hợp được bồi thường TNLĐ, BNN

1.1. Các trường hợp được bồi thường:

- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra - Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác [không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên].

1.2. Nguyên tắc bồi thường:

- Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

- Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau: + Lần thứ nhất căn cứ vào mức [%] suy giảm khả năng lao động [tỷ lệ tổn thương cơ thể] trong lần khám đầu;

+ Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức [%] suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức [%] suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề. 1.3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau: - Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây :

Tbt = 1,5 + {[a - 10] x 0,4}

Trong đó:

+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên [đơn vị tính: tháng tiền lương];

+ 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

+ a: Mức [%] suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

2. Các trường hợp được trợ cấp tai nạn lao động

2.1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra [căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động].

2.2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

2.3. Mức trợ cấp:

- Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

+ Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên [đơn vị tính: tháng tiền lương];

+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên [đơn vị tính: tháng tiền lương].

3. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do TNLĐ, BNN

3.1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

3.2. Mức tiền lương tháng được xác định theo từng đối tượng như sau:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp [nếu có] liên quan đến tiền lương [phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung]. - Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

- Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc. - Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

4. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

4.1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

- Biên bản giám định y khoa [văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động] hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích. - Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động [theo mẫu]. - Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về [nếu có]

4.2. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp củ a cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa [văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp] và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.

- Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động [theo mẫu].

4.3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

- Người sử dụng lao động giữ một bộ.

- Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp [hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp] giữ một bộ.

- Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

5. Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp

- Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

- Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp. 6. Giải quyết chế độ TNLĐ,BNN đối với các trường hợp cá biệt

- Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.

- Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:

+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.

- Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động .

- Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.

Chủ Đề