Trung thu là bao nhiêu?

Là một trong những ngày Tết lớn trong năm, Tết Trung Thu chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa biết Tết Trung Thu ngày mấy tháng mấy, Trung Thu năm nay rơi vào ngày bao nhiêu thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được lời đáp chính xác nhất!

Nội dung chính

Xem thêmThu gọn

1 Trung thu là ngày gì?

Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng, một vài năm gần đây còn được gọi là ngày Tết của trẻ em [Tết thiếu nhi], là ngày Tết được trẻ em rất mong đợi sau ngày 1/6 hằng năm. Bởi vào ngày này, người lớn thường sẽ tặng đồ chơi [đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he,...] cho trẻ nhỏ.

Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng

Ngoài tặng quà cho trẻ nhỏ, vào ngày Tết Trung Thu, mọi người cũng tổ chức bày cỗ, trông trăng, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cổ. Tại một số địa phương còn tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử để trẻ nhỏ được vui chơi thỏa thích.

Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là một trong những ngày Tết lớn tại nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore,... Đây cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan.

2 Tết Trung thu ngày mấy tháng mấy?

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Đây cũng là lý do tại sao Tết Trung thu còn được gọi là Rằm Trung Thu. Một cách hiểu đơn giản thì Trung thu là “giữa mùa thu” tương ứng với ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm. 

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm

3 Trung thu năm 2023 là ngày bao nhiêu Dương lịch? 

Tết Trung thu năm nay sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2023 Âm Lịch, theo lịch Dương là ngày 29/09/2023.

4 Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam, không phải là ngày Tết dành riêng cho một nhóm người cụ thể nào cả. Tuy nhiên, trẻ em được coi là những người chủ yếu tận hưởng và ăn mừng Tết Trung Thu nhất, vì đây là dịp để các em được vui chơi, ngắm trăng và nhận những món quà đặc biệt từ gia đình và người thân.

Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để các gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Do đó, người lớn cũng là đối tượng tham gia vào các hoạt động của lễ hội và cũng có thể tận hưởng không khí rộn ràng và đầy màu sắc của Tết Trung Thu.

5 Nguồn gốc và ý nghĩa của Trung Thu 

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và thường được tổ chức ở nhiều quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam, trung thu mang một nét truyền thống riêng biệt với câu chuyện cổ tích hấp dẫn. 

Sự tích trung thu được kể về một người đàn ông tên Cuội, chú đã trèo lên cây đa thần kỳ và bay về mặt trăng. Khi nhìn kỹ vào mặt trăng, bạn sẽ thấy được bóng của một người đàn ông luôn ngồi dưới gốc cây. 

Từ đó về sau, cứ mỗi năm vào ngày 15/8 âm lịch thì các bạn nhỏ sẽ thấy trăng sáng và khá tròn, khi ngước mắt lên nhìn sẽ thấy được bóng của chú Cuội. Trẻ em trong ngày này sẽ diễu hành lồng đèn trên đường phố và vui chơi. 

Theo dân gian cho rằng, việc vui chơi của trẻ em vào ngày trung thu là cách để thắp sáng đường xuống trần gian cho chú Cuội từ cung trăng. Trong ngày này, mọi gia đình tại Việt Nam đều bày biện mâm ngũ quả và bánh trung thu có hình tròn hoặc vuông, được đúc chi tiết với hình hoa lá, cá chép đẹp mắt.

Với hương vị thơm ngon, ngọt và mặn được dâng lên cúng lễ tổ tiên, nhằm thể hiện sự thành kính và đoàn viên sum vầy.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Ý nghĩa bánh Trung Thu

Vào mỗi dịp trăng tròn, bên cạnh việc ba mẹ hay ông bà kể lại sự tích trung thu cho các thành viên nhỏ tuổi, thì không thể thiếu những chiếc bánh trung thu đẹp mắt và thơm ngon.  

Bánh trung thu sẽ luôn có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Chiếc bánh dẻo có màu trắng, hình dáng tròn đầy là biểu tượng cho trời, mang tới ý nghĩa đoàn viên, bao bọc và thân thiết.

Chiếc bánh nướng hình vuông mang biểu tượng của đất, vị mặn ngọt đủ vị thể hiện sự ngọt ngào của gia đình, mang ý nghĩa đoàn viên và hạnh phúc. 

Tuy rằng, hiện nay những chiếc bánh trung thu đã mang nhiều hình dáng và các loại nhân khác nhau, đa dạng hơn nhưng ý nghĩa và sự tích trung thu vẫn không hề thay đổi. 

Ý nghĩa bánh Trung Thu tượng trưng cho sự sum vầy

6 Gợi ý 15 món quà Trung thu ý nghĩa cho bé

Ngày Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết thiếu nhi, là một trong những ngày được trẻ em mong chờ nhất sau ngày 1/6. Vào ngày này, các bậc cha mẹ, người lớn trong nhà thường chuẩn bị một món quà nhỏ như một món quà khích lệ để dành tặng các bé, giúp bé vui vẻ và có tinh thần học tập tốt hơn đồng thời tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình

Trung thu này, bạn đã có ý tưởng quà Trung thu ý nghĩa cho bé chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua 15 món quà tặng Trung thu cho bé đầy ý nghĩa dưới đây để có thêm ý tưởng phù hợp, bạn nhé!

Những món quà Trung thu truyền thống

1. Đèn ông sao

Nhắc đến những món quà Trung thu truyền thống cho bé, đèn ông sao chắc chắn là gợi ý đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua. Một trong những món đồ chơi truyền thống, quen thuộc và đặc trưng của ngày Tết Trung Thu, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam.

Đèn ông sao

Tết Trung thu mà không có đèn ông sao tựa như ngày Tết năm mới không có đào, mai, quất vậy. Những chiếc đèn ông sao với thiết kế 5 cánh màu sắc, nhiều kích cỡ khác nhau chắc chắn sẽ là món quà Trung thu truyền thống tuyệt vời mà bạn có thể cân nhắc tìm mua cho bé yêu của mình.

2. Đèn lồng

“Rước đèn đêm trăng”, bên cạnh đèn ông sao thì đèn lồng cũng là hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết Trung thu. Những chiếc đèn lồng truyền thống nhiều màu sắc hay đèn lồng hình con vật ngộ nghĩnh hay thậm chí là những chiếc đèn lồng hiện đại có thể tỏa ra ánh sáng lung linh chắc chắn sẽ khiến các bé thích ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đèn lồng

3. Đèn kéo quân

Một chiếc đèn khác quen thuộc trong ngày Tết Trung thu. Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn đủ vốn là loại đồ chơi phổ biến ngày xưa nhưng đến nay chỉ còn xuất hiện nhiều trong ngày Tết Trung thu. Nét đặc biệt của loại đèn này là khi thắp đèn lên, các hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện lên giống như rối bóng, thu hút trẻ nhỏ.

Đèn kéo quân

4. Mặt nạ giấy bồi

Từng có một thời gian bị rơi vào quên lãng nhưng một vài năm gần đây, các món đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi dần xuất hiện trở lại với những gương mặt quen thuộc như ông Đại, chú Tễu, mặt thỏ,... Không chỉ giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về một Tết Trung thu đúng nghĩa mà còn đảm bảo thân thiện với môi trường.

Mặt nạ giấy bồi

5. Trống ếch

Những chiếc trống ếch xinh xắn với nhiều kích thước khác nhau cũng là món quà Trung thu truyền thống mà bạn có thể cân nhắc để dành tặng cho bé yêu nhà mình. Những tiếng trống “tùng dinh” không chỉ mang đến sự thích thú cho các bé mà còn góp phần tăng nét rộn ràng cho ngày Tết Trung thu.

Trống ếch

6. Tò he

Những con tò he với nhiều hình thù sinh động như chị hằng, chú cuội, tôn ngộ không, trư bát giới,.... được tạo dựng từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chắc chắn sẽ khiến các bé yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một món quà Trung thu truyền thống đầy ý nghĩa mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua.

Tò he

Những món quà Trung thu hiện đại

7. Đồ chơi nấu ăn

Những bộ đồ chơi nấu ăn giúp bé có thể thỏa sức với niềm đam mê nấu ăn của bé. Đồng thời giúp bé rèn luyện sự khéo léo và làm quen với các dụng cụ trong nhà bếp.

Đồ chơi nấu ăn

Bộ đồ chơi nấu ăn inox 40 món cho bé

278.000đ 390.000đ

139

Mua ngayCho vào giỏ

Bộ đồ chơi nấu ăn cao cấp size lớn cho bé

330.000đ 465.000đ

20

Mua ngayCho vào giỏ

Bộ đồ chơi nấu ăn 36 món cho bé

139.000đ 180.000đ

6

Mua ngayCho vào giỏ

8. Xe chòi chân

Xe chòi chân hoạt động chủ yếu dựa vào lực chân của bé, giúp đôi chân của bé linh hoạt và khỏe mạnh. Các sản phẩm xe chòi chân hiện nay được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé, giúp bố mẹ có thể thoải mái lựa chọn làm quà tặng Trung thu cho bé.

Xe chòi chân

Xe trượt scooter 808 phát sáng, có ghế ngồi cho bé

620.000đ 860.000đ

7

Mua ngayCho vào giỏ

9. Xe ô tô điện

Ô tô điện trẻ em được thiết kế mô phỏng như một chiếc ô tô thật với đầy đủ các bộ phận: vô lăng, 4 bánh, chỗ ngồi, bảng điều khiển... . Xe được chạy bằng điện, bé có thể tự lái hoặc có loại xe có điều khiển từ xa rất tiện dụng. Ô tô điện trẻ em có nhiều kích thước, mẫu mã, màu sắc, động cơ, chỗ ngồi... phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Xe ô tô điện

10. Xe đạp trẻ em

Xe đạp trẻ em, món đồ chơi yêu thích của hầu hết các bé. Có thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ và có trọng lượng nhẹ, được trang bị nhiều màu sắc tươi mới và bắt mắt để thu hút trẻ em. Tùy theo độ tuổi và sở thích của bé mà bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn mẫu xe phù hợp. Đây chắc chắn sẽ là món quà Trung Thu khiến bé thích mê cho mà xem.

Xe đạp trẻ em

11. Xe ô tô điều khiển từ xa

Ô tô điều khiển, món đồ chơi yêu thích của bé, đặc biệt là các bé trai cũng là một trong những món quà Trung Thu phù hợp mà bạn có thể cân nhắc dành tặng cho bé. Hiện nay, ô tô điều khiển đã có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc và kích thước khác nhau. Chúng có nhiều loại khác nhau, có loại được điều khiển từ xa bằng pin, có loại sạc điện mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của bé.

Xe ô tô điều khiển từ xa

Xe ô tô điều khiển từ xa biến hình robot sạc pin

195.000đ 268.000đ

16

Mua ngayCho vào giỏ

Xe chở nước có đèn và nhạc cho bé BBT Global WY530A

195.000đ 250.000đ

9

Mua ngayCho vào giỏ

Ô tô đồ chơi tự động Sandy Chicco

253.000đ 325.000đ

3

Mua ngayCho vào giỏ

12. Đồ chơi lắp ghép

Đồ chơi lắp ghép không chỉ là món đồ chơi giúp bé thư giãn, vui đùa mà còn kích thích sự sáng tạo, phát triển trí thông minh của bé. Với đồ chơi lắp ghép, bé có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng bạn bè hoặc “lôi kéo” các thành viên trong gia đình giúp gia tăng tình cảm.

Đồ chơi lắp ghép

Bộ đồ chơi lắp ghép cửa hàng vui nhộn 68 chi tiết Toys House

429.000đ 450.000đ

5

Mua ngayCho vào giỏ

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi “trung thu ngày mấy” rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thêm thông tin thú vị về ngày Tết Trung thu sắp tới đồng thời có thêm gợi ý quà tặng phù hợp để dành tặng cho các bé trong ngày Tết Trung thu sắp tới.

Bao nhiêu là Tết Trung thu?

Tết Trung thu
Kiểu
Lễ hội văn hóa, quốc gia.
Bắt đầu
Nhà Đường [?]
Ngày
Ngày 15 tháng 8 âm lịch
Năm 2022
Thứ bảy, ngày 10 tháng 9
Tết Trung thu - Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tết_Trung_thunull

Ngày Tết Trung thu là ngày gì?

Tết Trung thu tổ chức vào dịp chính giữa mùa thu [Ảnh minh họa]. Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm [ngày 15] tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.

Trung thu là ngày bao nhiêu tháng bao nhiêu?

Tết Trung thu hay còn gọi là ngày rằm tháng Tám thường được tổ chức từ ngày 14 - 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ lớn tại Việt Nam mà nó còn là lễ hội tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore.

Tết Trung thu được tổ chức như thế nào?

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam bao gồm các hoạt động như múa lân, đốt pháo hoa, rước đèn lồng, trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh Trung Thu, trà, rượu và trái cây. Gia đình cùng nhau sum họp, quây quần bên nhau bày cỗ và phá cỗ.

Chủ Đề